Longform
TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm

TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm

Tổng Giám đốc Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam, ông Huang Bo, có cuộc trao đổi với Mekong ASEAN về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam và gợi mở những lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, trong bối cảnh thị trường đang có nhiều diễn biến sôi động.

MÔI TRƯỜNG CẢI THIỆN GIÚP VIỆT NAM THU HÚT FDI

Mekong ASEAN: Là doanh nghiệp mang thương hiệu nước ngoài, ông đánh giá như thế nào về chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay? Ông có đề xuất gì để thu hút hơn nữa sự quan tâm của dòng vốn ngoại?

Ông Huang Bo: Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) là một thành viên Guotai Junan International, tập đoàn tài chính quốc tế lớn và lâu đời tại Hong Kong (Trung Quốc). Chúng tôi nhận thấy Việt Nam đã có những bước tiến, những cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, góp phần quan trọng trong việc phát triển của Việt Nam trong những năm qua.

Từ một quốc gia nhập siêu hơn 12 tỷ USD năm 2007, năm 2023 Việt Nam đã xuất siêu 28 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng 6,2 lần từ mức 109 tỷ USD năm 2007 lên 680 tỷ USD năm 2023. Môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt, giúp cho việc thu hút luồng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư toàn thế giới tăng trưởng mạnh. Năm 2023, Việt Nam thu hút được 36,6 tỷ USD FDI cam kết, cao nhất trong lịch sử những năm gần đây.

Theo đánh giá của The Economist Intelligent Unit, Việt Nam là nước được đánh giá có môi trường đầu tư cải thiện mạnh mẽ nhất trong năm 2023, với mức tăng 12 bậc, cao hơn cả Thái Lan (tăng 10 bậc). Trong bối cảnh đang có sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng trên toàn cầu, việc liên tục có các đoàn doanh nghiệp các nước, gần đây nhất là đoàn 50 doanh nghiệp Mỹ đến thăm là minh chứng cho việc môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại.

Để tiếp tục duy trì sự hấp dẫn của Việt Nam, tôi nghĩ có một số điểm có thể cải thiện. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần đẩy mạnh việc đào tạo tay nghề của lao động và mở rộng thêm các trường kỹ thuật nghề để đào tạo ra những lao động lành nghề có kỹ năng. Việc thiếu lao động trình độ chuyên môn phù hợp tạo ra khó khăn cho chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam khi có mong muốn thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, có hiệu quả lan tỏa rộng cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, do Việt Nam đã tham gia vào thỏa thuận thuế tối thiểu toàn cầu nên cần nhanh chóng phát triển các quỹ, chính sách để đảm bảo tính cạnh tranh của Việt Nam.

Đối với vốn đầu tư gián tiếp - đầu tư trên thị trường chứng khoán, cần có những nỗ lực để củng cố lòng tin nhà đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chính sách, sớm đưa Việt Nam đủ điều kiện nâng hạng lên thị trường mới nổi theo tiêu chí của FTSE (FTSE EM).

Hiệu suất đầu tư các thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam từ đầu năm 2024. Nguồn: Guotai Junan Việt Nam, Bloomberg
Hiệu suất đầu tư các thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam từ đầu năm 2024. Nguồn: Guotai Junan Việt Nam, Bloomberg

Mekong ASEAN: Theo ông, lĩnh vực đầu tư nào (bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu…) đang là thế mạnh của Việt Nam có thể thu hút mạnh mẽ dòng vốn ngoại?

Ông Huang Bo: Nhìn chung trong những năm gần đây, dòng vốn ngoại đầu tư trực tiếp vào Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này là do sự dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, cũng như sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, cùng các hỗ trợ về mặt chính sách từ Chính phủ. Ngược lại, đầu tư gián tiếp có xu hướng chững lại.

Đối với thị trường cổ phiếu, các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm tới Ấn Độ hay các thị trường khác đang có diễn biến vượt trội hơn Việt Nam trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, việc các nhà đầu tư tạm thời chuyển dịch khỏi Việt Nam không phải là vấn đề nghiêm trọng, do kinh tế Việt Nam đang tiếp tục tăng trưởng ổn định và là điểm sáng trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, có thể coi là cơ hội để các nhà đầu tư trong, ngoài nước với kinh nghiệm và thâm niên gắn bó với thị trường Việt Nam, hiểu thị trường Việt Nam gia tăng trạng thái danh mục với các mức định giá hấp dẫn.

Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng đang trải qua giai đoạn tái cấu trúc sau giai đoạn phát triển nóng 2019-2022. Tôi cho rằng điều này là cần thiết cũng như đề cao nỗ lực cải cách thị trường từ phía Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng, mức độ minh bạch thị trường, tạo tiền đề cho thị trường trái phiếu phát triển bền vững trong dài hạn.

Nhìn chung, tôi cho rằng hầu hết các lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam như đầu tư vào nhà máy sản xuất (với mức chi phí lao động thấp hơn khoảng 20% so với Ấn Độ), thị trường bất động sản (với nhu cầu nhà ở chất lượng còn rất dồi dào), hay thị trường tài chính (khi có các cơ hội nâng hạng thị trường và gia tăng doanh thu, lợi nhuận cùng nền kinh tế) đều hết sức hấp dẫn.

Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư trong, ngoài nước, đặc biệt là nhà đầu tư đến từ thị trường gốc của chúng tôi là Trung Quốc, để đưa đến những cơ hội tốt nhất, với tỷ lệ sinh lợi hấp dẫn và ít rủi ro đến từ thị trường Việt Nam.

TTCK VIỆT NAM VẪN LUÔN TRONG TẦM NGẮM CỦA KHỐI NGOẠI

Mekong ASEAN: Đối với lĩnh vực chứng khoán, ông có nhận định như thế nào về những đợt biến động mạnh? Dưới góc nhìn nhà đầu tư nước ngoài, việc chỉ số biến động mạnh như vậy có ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư không?

Ông Huang Bo: Theo tôi, những đợt biến động mạnh là một đặc trưng của thị trường chứng khoán mới nổi. Thông thường, thị trường mới nổi có nhiều nhà đầu tư cá nhân và ít nhà đầu tư tổ chức hơn. Điều này dễ dàng tạo ra hiệu ứng đám đông, khiến cho thị trường chứng khoán biến động nhiều hơn so với các thị trường phát triển. Tuy nhiên đây là một quá trình cải thiện, khi các quy định pháp lý dần được hoàn thiện và mức độ quốc tế hóa của thị trường chứng khoán tăng lên, thu hút nhiều tổ chức đầu tư quốc tế tham gia thì mức độ biến động ngắn hạn sẽ tự nhiên giảm xuống.

Tiếp đó, thị trường cổ phiếu sẽ biến động mạnh trong giai đoạn tồn tại nhiều sự không chắc chắn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp. Ví dụ như trong giai đoạn 2020-2021 gần đây, khi Covid-19 phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu, thị trường cổ phiếu của nhiều các quốc gia đều có mức độ biến động mạnh hơn so với giai đoạn 2018-2019 trước đó. Thực tế, số liệu của Bloomberg cho thấy thị trường cổ phiếu Việt Nam không phải là một thị trường quá biến động khi so sánh với các thị trường cổ phiếu khác trên thế giới.

Trên quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn đầu tư vào một thị trường sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào triển vọng dài hạn của thị trường đó. Xét trên góc độ vĩ mô hay sự phát triển của thị trường chứng khoán thì Việt Nam hội tụ đầy đủ yếu tố thu hút giới đầu tư nước ngoài. Mặt khác, nhà đầu tư có thể xem các nhịp biến động là cơ hội và tận dụng những đợt sụt giảm mạnh để gia tăng danh mục với mức giá hợp lý hơn.

Mức độ biến động của chỉ số cổ phiếu một số quốc gia từ 20/5/2014 đến 17/5/2024. Nguồn: Bloomberg
Mức độ biến động của chỉ số cổ phiếu một số quốc gia từ 20/5/2014 đến 17/5/2024. Nguồn: Bloomberg
TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm

Mekong ASEAN: Khối ngoại đã rút ròng mạnh khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Ông nhận định đâu là thời điểm họ có thể đảo chiều và những yếu tố nào sẽ tác động tới sự đảo chiều ấy?

Ông Huang Bo: Trong 5 tháng đầu năm 2024, khối ngoại đã rút ròng khoảng 36.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân đến từ lo ngại về áp lực tỷ giá, điều có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi suất đầu tư của các quỹ. Cùng với đó là động thái cơ cấu danh mục đến các thị trường có lợi suất đầu tư tốt hơn. Xu hướng này tiếp diễn kể từ giai đoạn Covid khởi phát và chứng kiến đà bán ròng của khối ngoại khỏi các thị trường mới nổi.

Xét về tỷ trọng giao dịch ở mức 10%-15%%/tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường thì mức bán ròng của khối ngoại không có tác động quá lớn đến các chỉ số nói chung. Diễn biến bán ròng trong 5 tháng đầu năm chủ yếu diễn ra ở nhóm cổ phiếu có câu chuyện riêng như VHM hay MSN. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp có yếu tố nội tại cùng triển vọng tăng trưởng tốt vẫn nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình từ đầu năm cho đến nay, MWG hút ròng hơn 3.000 tỷ đồng, HPG hút ròng khoảng 1.000 tỷ đồng.

Việc mua ròng có chọn lọc của khối ngoại tại một số cổ phiếu như trên cho thấy niềm tin vững chắc vào triển vọng tăng trưởng dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua đó có thể nhận thấy chiến lược của khối ngoại là giảm tỷ trọng trong ngắn hạn để hạn chế rủi ro thị trường, mặt khác duy trì tăng cường đầu tư vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, hướng đến việc sinh lời bền vững.

Chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn luôn ở trong tầm ngắm đầu tư của khối ngoại về mặt dài hạn, trong bối cảnh còn dư địa tăng trưởng lớn cùng bức tranh vĩ mô tích cực. Với diễn biến tỷ giá tích cực nhờ kỳ vọng Fed sớm giảm lãi suất cùng những can thiệp thích hợp từ phía Ngân hàng Nhà nước giúp hạ nhiệt tỷ giá dần về cuối năm và kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là tác nhân chính giúp thu hút dòng tiền khối ngoại mạnh mẽ hơn.

TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm

Mekong ASEAN: Ông cho rằng nhóm cổ phiếu nào sẽ có triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới?

Ông Huang Bo: Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng vàng với kỳ vọng tăng trưởng 6,5% trong năm 2024, theo sau đó là dấu hiệu hồi phục lan tỏa ở các ngành nghề kinh doanh. Chúng tôi đánh giá cao nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp - được hưởng lợi tích cực trước bối cảnh Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn của dòng vốn FDI.

Song hành cùng sự phát triển kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư là việc đẩy mạnh chất lượng cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tư công đang được triển khai mạnh mẽ. Nhóm cổ phiếu xây lắp hạ tầng, xây lắp điện hay dầu khí cùng với kế hoạch phát triển điện quốc gia cũng đón nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tư.

Gần đây, nhóm ngành xuất khẩu như thủy sản, dệt may, gỗ cũng có những kỳ vọng đáng kể với thông tin Mỹ xem xét xếp hạng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, bên cạnh triển vọng phục hồi từ hoạt động xuất khẩu đến các thị trường trọng yếu.

Bên cạnh đó là nhóm công nghệ - không nằm ngoài làn sóng đầu tư công nghệ toàn cầu và có diễn biến tích cực từ đầu năm; bán lẻ - đang duy trì xu hướng tích cực với kỳ vọng lợi nhuận bật lên từ nền thấp năm 2023.

NỘI DUNG: ĐINH NHUNG; THIẾT KẾ: HÀ ANH

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

Hải Dương: Khởi công nhà máy văn phòng phẩm Deli 6500 tỷ đồng

PGBank mua lại trước hạn 500 tỷ đồng trái phiếu

PGBank mua lại trước hạn 500 tỷ đồng trái phiếu

Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3

Đức coi Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực

Đức coi Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực

Meta bị phạt hơn 100 triệu USD vì vi phạm bảo mật dữ liệu người dùng

Meta bị phạt hơn 100 triệu USD vì vi phạm bảo mật dữ liệu người dùng

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Cuba mãi mãi trường tồn

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Cuba mãi mãi trường tồn

Nam Long: Lãnh đạo bán ra cổ phiếu, Dragon Capital hạ sở hữu xuống dưới 6%

Nam Long: Lãnh đạo bán ra cổ phiếu, Dragon Capital hạ sở hữu xuống dưới 6%

Chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip đạt 400 tỷ USD trong 3 năm tới

Chi tiêu cho thiết bị sản xuất chip đạt 400 tỷ USD trong 3 năm tới

Tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Cuba

Tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước Việt Nam - Cuba

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Novaland nêu nguồn cơn lỗ hơn 7.000 tỷ đồng sau kiểm toán

Novaland nêu nguồn cơn lỗ hơn 7.000 tỷ đồng sau kiểm toán

Phim

Phim 'Đào, phở và piano' đại diện Việt Nam dự sơ tuyển giải Oscar

TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

TP HCM tăng kinh phí dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm lên hơn 17.000 tỷ đồng

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.300 tỷ đồng

Vietbank triển khai tăng vốn điều lệ thêm hơn 1.300 tỷ đồng