Thông điệp của Thủ tướng tại Đối thoại 'Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu'

Trả lời câu hỏi của nhà bình luận Thomas Friedman về quan điểm trong cân bằng quan hệ với nước lớn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai".

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu". Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu". Ảnh: VGP

Chiều 16/1 (theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên Đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Đây là một trong 8 phiên đối thoại với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ được WEF tổ chức tại Hội nghị Davos năm nay, thể hiện sự quan tâm, đánh giá tích cực của WEF và các thành viên đối với vai trò, vị thế quốc tế, thành tựu, tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam.

Phiên đối thoại có sự tham dự trực tiếp của Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF, 100 lãnh đạo, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế, các tập đoàn, doanh nghiệp là thành viên của WEF. Nhà bình luận nổi tiếng về quan hệ quốc tế Thomas Friedman, Tạp chí New York Times, tác giả cuốn sách Thế giới phẳng, là người điều phối Phiên đối thoại.

Việt Nam là ngôi sao sáng ở khu vực Đông Á

Tại phiên đối thoại, Giáo sư Klaus Schwab đánh giá Việt Nam không chỉ là một ngôi sao ở khu vực Đông Á mà còn đang trong quá trình chuyển đổi thành một quốc gia có ảnh hưởng kinh tế ở tầm thế giới. Ông đánh giá cao và tin tưởng vào vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam, cho biết Việt Nam thực sự trở thành một trong những quốc gia tiên phong về phát triển nền kinh tế xanh và thông minh.

Còn ông Thomas Friedman cho rằng, Việt Nam là điển hình tiêu biểu cho cải cách và phát triển, được quốc tế đánh giá là hình mẫu về phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Với vai trò người điều phối, ông bày tỏ mong muốn được lắng nghe về kinh nghiệm, định hướng phát triển và đóng góp cho giải quyết các vấn đề toàn cầu của Việt Nam.

Phiên đối thoại chính sách của Thủ tướng được WEF đề xuất, xác định là một phiên điểm nhấn tại Hội nghị. Ảnh: VGP
Phiên đối thoại chính sách của Thủ tướng được WEF đề xuất, xác định là một phiên điểm nhấn tại Hội nghị. Ảnh: VGP

Phát biểu tại phiên đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định một số định hướng, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thứ hai, kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Thứ ba, kiên trì chính sách quốc phòng "bốn không". Thứ tư, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần văn hoá soi đường cho quốc dân đi, văn hoá còn thì dân tộc còn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thành công đó có được là nhờ có 5 bài học kinh nghiệm lớn. Một là, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Hai là, coi nhân dân là người làm nên lịch sử. Ba là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Năm là, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng chia sẻ 2 gợi ý cho các quốc gia. Thứ nhất, xác định nguồn lực bắt đầu từ tư duy, động lực bắt đầu từ sự đổi mới và sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân. Thủ tướng đề cao vai trò của đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu. Thứ hai, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển. Theo đó, người dân cần được trực tiếp tham gia và thụ hưởng chính sách.

Quan điểm của Việt Nam về cân bằng quan hệ với các nước lớn

Trả lời câu hỏi của nhà bình luận Thomas Friedman về quan điểm của Việt Nam trong cân bằng quan hệ với các nước lớn, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, liên tục bị tác động bởi chiến tranh, bao vây, cấm vận. Tuy vậy, Việt Nam đã "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng đến tương lai" để biến thù thành bạn.

Thủ tướng khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện lòng tin chính trị vững vàng giữa Việt Nam và 2 đối tác, thể hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hợp tác, phát triển và thịnh vượng, đa phương hoá, đa dạng hoá của Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh một số lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm chuyển đổi số, khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… và xác định đây vừa là yêu cầu, xu thế khách quan và vừa là lựa chọn chiến lược.

Trong lĩnh vực bán dẫn, Thủ tướng chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng thông tin và đang có kế hoạch đào tạo 50 nghìn đến 100 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn trong thời gian sắp tới.

Về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Thủ tướng đánh giá mọi vấn đề đều có tính hai mặt, cho biết Việt Nam sẽ tích cực khai thác lợi thế, hạn chế tiêu cực của AI, bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, song song với hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư và tăng cường, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

Trong quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp nước ngoài hợp tác kinh doanh, trên cơ sở phát huy tối đa lòng tin, hy vọng và quyết tâm của hai bên và mong muốn các doanh nghiệp gắn sản xuất, tiêu dùng với nghiên cứu và đào tạo.

Thủ tướng chia sẻ Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu, nhấn mạnh cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. Thủ tướng cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động nâng cao khả năng thích ứng với sạt lở, hạn hán, thiên tai, đồng thời, triển khai sáng kiến mới về phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp, để vừa phù hợp với xu thế phát triển bền vững, vừa phát huy vai trò quan trọng của Việt Nam trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Các thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá rất cao của các đại biểu tham dự phiên đối thoại, bao gồm nhiều lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới. Phiên đối thoại được tổ chức với hình thức mở, tương tác trực tiếp với một nhà bình luận quốc tế hàng đầu thế giới và truyền tải trên nhiều nền tảng truyền thông trực tuyến, qua đó, giúp lan tỏa mạnh mẽ và rộng rãi thông điệp về một Việt Nam với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín mới.

Phê duyệt Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động khi tinh gọn bộ máy

Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động khi tinh gọn bộ máy

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, sáng 2/1.
Bắc Ninh báo tin vui về đầu tư ngay đầu năm

Bắc Ninh báo tin vui về đầu tư ngay đầu năm

Ngay đầu năm 2025, tỉnh Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư khoảng hơn 1,9 tỷ USD.
Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tạo tiền đề để đất nước bứt phá, tăng tốc tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
5 vùng đô thị lớn được xác định trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

5 vùng đô thị lớn được xác định trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
Chính sách với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính sách với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế tài chính, huy động nguồn lực cho phát triển

Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế tài chính, huy động nguồn lực cho phát triển

Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính - ngân sách Nhà nước, chứng khoán, trái phiếu, để huy động nguồn lực phát triển với quan điểm thể chế là đột phá của đột phá.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn viếng và ghi sổ tang tại ĐSQ Hàn Quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn viếng và ghi sổ tang tại ĐSQ Hàn Quốc

Chiều 31/12, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội viếng và ghi sổ tang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air, Hàn Quốc xảy ra ngày 29/12.
Xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí

Xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc rà soát và có giải pháp giải quyết dứt điểm các dự án chậm tiến độ, hiệu quả thấp, báo cáo trong quý 1/2025.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khát vọng vươn mình của dân tộc trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Khát vọng vươn mình của dân tộc trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Thủ tướng: 'Nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái'

Tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nông nghiệp không thể đứng một mình mà phải có cả hệ sinh thái gồm các ngành nghề khác để cùng phát triển.
Tổng thu NSNN năm 2024 vượt 17,4% dự toán

Tổng thu NSNN năm 2024 vượt 17,4% dự toán

Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước vượt 17,4% so với dự toán, đạt 1.997,3 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi ước 1.830,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 86,4% dự toán, theo Bộ Tài chính.
Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".
Hướng tới thành lập khu công nghiệp Lào - Việt

Hướng tới thành lập khu công nghiệp Lào - Việt

Chiều 30/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saleumxay Kommasith nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam.
Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Mở ra giai đoạn mới đầy triển vọng cho thành phố Huế

Mở ra giai đoạn mới đầy triển vọng cho thành phố Huế

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam mở ra giai đoạn mới đầy triển vọng cho địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa.
Nghỉ Tết dương lịch Bắc Bộ nắng ráo, Trung Bộ mưa to

Nghỉ Tết dương lịch Bắc Bộ nắng ráo, Trung Bộ mưa to

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong tuần này khối không khí lạnh suy yếu, Bắc Bộ sẽ nắng ráo trở lại, nhiệt độ tăng trong khi Trung Bộ có mưa lớn.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về thảm kịch hàng không tại Hàn Quốc

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi về thảm kịch hàng không tại Hàn Quốc

Được tin vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air xảy ra ngày 29/12 khiến nhiều người thiệt mạng, lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi tới lãnh đạo Hàn Quốc vào cùng ngày.
Cộng hưởng nguồn lực, tạo sức mạnh mới cho phát triển khoa học công nghệ

Cộng hưởng nguồn lực, tạo sức mạnh mới cho phát triển khoa học công nghệ

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ giúp cộng hưởng nguồn lực, tạo nên sức mạnh mới, với sứ mệnh lớn hơn.
Thủ tướng: Có chính sách đặc thù bảo đảm quyền lợi cho cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Có chính sách đặc thù bảo đảm quyền lợi cho cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, hoàn thiện và xin ý kiến Bộ Chính trị để sớm ban hành chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy.
VCBS nêu động lực giúp đầu tư công năm 2025 tích cực hơn

VCBS nêu động lực giúp đầu tư công năm 2025 tích cực hơn

VCBS dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 7-7,5% trong năm 2025, với nhiều động lực thúc đẩy. Trong đó, đầu tư công sẽ cải thiện tích cực.
Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng 28/12, tại di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tiên phong trong xây dựng thể chế, đổi mới tư duy, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Tiên phong trong xây dựng thể chế, đổi mới tư duy, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành kế hoạch-đầu tư và thống kê tiếp tục phát huy truyền thống gần 80 năm, phát huy tinh thần 5 "tiên phong", đổi mới tư duy, xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá, huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Ngành kế hoạch và đầu tư sẵn sàng tâm thế trong kỷ nguyên phát triển mới

Ngành kế hoạch và đầu tư sẵn sàng tâm thế trong kỷ nguyên phát triển mới

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, toàn ngành kế hoạch - đầu tư và thống kê đang đứng trước thời khắc lịch sử, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Thủ tướng dự hội nghị tổng kết của ngành kế hoạch và đầu tư

Thủ tướng dự hội nghị tổng kết của ngành kế hoạch và đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thể hiện vai trò tiên phong, chủ động đề xuất cải cách, đổi mới hướng tới mục tiêu tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Ước giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng đạt trên 77,55% kế hoạch

Ước giải ngân vốn đầu tư công 12 tháng đạt trên 77,55% kế hoạch

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến hết tháng 12/2024, cả nước giải ngân được trên 529.632 tỷ đồng, đạt 77,55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thành công của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Sang năm 2025, ngành đặt mục tiêu tăng trưởng từ 3,5 - 4%, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD.
Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 chữ số năm 2024

Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 chữ số năm 2024

Theo số liệu ước tính từ các địa phương, năm 2024, 9 tỉnh, thành phố dự kiến có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%, gồm: Bắc Giang, Thanh Hoá, Hải Phòng, Hà Nam, Lai Châu, Hải Dương, Khánh Hòa, Trà Vinh, Nam Định.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Giáo sư Riad Malki, Đặc phái viên của Tổng thống Palestine, đang có chuyến công tác tại Việt Nam.
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Khởi tố thêm 5 nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Khởi tố thêm 5 nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ

Bộ Công an đã khởi tố bổ sung đối với một số bị can nguyên là lãnh đạo các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Tăng trưởng GRDP TP HCM năm 2024 ước đạt 7,17%

Tăng trưởng GRDP TP HCM năm 2024 ước đạt 7,17%

Năm 2024, tăng trưởng GRDP của TP HCM ước khoảng 7,17%, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5-8%, ghi nhận nhiều điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội.
Hải Dương: Điều động nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban Quản lý di tích

Hải Dương: Điều động nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban Quản lý di tích

Ông Nguyễn Văn Công, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Ban Quản lý di tích huyện từ ngày 25/12/2024.
Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.
Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Xem thêm