Nông nghiệp về đích ngoạn mục, hướng tới tăng trưởng 4% năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thành công của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức. Sang năm 2025, ngành đặt mục tiêu tăng trưởng từ 3,5 - 4%, kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD.
.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 của ngành nông nghiệp. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Chiều ngày 27/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn.

Mang về kim ngạch xuất khẩu kỷ lục

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có những thuận lợi và thách thức đan xen, bao gồm tác động của biến động thị trường; thời tiết khắc nghiệt, xâm nhập mặn diễn ra ở các thành phố phía Nam và đặc biệt là ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (bão Yagi)... Dù vậy, vượt qua những khó khăn, ngành nông nghiệp năm nay vẫn về đích với những kết quả tích cực.

Cụ thể, năm 2024, tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp ước đạt 3,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước (YoY); xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% YoY.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,4% YoY; chăn nuôi đạt 533,6 triệu USD, tăng 6,5% YoY; lâm sản đạt 17,28 tỷ USD, tăng 19,4% YoY; thủy sản đạt 10,07 tỷ USD, tăng 12,2% YoY. Việt Nam có 7 hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD (tăng một sản phẩm so với năm 2023).

Tỷ lệ che phủ rừng năm qua đạt 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78,7%; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp quy chuẩn đạt 58%.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, một trong những dấu ấn tiêu biểu của ngành năm qua là công tác phục hồi sau bão Yagi, cơn bão lịch sử trong 70 năm qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam đã có những giải pháp ứng phó hiệu quả, nhanh chóng phục hồi sản xuất và hỗ trợ đời sống nhân dân.

Một trong những điểm sáng trong công tác phòng chống bão Yagi là quyết định điều tiết lượng nước tại hồ Thác Bà và hồ thủy điện Hòa Bình. Các quyết định chính xác đó đã giúp tránh được nguy cơ phá đập, bảo vệ an toàn cho hàng triệu người dân khu vực hạ lưu. Đây là minh chứng rõ nét cho vai trò tham mưu sáng suốt và năng lực điều hành hiệu quả của Bộ NN&PTNT.

Kết quả năm 2024 thể hiện rõ tinh thần “biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể” của ngành nông nghiệp. Đối diện với những bất lợi khách quan như việc đứt gãy thị trường cho đến những khó khăn nội tại do ảnh hưởng bởi thiên tai, ngành nông nghiệp vẫn vươn lên và đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, xuất khẩu đạt kết quả tốt.

Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần trên phải được khắc họa và tuyên truyền thật tốt, để ngành tiếp tục tự tin tự lực tự cường đi lên.

Trong khi đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ là những công cụ để ngành ứng phó biến đổi khí hậu, để thực hiện kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh té chia sẻ, sáng tạo...

Nông nghiệp Việt Nam hiện tại vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Nhiều mặt hàng nông sản thế mạnh, chủ lực tiếp tục được mở rộng thị trường, xuất khẩu đạt nhiều kỷ lục. Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và là trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà.

Đạt được kết quả trên, theo Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp đã nỗ lực thực hiện đồng bộ, sáng tạo các giải pháp trước những khó khăn, thách thức từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được chuyển dịch, điều chỉnh phù hợp, tích hợp đa giá trị, hiệu quả hơn gắn với thị trường, tăng tỷ trọng các tiểu ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và giá trị cao.

Trong đó, sản lượng lúa cả năm 2024 đạt gần 43,7 triệu tấn, tăng 0,4% YoY; xuất khẩu gạo đạt khoảng 9 triệu tấn – mức cao nhất trong hơn 10 năm qua.

Các mặt hàng cây công nghiệp, cây ăn quả chủ lực tiếp tục phát triển như sầu riêng tăng 21% YoY, đạt 1,45 triệu tấn; thanh long đạt 1,35 triệu tấn, tăng 13,3% YoY; cao su đạt gần 1,37 triệu tấn, tăng 7,5% YoY...

Sản xuất thủy sản phát triển ổn định với tổng lượng ước đạt 9,6 triệu tấn, tăng 2,4% YoY... Trong năm 2024, sản lượng thịt hơi sản xuất nội địa ước đạt 8,1 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2023.

Ngành nông nghiệp cũng từng bước tiếp cận nông nghiệp nâu sang nông nghiệp xanh, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Có những sự chuyển biến tích cực, thống nhất từ trung ương đến địa phương về chuyển đổi tư duy sang kinh tế nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng hàng nông sản.

Trong năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai các đề án thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường lớn cùng việc thực hiện giải pháp mở cửa thị trường mới, từ đó góp phần vào kết quả kim ngạch xuất khẩu của ngành; triển khai hiệu quả Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng ĐBSCL đến năm 2030”...

Tuy nhiên, dù ngành nông nghiệp có những kết quả kỷ lục cũng không thể phủ nhận những hạn chế mà ngành đang có. Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, ngành nông nghiệp hiện chưa phát triển ngang tầm với tiềm năng đang có; cơ chế chính sách, công tác quy hoạch, xây dựng thể chế phát triển nhanh và bền vững của ngành còn hạn chế. Vấn đề tháo gỡ thẻ vàng IUU thực hiện chưa hiệu quả.

Đặc biệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Việt Nam ra thế giới, đi kèm với đó là quy hoạch vùng nguyên liệu để đảm bảo đủ lượng cung ứng ra quốc tế. Việt Nam sẽ phải tập trung nhiều hơn vào phát triển thị trường và có chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, chú trọng mẫu mã bao bì...

“Chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phân công rõ người, rõ việc, rõ sản phẩm và rõ trách nhiệm. Đặc biệt, phải bám sát tình hình thị trường, bởi Việt Nam đang phát triển kinh tế nông nghiệp: vừa sản xuất, vừa kinh doanh, vừa đảm bảo an ninh lương thực trong nước, vừa xuất khẩu,” Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ tại Hội nghị.

Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc và bứt phá của ngành nông nghiệp

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, năm 2025 mở ra chương mới cho nông nghiệp Việt Nam với nhiều cơ hội lớn cũng như các thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, chủ đề xuyên suốt của ngành sẽ là “thích ứng linh hoạt – khơi thông nguồn lực – tăng tốc bứt phá”.

Thích ứng linh hoạt là vượt qua các khó khăn, thách thức; khơi thông nguồn lực là tạo động lực tăng trưởng; tăng tốc bứt phá là hướng tới các mục tiêu vươn xa của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng nói.

.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình, đặt mục tiêu năm 2025 sẽ là năm tăng tốc và bứt phá của ngành nông nghiệp.

Trong bối cảnh đó, ngành sẽ phải tập trung chỉ đạo và làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch xây dựng chiến lược, thể chế, cơ chế chính sách, tháo gỡ những nút thắt đang tồn tại. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để phục vụ phát triển xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo...

Đặc biệt, ngành sẽ phải góp phần trong việc thực hiện hiệu quả chống biến đổi khí hậu tại các địa bàn trọng điểm như ĐBSCL, Tây Nguyên, miền Trung.... Năm 2025, nông thôn sẽ phải hiện đại hơn, nông nghiệp tiên tiến hơn và người dân ấm no hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, năm 2025 phấn đấu tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn là 60%...

Để tiếp tục phát triển và hướng tới các mục tiêu mới, năm 2025 ngành nông nghiệp sẽ tập trung vào 6 giải pháp chính.

Thứ nhất, tập trung kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng mới; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng ở mức cao nhất.

Thứ hai, phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Thứ ba, tập trung đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Thứ tư, tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chủ động hội nhập quốc tế để mở cửa thị trường.

Thứ năm, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 gắn với phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.

Thứ sáu, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai.

Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hải Dương thêm 11 sản phẩm đề nghị đánh giá, công nhận OCOP quốc gia

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hải Dương sẽ báo cáo UBND tỉnh đề nghị đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia cho 11 sản phẩm mới.
Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Hà Nội: Giá thịt lợn tăng nhẹ dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng cao trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế khiến giá lợn hơi tiến sát mốc 70.000 đồng/kg.
Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Hải Dương: Thành phố Chí Linh có thêm 5 sản phẩm OCOP 3 sao

Năm nay, thành phố Chí Linh (Hải Dương) có 8 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, trong đó có 5 sản phẩm đánh giá, phân hạng lần đầu.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Hải Dương tổng kết 3 năm phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Sáng 23/12, tại thành phố Hải Dương, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2024; tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Dự án AquaWatch được Cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) khởi động tại Hải Phòng để thử nghiệm một hệ thống giám sát và dự báo chất lượng nước thế hệ mới cho ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

Xuất khẩu cao su tại các thị trường ASEAN biến động trái chiều trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, tình hình xuất khẩu cao su tại các thị trường khu vực ASEAN ghi nhận biến động trái chiều, trong khi cao su xuất khẩu của Thái Lan và Campuchia tăng trưởng thì Indonesia lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Cá tra là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất sang Trung Đông

Theo VASEP, cá tra hiện là mặt hàng thủy sản lớn nhất của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khi chiếm tỷ trọng 40% kim ngạch trong 11 tháng đầu năm 2024.
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo

Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo

Tập đoàn Nhật Bản Sojitz vừa chính thức đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thịt bò mát Vinabeef với công suất 10.000 tấn/năm tại Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), thuộc tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư lên đến 500 triệu USD.
Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ lực tăng trưởng hai con số

Trải qua 11 tháng đầu năm 2024, hai thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

Xuất khẩu mủ và gỗ cao su của Campuchia tăng hơn 28% trong 11 tháng

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia thu về hơn 573 triệu USD từ bán mủ và gỗ cao su, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
NESCAFÉ Plan được vinh danh hạng mục cao nhất tại Giải thưởng hành động vì cộng đồng

NESCAFÉ Plan được vinh danh hạng mục cao nhất tại Giải thưởng hành động vì cộng đồng

Giải thưởng ghi nhận những đóng góp tích cực và cam kết bền bỉ của Nestlé Việt Nam trong việc xây dựng được một cộng đồng nông dân trồng cà phê theo mô hình nông nghiệp tái sinh và bền vững.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu sò điệp lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng sò điệp sang 20 thị trường, trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất khi chiếm 33% tỷ trọng.
Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Giá cà phê thế giới chinh phục đỉnh mới

Khép lại phiên giao dịch ngày 10/12, giá cà phê Arabica trên thị trường thế giới tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm.
Thành phố Hải Dương có 2 sản phẩm OCOP đề nghị công nhận 5 sao

Thành phố Hải Dương có 2 sản phẩm OCOP đề nghị công nhận 5 sao

Đó là sản phẩm bánh đậu trà xanh rồng vàng Hoàng Gia và bánh đậu sầu riêng rồng vàng Hoàng Gia của CTCP Hoàng Giang, tại phường Cẩm Thượng (thành phố Hải Dương).
Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia mang về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

11 tháng đầu năm 2024, Campuchia đã thu về 1,79 tỷ USD từ xuất khẩu lúa và gạo, tăng 32,59% so với cùng kỳ năm 2023.
Cà phê có tuần giao dịch đầy biến động

Cà phê có tuần giao dịch đầy biến động

Giá hai mặt hàng cà phê đã trải qua một tuần đầy biến động với hai phiên đầu tuần lao dốc nhưng nhanh chóng phục hồi lại vào 3 phiên cuối tuần.
Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ năm 2025

Năm 2025, các doanh nghiệp gỗ nên quan tâm sát sao về chính sách từ các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, yếu tố chi phí đầu vào và các quy định xanh.
Australia hỗ trợ tài chính cho 6 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Australia hỗ trợ tài chính cho 6 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sáu doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận được nguồn vốn hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh lên đến 60,000 đô la Australia (khoảng 1 tỷ đồng) cho mỗi dự án từ chương trình Deltaccelerate.
Thủy sản tiếp tục là điểm sáng của nông nghiệp tháng 11

Thủy sản tiếp tục là điểm sáng của nông nghiệp tháng 11

Tháng 11/2024, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; chăn nuôi thuận lợi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho dịp lễ tết cuối năm.
Xuất khẩu nông nghiệp dự báo sẽ chạm mốc 61 tỷ USD

Xuất khẩu nông nghiệp dự báo sẽ chạm mốc 61 tỷ USD

Sự phục hồi của thủy sản, bứt phá của ngành gỗ cũng như phát triển của ngành lúa gạo sẽ góp phần đưa xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam về đích năm nay với kim ngạch ước đạt hơn 61 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cá tra nào sang Malaysia?

Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Malaysia đạt hơn 3 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
3 trụ cột trong hợp tác kinh tế bền vững giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

3 trụ cột trong hợp tác kinh tế bền vững giữa Việt Nam và Thụy Sỹ

Ông Andri Meier, Phó trưởng ban hợp tác phát triển, Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam cho rằng, Thụy Sỹ sẽ tập trung vào ba trụ cột chính trong việc hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu là nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Xem thêm