qc-phu-my

Thu hút nhân tài cho Thủ đô: Không thể chỉ đưa ra ưu đãi rồi ngồi chờ họ đến

Thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề cần có cơ chế chính sách để tìm kiếm, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được nhiều đại biểu quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ. Ảnh: quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ. Ảnh: quochoi.vn

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thảo luận về quy định trong dự thảo Luật đối với việc thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH TP Cần Thơ cho rằng đây là một nội dung hết sức quan trọng, nếu làm tốt sẽ giúp Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn, đột phá hơn.

Thực tế kinh nghiệm các nước cho thấy, với những nước vượt qua bẫy thu nhập trung bình thành công, trở thành các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... thì rất ít dựa vào tài nguyên, chủ yếu dựa vào thu hút nhân tài để bứt phá và phát triển.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài tại Điều 17 còn chưa rõ, chưa đầy đủ, cần hoàn thiện hơn để việc triển khai được khả thi.

Đại biểu dẫn chứng giai đoạn 2013-2022, Hà Nội chỉ thu hút được 55 nhân tài là thủ khoa các trường đại học. Còn với TP HCM - địa phương có rất nhiều chính sách thu hút nhân tài thì giai đoạn 2018-2022 chỉ thu hút được 5 nhân tài.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, thực tiễn cho thấy, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi, chờ người tài đến với mình mà phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó lôi kéo để thu hút họ.

“Chính phủ, nhiều quốc gia, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, các cơ sở nghiên cứu... đã chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài từ rất sớm, ngay từ khi họ còn là học sinh, sinh viên đã sẵn sàng hỗ trợ kinh phí học tập, trả lương, ký cam kết tuyển dụng từ trước khi ra trường”, đại biểu nói.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chỉ thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm và phát hiện nhân tài. Đồng thời, cần làm rõ hơn khái niệm “nhân tài”.

"Theo tôi, nhân tài không hẳn là người thông minh nhất, có nhiều bằng cấp nhất và học vị cao nhất, mà là người phù hợp nhất với công việc, đạt được kết quả cao nhất với nhiệm vụ được giao, có tầm nhìn phát triển trong tương lai...", đại biểu Hùng nói.

Đáng lưu ý, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị cần có một chương riêng về nội dung này với tên gọi “Đào tạo, bồi dưỡng, phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Ngoài ra, cần nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách về phát hiện sớm nhân tài, từ đó có lộ trình hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng vào những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm cả khu vực công và khu vực quan trọng khác.

Bên cạnh đó, cần bổ sung cơ chế chính sách về xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, tạo mọi điều kiện để người tài phát triển, cống hiến. Qua đó thực hiện bằng được phương chấm “4 không” là không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng.

Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông
Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông

Cũng quan tâm đến nội dung này, đạibiểu Dương Khắc Mai - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh, để cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15, Điều 17 của dự luật đã thiết kế một điều khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thủ đô.

Theo đại biểu, đây là nội dung quan trọng, tạo ra "cú hích" trong cơ chế thu hút, trọng dụng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, để quy định có tính khả thi hơn, đại biểu cho rằng cần trao quyền cho HĐND thành phố ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn với các đối tượng cần thu hút, có sự phân loại các đối tượng một cách rõ ràng, để có quy định về chế độ, chính sách cho phù hợp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và đãi ngộ, để thu hút, giữ chân được người tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô.

Bên cạnh đó, đại biểu Dương Khắc Mai nhận xét, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Việc phân quyền cho HĐND thành phố được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố Hà Nội, quận, huyện, thị xã, tạo sự chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu kịp thời trong công tác quản lý Nhà nước hiện nay.

Dẫu vậy, đại biểu cho rằng cũng cần nghiên cứu quy định thêm một số điều kiện, yêu cầu đặt ra để đảm bảo sự thận trọng, chặt chẽ hơn đối với việc thành lập các cơ quan mới này.

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tất cả các quy định có liên quan đến việc tăng lương cơ sở, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/7.
Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

KRX là hệ thống công nghệ thông tin tổng thể cho việc tổ chức vận hành thị trường chứng khoán từ khâu đăng ký, lưu ký đến giao dịch và thanh toán, bù trừ nên cần triển khai thận trọng, chặt chẽ.
Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80 ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Mức lương cơ sở đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7

Theo Nghị định 73 của Chính phủ, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 2.340.000 đồng/tháng.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2024

Giảm 2% thuế VAT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại; thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu… là những chính sách mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

'Một luật sửa 4 luật' để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Theo ông Phan Đức Hiếu, vấn đề "một luật sửa 4 luật" phải được hiểu rõ ràng rằng sửa luật không phải vì bất cập mà để các luật sớm đưa vào cuộc sống.
Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?

Ông Đặng Thuần Phong nêu rõ dù lương hưu tăng 15% từ 1/7 nhưng thực tế nếu cộng dồn các năm qua khi liên tục nâng theo chỉ số CPI thì cao hơn 30% so với cán bộ, công chức.
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo pháp luật thực hiện công minh, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết vừa được thông qua.
Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù

Quốc hội giao Chính phủ tổng kết đánh giá việc thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án, trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đối với các nội dung đã thực hiện có hiệu quả.
Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Tham gia bảo hiểm xã hội sau 1/7/2025 sẽ không được rút một lần

Sáng 29/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Với đại đa số đại biểu tán thành, Luật đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024

Quốc hội đã biểu quyết thông qua, đồng ý để Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng.
Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sửa Luật Thủ đô: Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội

Sáng 28/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với 462/470 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 95,06%.
Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Quốc hội chốt phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Sáng 28/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Sửa Luật Thủ đô: Tạo đột phá thu hút đầu tư

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), kỳ vọng sẽ tạo nhiều dư địa và trao quyền nhiều hơn để Hà Nội thu hút đầu tư, phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô.
Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Đấu giá đất: Đặt cọc tối thiểu 10% giá khởi điểm

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, trong đó với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, tiền đặt trước tối thiểu là 10% và tối đa là 20% giá khởi điểm.
Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Quốc hội thông qua hai luật liên quan đến giao thông đường bộ

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu

Với giá cổ phiếu HVN đang diễn biến tích cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng việc phát hành cổ phiếu ở thời điểm này rất thuận lợi.
Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Nghệ An sẽ được nhận hỗ trợ ngân sách từ các tỉnh, thành phố khác

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện trong 5 năm.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc đợt 2, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay (26/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều Nghị quyết và dự án Luật quan trọng.
Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Trình Quốc hội cho Vietnam Airlines gia hạn khoản vay 4.000 tỷ đồng

Khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lớn cho Vietnam Airlines trong việc vượt qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đến nay, hãng hàng không vẫn khó khăn nghiêm trọng về tài chính nên chưa thể trả nợ.
Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Trình Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều ngày 25/6, Quốc hội đã nghe báo cáo về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.
Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Nêu tên các cơ sở không bảo đảm PCCC trên trang của UBND địa phương

Đây là một trong những nội dung tại Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/6/2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh.
Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Quốc hội phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh

Việc Quốc hội phê chuẩn văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn gia nhập CPTPP của Anh.
Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Sửa Luật thuế VAT: Công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) cần phải đảm bảo phù hợp với xu thế của thế giới để thuế thực sự là công cụ điều tiết hữu hiệu của nền kinh tế và phải thích ứng với biến động của nền kinh tế.
Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Nghị trường 'nóng' với tranh luận chuyển phân bón sang chịu thuế 5%

Chiều 24/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Vấn đề chuyển mặt hàng phân bón từ không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế VAT nhận được sự quan tâm của nhiều các đại biểu.
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022

Quốc hội phê chuẩn bội chi ngân sách Nhà nước năm 2022 là 293.313 tỷ đồng, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Sáng 24/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết một lần thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) bằng hình thức bấm nút điện tử. Kết quả, 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Thực hiện 4/6 nội dung cải cách tiền lương

Hiện vẫn còn 2/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công chưa thực hiện gồm các bảng lương mới và cơ cấu lại, sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới.
Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội thông qua luật đầu tiên tại Kỳ họp thứ 7

Sáng 21/6, với 93,84% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là dự án Luật đầu tiên được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Quốc hội lập Đoàn giám sát chuyên đề năm 2025 về bảo vệ môi trường

Với 448/449 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Quốc hội hôm nay biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Ngày 21/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.
Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Nhiều quy định có lợi cho dân trong Luật Đất đai có thể thực hiện ngay

Theo Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, những điều có lợi cho người dân thì phải thực hiện ngay. Nếu tiếp cận theo cách này sẽ có niềm tin để triển khai sớm các luật.
'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

'Có kế hoạch khả thi mới có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội mong muốn'

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải xác định cơ chế, chính sách, cách thức huy động nguồn lực, thứ tự các dự án ưu tiên... Như vậy mới mong có bức tranh đô thị Thủ đô Hà Nội trong tương lai như mong muốn.
Xem thêm