Thương mại điện tử Đông Nam Á vẫn còn ở 'giai đoạn sơ khai'

TMĐT ĐÔNG NAM Á
14:22 - 20/05/2022
Ảnh: AFP
Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Theo quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Advantures, hệ sinh thái thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á vẫn đang ở “giai đoạn rất sơ khai” và còn nhiều dư địa để hình thành thêm các mô hình kinh doanh cùng các công ty mới.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 19/5, ông Amit Anand từ quỹ đầu tư mạo hiểm Jungle Ventures của Đông Nam Á cho biết mức độ thâm nhập kỹ thuật số của khu vực vẫn đang dừng ở mức vỏn vẹn 1 chữ số so với mức độ thâm nhập thương mại nói chung. Jungle Ventures là quỹ mạo hiểm đầu tiên đầu tư trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ đạt được cột mốc quản lý 1 tỷ USD tài sản.

Thêm vào đó, khi được hỏi về sự cạnh tranh của các gã khổng lồ trong khu vực hiện tại là Shopee của Sea, Grab và Goto, ông Anand nhận định những tập đoàn này mới chỉ là “phần mở đầu của bộ phim”. Do vậy, ngành thương mại điện tử vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa. Trên hết, sự thành công hay thất bại của một dự án kinh doanh cũng không thể quyết định kết quả của toàn ngành.

Từ tiềm năng lớn của ngành thương mại điện tử tại thị trường ASEAN ngày một sôi động, ông Anand nhận định việc hợp tác với các nhân vật có tầm ảnh hưởng tại địa phương là rất quan trọng. Do khu vực này có địa lý và văn hóa đa dạng, việc tùy chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp theo từng thị trường chính là chìa khóa giúp đưa sức mạnh của Internet tới mọi ngõ ngách trong đời sống và nền kinh tế của quốc gia đó.

Nếu được thực hiện đúng đắn, thương mại điện tử sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển và mở rộng của công ty. Tuy nhiên nếu được quảng bá theo cách không nhạy cảm với các khác biệt văn hóa, doanh nghiệp có khả năng cao sẽ gặp phải sự phản đối của chính địa phương đó. Một ví dụ điển hình có thể kể đến là vụ lùm xùm xúc phạm hoàng gia Thái Lan của gã khổng lồ thương mại điện tử Lazada gần đây.

Trước đó, theo một báo cáo ngành năm 2021 từ Google, Temasek Holdings và Bain & Company, đại dịch Covid-19 đã góp phần đẩy nhanh quá trình số hóa nền kinh tế tại Đông Nam Á. Các lĩnh vực kỹ thuật số như thương mại điện tử, giao đồ ăn và thanh toán trực tuyến đều chứng kiến những bước nhảy vọt ấn tượng cả về doanh thu lẫn tốc độ tăng trưởng.

Cũng theo báo cáo này, khoảng 40 triệu người tại 6 quốc gia Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành người dùng Internet mới vào năm 2020. Không những người dùng mà số lượng doanh nghiệp ứng dụng Internet vào kinh doanh cũng tăng vọt.

Tuy nhiên, thương mại điện tử thông qua các nền tảng mạng xã hội hay thương mại xã hội còn có tiềm năng lớn hơn nhiều so với thương mại điện tử truyền thống. Theo dự đoán của công ty tư vấn Accenture, một công ty thuộc danh sách Fortune Global 500, thương mại xã hội toàn cầusẽ tăng gấp 3 lần từ mức 429 tỷ USD của năm 2021 lên 1200 tỷ USD năm 2025.

Đặc biệt, với tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao tại các quốc gia ASEAN, việc bán hàng và quảng bá dịch vụ thông qua Facebook, Instagram hay Twitter đều có khả năng đem lại doanh thu lớn. Trên hết, cơ sở cho các hoạt động này vẫn chưa được xây dựng, vậy nên vẫn còn nhiều không gian để các doanh nghiệp startup và các quỹ đầu tư khám phá.

Ở một diễn biến khác, trong bối cảnh lạm phát hoành hành và nguy cơ suy thoái ngày một cao, ông Anand nhận định các công ty trong khu vực không nên vội niêm yết. Với sự biến động và những khó khăn trong nguồn cung, các công ty nên đợi một khoảng thời gian nữa để các yếu tố thị trường ổn định hơn và các phán đoán có thể được đưa ra dễ dàng hơn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.