Top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất quý III/2022

NGÂN HÀNG Việt nAM
11:02 - 11/11/2022
Top 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất quý III/2022
0:00 / 0:00
0:00
Trong quý III/2022, Techcombank tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong ngành ngân hàng, mặc dù đã có sự sụt giảm nhẹ xuống 46,5% so với mức 47,5% ở cuối quý trước.

Theo khảo sát báo cáo tài chính 9 tháng năm 2022 của 27 ngân hàng niêm yết, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) bình quân đã giảm xuống 16,7%, từ mức 18% hồi đầu năm nay.

Xét về top các nhà băng đang có lượng CASA lớn nhất quý III/2022, ngân hàng Techcombank mặc dù tỷ lệ CASA giảm xuống còn 46,5% so với mức 47,5% ở cuối quý II/2022, vẫn tiếp tục dẫn đầu.

Theo lý giải của ông Phùng Quang Hưng - Phó Tổng Giám đốc thường trực, kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp Techcombank, do bối cảnh thị trường khiến thanh khoản không dồi dào như trước đây, khách hàng sẽ tối ưu sử dụng những nguồn tiền cho hoạt động kinh doanh và đầu tư thay vì gửi ngân hàng.

"Vì vậy, CASA của cả ngành ngân hàng đều giảm, Techcombank cũng không ngoại lệ. Tỷ lệ CASA của Techcombank giảm 1% so với quý trước. Tuy nhiên, đó là sự thay đổi của thị trường, có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn," lãnh đạo ngân hàng này cho biết.

Xếp thứ 2 về CASA tính đến hết quý III/2022 thuộc về ngân hàng MB với tỷ lệ đạt 41,6%, mặc dù con số này đã giảm khá nhiều so với mức 45,5% đợt cuối quý II/2022.

Tại MSB, tính đến hết tháng 9, ngân hàng đã có sự tăng trưởng về tiền gửi không kỳ hạn khi đạt 38,25%, tăng 1,53% so với thời điểm cuối tháng 6, đưa ngân hàng lên dẫn vị trí thứ 3 toàn ngành.

Vị trí thứ 4 và 5 lần lượt thuộc về ngân hàng VietcombankACB, theo ghi nhận tại báo cáo tài chính quý III/2022, tỷ lệ CASA tại Vietcombank đã giảm xuống 34,9%, từ mức 35,4% tại cuối quý trước. Còn tại ACB, tính đến hết tháng 9, CASA tại nhà băng này đạt 24,1%.

Các vị trí còn lại lần lượt thuộc về Sacombank, Vietinbank, VPBank, BIDVPGBank. Trong đó, tại nhóm các "ông lớn" VietinbankBIDV ghi nhận tỷ lệ CASA tại thời điểm cuối quý III/2022 là 20,3% và 18,4%. Với BIDV, tỷ lệ CASA tại nhà băng này đã sụt giảm 1,4% so với cuối quý II/2022, đưa BIDV xuống vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng top 10 này.

Ở chiều ngược lại, VietBank là ngân hàng có tỷ lệ CASA ở mức thấp nhất toàn hệ thống khi chỉ đạt 4,9% tổng số tiền gửi khách hàng. VietCapitalBank và LienVietPostBank lần lượt đứng thứ hai và ba với tỷ lệ CASA ở mức 5,9% và 6,3%. Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ CASA ở mức khiêm tốn bao gồm NamABank (6,8%), BacABank (6,9%), Baovietbank (7,6%).

Trong khi đó, để tăng thêm "sức nóng" cho cuộc đua CASA giai đoạn cuối năm, không ít ngân hàng đã đẩy lãi suất tiền gửi không kỳ hạn lên mức kịch trần 1% sau quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Nếu như trước đó chỉ có các ngân hàng như NamABank, NCB, MSB, và SCB có mức lãi suất loại tiền gửi không kỳ hạn là 1%/năm, thì đầu tháng 11, ngân hàng vốn thường dẫn đầu về CASA là Techcombank cũng đã đẩy lãi suất loại tiền này từ 0,03%/năm lên kịch trần 1%/năm.

Một ngân hàng khác cũng vừa công bố tăng lãi suất không kỳ hạn lên kịch trần là VPBank. Nhưng để được hưởng mức lãi suất 1%/năm, khách hàng của VPBank phải đảm bảo điều kiện có số dư tiền gửi bình quân từ 500 triệu đồng trở lên trong tài khoản thanh toán.

Tại các ngân hàng khác như OCB, PVCombank, TPBank hay Agribank đang giữ mức lãi suất không kỳ hạn dao động từ 0,5% đến 0,9%. Trong khi tại nhóm 3 "ông lớn" Vietcombank, Vietinbank và BIDV, mức lãi suất này vẫn giữ mức thấp trong khoảng 0,1% đến 0,2%/năm.

Tin liên quan

Đọc tiếp