TS.Cấn Văn Lực: Chính sách hỗ trợ là "phao cứu sinh" của hộ kinh doanh

"Xây dựng luật hộ kinh doanh thế nào để có thể quản lý hiệu quả và đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của thành phần kinh tế quan trọng này" là nội dung trao đổi giữa TS. Cấn Văn Lực và MEKONG ASEAN

TS.Cấn Văn Lực: Chính sách hỗ trợ là "phao cứu sinh" của hộ kinh doanh

Trao đổi với MEKONG ASEAN, TS.Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng về lâu dài, cần xây dựng luật hộ kinh doanh (HKD) để quản lý và đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của HKD như một thành phần quan trọng trong nền kinh tế.

Chia sẻ tại Hội thảo Giải pháp thuận lợi hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh cho hộ kinh doanh sáng 15/10, ông nhận định HKD hiện là khu vực có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Vậy theo ông, cần làm gì về mặt chính sách để có thể phát huy hiệu quả hơn nữa tiềm năng, đóng góp của khu vực này?

Như tôi đã trình bày, Việt Nam hiện có 5,2-5,5 triệu HKD, với 1,7 triệu hộ đã đăng ký kinh doanh chính thức, còn lại hoạt động ở thị trường tự do. Đây là lực lượng đóng góp quan trọng vào nền kinh tế, con số đóng góp cụ thể rơi vào khoảng hơn 30% GDP hàng năm, tuy nhiên lại ít có tiếng nói và chưa được công nhận tư cách pháp nhân, chưa có luật điều chỉnh cụ thể.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VEPR cho thấy cái nhìn toàn cảnh về thực trạng HKD - một thành phần quan trọng của nền kinh tế. Hai năm qua, HKD là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, nhưng sức chống chịu của họ rất tốt. Mặc dù vậy, qua cơn đại dịch lần thứ 4, sức chống chịu của năm 2021 có giảm so với năm 2020.

TS.Cấn Văn Lực: Chính sách hỗ trợ là "phao cứu sinh" của hộ kinh doanh

Chính phủ cũng đang từng bước xây dựng các giải pháp hỗ trợ và phát huy tiềm năng HKD. Cộng đồng doanh nghiệp trong đó có các hộ kinh doanh cũng đã đề xuất Chính phủ, các bộ, ngành sớm có cơ chế, chính sách mới thiết thực, thông thoáng hơn để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và HKD, thuế giá trị gia tăng; miễn, giảm, hoãn các khoản đóng góp khác như công đoàn phí, miễn giảm lãi suất vay vốn ngân hàng và có cơ chế tiếp cận vốn từ ngân hàng và tổ chức tín dụng … Các chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời trong dịch bệnh sẽ thực sự là chiếc "phao cứu sinh" giúp doanh nghiệp và HKD khỏi "chết đuối" và tạo động lực để họ vươn lên phục hồi.

Do chưa được coi là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, vị thế kém hơn các doanh nghiệp, HKD gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các đơn vị quản lý hành chính Nhà nước và tháo gỡ vướng mắc trong quá trình kinh doanh. Ông nghĩ sao về đề xuất thể chế hóa HKD?

Thực ra thì hai vấn đề thể chế hóa HKD hay khuyến khích HKD chuyển đổi nâng cấp lên thành doanh nghiệp cũng tương tự nhau mà thôi. Thể chế hóa HKD không phải bắt buộc, việc thể chế hóa nhằm xây dựng một hành lang pháp lý. Chẳng hạn như luật doanh nghiệp hiện nay, ai muốn lập doanh nghiệp thì đăng ký, nhìn từ luật đó mà áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thì thể chế hóa HKD cũng vậy, về lâu dài, ta nên có một luật HKD, như mô hình của Trung Quốc đã xây dựng, để quản lý và đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của HKD như một thành phần quan trọng trong nền kinh tế.

TS.Cấn Văn Lực: Chính sách hỗ trợ là "phao cứu sinh" của hộ kinh doanh

Trước mắt trong giai đoạn quá độ, Đảng nên có nghị quyết, Chính phủ triển khai để khuyến khích chuyển đổi HKD thành doanh nghiệp. Sau một thời gian, ta có thể đánh giá thực trạng để tiến tới luật hóa. Luật hóa chẳng qua là để đảm bảo HKD không bị thiệt thòi so với các khu vực kinh tế khác, nhưng như tôi đã nói, quyền lợi luôn đi kèm trách nhiệm.

Trong thời gian chờ xây dựng cơ sở pháp lý để hỗ trợ HKD, có giải pháp tình thế nào để đảm bảo quyền lợi của HKD không, thưa ông?

Thực tế tôi đánh giá chúng ta không quá vướng mắc trong chính sách hỗ trợ HKD. Quốc hội đã đồng ý cho Chính phủ thông qua những cơ chế hỗ trợ trong các tình huống đặc biệt. Chính phủ cũng đã có một số nghị quyết, chẳng hạn Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7 về hỗ trợ HKD.

Sở dĩ tôi nói đây không phải vấn đề quá bế tắc, bởi ta có thể coi HKD không phải doanh nghiệp nhưng là một đối tượng cá nhân chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Để hỗ trợ hiệu quả hơn, sát thực tiễn hơn, các gói hỗ trợ nên chia nhóm theo lĩnh vực hơn là tư cách pháp nhân. Chẳng hạn lĩnh vực du lịch, ăn uống, lưu trú…. Hoặc chia theo địa bàn để xem mức độ bị ảnh hưởng. Ta đã có vùng xanh, vùng vàng, vùng cam, vùng đỏ…, đó cũng có thể sử dụng làm tiêu chí để định hướng hỗ trợ HKD.

TS.Cấn Văn Lực: Chính sách hỗ trợ là "phao cứu sinh" của hộ kinh doanh

Báo cáo nghiên cứu Giải pháp thuận lợi hóa hoạt động sản xuất kinh doanh cho HKD Việt Nam chỉ ra rằng trong những năm qua, Nhà nước và chính quyền các địa phương đã rất nỗ lực và tích cực đưa ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho HKD. Tuy nhiên kết quả khảo sát hơn 1.000 HKD cho thấy việc tháo gỡ khó khăn và tác động của nó tới hiệu quả kinh doanh của các HKD chưa được cao như kỳ vọng. Vì sao có hiện tượng này, thưa ông?

Đây cũng là một bất cập mà chúng ta cần tính đến trong việc xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến HKD.

Theo tôi, vấn đề nằm ở mối quan hệ giữa HKD và chính quyền địa phương. Nhiều HKD vẫn cho mình là cá thể, cá nhân, mối liên hệ với chính quyền như việc đăng ký kinh doanh hay nộp thuế là hạn chế. HKD hiện nay phần nhiều nộp thuế dưới hình thức thuế khoán. Điều này không chỉ làm quan hệ giữa chính quyền với HKD thiếu chặt chẽ, mà còn làm giảm tác động điều chỉnh của chính sách từ chính quyền đến HKD, dẫn đến hiệu quả tháo gỡ khó khăn không đạt kỳ vọng.

Vậy theo ông, làm thế nào để giải quyết tình trạng thuế khoán?

Thuế khoán là thỏa thuận thuế giữa cán bộ thuế với HKD về khoản thuế nộp mỗi tháng. Khoản thuế này được đưa ra tuỳ thuộc vào cán bộ thuế, dẫn đến mang tính chất cảm tính, thiếu minh bạch và không đảm bảo nguồn thu ngân sách thuế. Đây chính là hiện tượng tham nhũng vặt xuất hiện phổ biến ở nhiều địa phương.

Trong dài hạn, tôi cho rằng cũng cần tính đến việc sớm hạn chế tình trạng này. Biện pháp có thể bao gồm nâng cấp HKD lên thành doanh nghiệp siêu nhỏ, khi đó vấn đề thuế sẽ có cơ sở pháp lý cụ thể rõ ràng. Hoặc các cơ quan thuế, chính quyền địa phương phải trực tiếp vào cuộc để chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thủ tướng chỉ đạo hướng tháo gỡ các dự án vướng mắc, kéo dài tại TP HCM

Thủ tướng chỉ đạo hướng tháo gỡ các dự án vướng mắc, kéo dài tại TP HCM

Thủ tướng yêu cầu giải quyết nhanh, hiệu quả, kịp thời nhưng đặc biệt lưu ý không để sai chồng sai, tiêu cực, lãng phí.
NHNN cho phép loại dư nợ nhà ở xã hội khi tính room tín dụng

NHNN cho phép loại dư nợ nhà ở xã hội khi tính room tín dụng

NHNN chỉ đạo 9 ngân hàng thương mại phối hợp với các dự án đủ điều kiện để đẩy nhanh giải ngân vốn vay nhà ở xã hội. Các ngân hàng được yêu cầu đảm bảo lãi suất ưu đãi, thời gian vay hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
5 vùng đô thị lớn được xác định trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

5 vùng đô thị lớn được xác định trong quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Trình Thủ tướng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 28/2/2025

Trình Thủ tướng Quy hoạch điện VIII điều chỉnh trước 28/2/2025

Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII ngày 31/12/2025, Bộ Công Thương cho biết sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt trước 28/2/2025.
Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị Trung ương

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị Trung ương

Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị Trung ương.
3 quy định mới về bảo hiểm y tế có lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh

3 quy định mới về bảo hiểm y tế có lợi cho người dân khi đi khám chữa bệnh

Một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển thẳng đến cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu, cũng như người bệnh sẽ được hoàn tiền khi mua thuốc ngoài… là một trong những quy định mới có lợi cho người dân có thẻ bảo hiểm y tế.
Từ 1/7/2025, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Từ 1/7/2025, sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, mã số thuế hiện hành sẽ không còn sử dụng mà thay bằng số định danh cá nhân.
Tăng mạnh nhiều lần các mức xử phạt lỗi vi phạm giao thông

Tăng mạnh nhiều lần các mức xử phạt lỗi vi phạm giao thông

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực với nhiều điều chỉnh đáng chú ý về mức phạt.
Siết chặt quản lý, sử dụng nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước

Siết chặt quản lý, sử dụng nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước.
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

Các sự kiện công nghệ thông tin (ICT) tiêu biểu trong năm 2024 chủ yếu xoay quanh lĩnh vực viễn thông, bán dẫn và chuyển đổi số.
Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.
Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Từ ngày mai (25/12) người dùng mạng xã hội bao gồm mạng xã hội xuyên biên giới và trong nước, phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân.
Xe hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng

Xe hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng

Đây là một trong những nội dung tại Nghị định số 158/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động vận tải đường bộ, trong đó có ​​quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.
Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Chi tiết kế hoạch xây dựng Lào Cai thành trung tâm kết nối giao thương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1620 ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, cao nhất lên đến 695 triệu đồng/m2

Bảng giá đất điều chỉnh mới của Hà Nội, giá đất sẽ cao gấp 2 - 6 lần so với bảng giá đất cũ, trong đó giá cao nhất là 695,3 triệu đồng/m2.
Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Dự kiến thành lập hai trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng

Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ: Dự kiến tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 12 tổng cục, 500 cục

Bộ Nội vụ: Dự kiến tinh gọn bộ máy Chính phủ giảm 12 tổng cục, 500 cục

Chính phủ sau tinh gọn dự kiến còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ; giảm 5 bộ và 4 cơ quan trực thuộc, 12/13 tổng cục và 500 cục, theo dự kiến của Bộ Nội vụ.
Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII thông qua 37 nghị quyết

Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII thông qua 37 nghị quyết

Sau 2,5 ngày làm việc, Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào trưa 11/12. HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 37 nghị quyết với nhiều chính sách.
Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng đôn đốc triển khai các dự án nhà ở xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Quy định mới về việc sử dụng mạng xã hội, thi đua khen thưởng đối với lực lượng dân quân tự vệ... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Sáng 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng với 454/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78%.
Nhiều chính sách mới đẩy mạnh đầu tư kinh doanh

Nhiều chính sách mới đẩy mạnh đầu tư kinh doanh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật liên quan đến đầu tư đã được Quốc hội thông qua chiều ngày 29/11.
Sửa Luật Chứng khoán: 6 hành vi được xác định là thao túng thị trường

Sửa Luật Chứng khoán: 6 hành vi được xác định là thao túng thị trường

Chiều 29/11, với đại đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa 9 luật với việc bổ sung nhiều quy định mới trong lĩnh vực chứng khoán, thuế, kiểm toán, quản lý tài sản công…
Siết quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Siết quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với tỷ lệ 93,53% tổng số đại biểu tán thành. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản

Theo Luật, mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực.
Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng trong năm nay. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của nhà điều hành mà các tổ chức tín dụng không cần phải đề nghị.
Trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Trình Quốc hội tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Việc giảm thuế giá trị gia tăng giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đưa vốn vào sản xuất, giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đưa vốn vào sản xuất, giảm lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay và đưa vốn tín dụng vào nền kinh tế thực chất, hiệu quả nhất.
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm

Thủ tướng yêu cầu kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường dịp cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Quốc hội chốt phương án áp thuế 5% với phân bón

Quốc hội chốt phương án áp thuế 5% với phân bón

Theo kết quả xin ý kiến, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ theo hướng quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón.
VCCI đề nghị giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa

VCCI đề nghị giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng khó khăn trong việc xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 8% hay 10% gây nhiều chi phí xã hội và làm tăng rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất là cần thiết

Đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất là cần thiết

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xây dựng quy định đánh thuế đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang là cần thiết.
Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Việc xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Xem thêm