Về làng Thái Hải tìm bản sắc văn hóa Tày

Về làng Thái Hải tìm bản sắc văn hóa Tày

dân tộc Thái Nguyên
21:52 - 10/12/2023
Bản làng Thái Hải được ví như một ốc đảo xanh giữa lòng thành phố Thái Nguyên. Đây không chỉ là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày mà còn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Cường, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. Rộng hơn 70ha, làng Thái Hải là nơi sinh sống, bảo tồn những nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nhiều năm qua. Ảnh: Làng Thái Hải.

Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thuộc xóm Cường, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên. Rộng hơn 70ha, làng Thái Hải là nơi sinh sống, bảo tồn những nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Tày nhiều năm qua. Ảnh: Làng Thái Hải.

Hơn 20 năm về trước, bà Nguyễn Thị Thanh Hải (Trưởng làng) đã nảy ra ý tưởng mua những ngôi nhà sàn cổ trên miền An toàn khu (ATK) Định Hóa về phục dựng lại nguyên trạng. Đồng thời, mời chính những chủ nhân của các ngôi nhà sàn này về đây sinh sống, cùng nhau xây dựng một khu bảo tồn dân tộc Tày cả về văn hoá phi vật thể lẫn văn hoá vật thể. Ảnh: Làng Thái Hải.

Hơn 20 năm về trước, bà Nguyễn Thị Thanh Hải (Trưởng làng) đã nảy ra ý tưởng mua những ngôi nhà sàn cổ trên miền An toàn khu (ATK) Định Hóa về phục dựng lại nguyên trạng. Đồng thời, mời chính những chủ nhân của các ngôi nhà sàn này về đây sinh sống, cùng nhau xây dựng một khu bảo tồn dân tộc Tày cả về văn hoá phi vật thể lẫn văn hoá vật thể. Ảnh: Làng Thái Hải.

Giờ đây, làng Thái Hải đã có trên 30 căn nhà sàn cổ tuổi đời cả trăm năm, cùng với hơn 200 cư dân. Hàng ngày bà con cùng lao động, canh tác, sản xuất thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Khi có du khách đến thăm thì họ cùng nhau phục vụ khách du lịch. Tại đây, mọi hoạt động đều mang tính tự cung, tự cấp, thậm chí nguồn nước uống cũng được phục vụ riêng cho bản làng. Ảnh: Làng Thái Hải.

Giờ đây, làng Thái Hải đã có trên 30 căn nhà sàn cổ tuổi đời cả trăm năm, cùng với hơn 200 cư dân. Hàng ngày bà con cùng lao động, canh tác, sản xuất thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Khi có du khách đến thăm thì họ cùng nhau phục vụ khách du lịch. Tại đây, mọi hoạt động đều mang tính tự cung, tự cấp, thậm chí nguồn nước uống cũng được phục vụ riêng cho bản làng. Ảnh: Làng Thái Hải.

Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ; các đồ dùng, vật dụng trong nhà như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước; mâm ăn cơm bằng gỗ; rổ rá, chậng, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc. Ảnh: Làng Thái Hải.

Văn hóa vật thể có 30 nếp nhà sàn cổ; các đồ dùng, vật dụng trong nhà như cối xay thóc, cối giã gạo dùng nước; mâm ăn cơm bằng gỗ; rổ rá, chậng, bồ đan bằng tre, nứa để đựng đồ đạc. Ảnh: Làng Thái Hải.

Cùng đó là trang phục truyền thống được bà con mặc, mang mỗi ngày. Rồi thuốc nam chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và các loại ẩm thực như: bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp và rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống. Ảnh: Làng Thái Hải.

Cùng đó là trang phục truyền thống được bà con mặc, mang mỗi ngày. Rồi thuốc nam chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe và các loại ẩm thực như: bánh chưng, bánh gai, chè lam, thịt treo gác bếp và rượu men lá chưng cất theo phương pháp truyền thống. Ảnh: Làng Thái Hải.

Về văn hóa phi vật thể được bản làng cực kỳ coi trọng. Đặc biệt là ngôn ngữ. Mọi công dân của bản làng nói chuyện, giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc; hằng ngày cùng tập luyện, trao truyền hát Then, đàn Tính; từng gia đình thực hiện gìn giữ tôn ti trật tự, nếp sống truyền thống gia đình. Đặc biệt là nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như: Lễ hội Lồng tồng, lễ mừng thọ, cúng mụ và các nghi thức thờ cúng tổ tiên được duy trì theo phong tục. Ảnh: Làng Thái Hải.

Về văn hóa phi vật thể được bản làng cực kỳ coi trọng. Đặc biệt là ngôn ngữ. Mọi công dân của bản làng nói chuyện, giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc; hằng ngày cùng tập luyện, trao truyền hát Then, đàn Tính; từng gia đình thực hiện gìn giữ tôn ti trật tự, nếp sống truyền thống gia đình. Đặc biệt là nét đẹp văn hóa tâm linh tín ngưỡng như: Lễ hội Lồng tồng, lễ mừng thọ, cúng mụ và các nghi thức thờ cúng tổ tiên được duy trì theo phong tục. Ảnh: Làng Thái Hải.

Những đứa trẻ ở đây được dạy hát Then, đàn Tính, nói tiếng của dân tộc mình và được học thêm tiếng phổ thông lẫn tiếng Anh. Ảnh: Làng Thái Hải.

Những đứa trẻ ở đây được dạy hát Then, đàn Tính, nói tiếng của dân tộc mình và được học thêm tiếng phổ thông lẫn tiếng Anh. Ảnh: Làng Thái Hải.

Mỗi tối sau giờ làm việc, bà con, các cháu nhỏ trong làng lại quây quần tập các bài hát Then truyền thống của người Tày và cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Làng Thái Hải.

Mỗi tối sau giờ làm việc, bà con, các cháu nhỏ trong làng lại quây quần tập các bài hát Then truyền thống của người Tày và cùng tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Làng Thái Hải.

Anh Nguyễn Quang Tuấn, Phó trưởng làng Thái Hải chia sẻ: "Ở làng Thái Hải, không có chuyện phân biệt riêng, cả làng ăn chung một nồi cơm, tiêu chung một túi tiền, con cái đẻ ra sau cai sữa đều là con chung được chăm sóc không phân biệt con của nhà này, nhà khác. Ban ngày mọi người cùng nhau sản xuất, đêm xuống, hộ nào về nhà sàn của hộ ấy nghỉ". Ảnh: Làng Thái Hải.

Anh Nguyễn Quang Tuấn, Phó trưởng làng Thái Hải chia sẻ: "Ở làng Thái Hải, không có chuyện phân biệt riêng, cả làng ăn chung một nồi cơm, tiêu chung một túi tiền, con cái đẻ ra sau cai sữa đều là con chung được chăm sóc không phân biệt con của nhà này, nhà khác. Ban ngày mọi người cùng nhau sản xuất, đêm xuống, hộ nào về nhà sàn của hộ ấy nghỉ". Ảnh: Làng Thái Hải.

Ở làng Thái Hải, đồng bào vẫn cùng nhau đi hái rau, tìm lá thuốc. Cuộc sống bình dị, chân phương nơi đây chính là một điểm nhấn du lịch gây ấn tượng cho nhiều du khách. Ảnh: Làng Thái Hải.

Ở làng Thái Hải, đồng bào vẫn cùng nhau đi hái rau, tìm lá thuốc. Cuộc sống bình dị, chân phương nơi đây chính là một điểm nhấn du lịch gây ấn tượng cho nhiều du khách. Ảnh: Làng Thái Hải.

Nhờ những nỗ lực và sự đoàn kết chung một tâm nguyện của cả làng, năm 2023, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải là đại diện duy nhất Đông Nam Á nhận giải thưởng 'Làng du lịch tốt nhất thế giới" do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tổ chức. Giải thưởng này được trao cho 32 địa điểm của 18 quốc gia trên toàn thế giới. Ảnh: Làng Thái Hải.

Nhờ những nỗ lực và sự đoàn kết chung một tâm nguyện của cả làng, năm 2023, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải là đại diện duy nhất Đông Nam Á nhận giải thưởng 'Làng du lịch tốt nhất thế giới" do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tổ chức. Giải thưởng này được trao cho 32 địa điểm của 18 quốc gia trên toàn thế giới. Ảnh: Làng Thái Hải.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên định hướng văn hóa trở thành nguồn lực, động lực phát triển; phát huy giá trị truyền thống văn hóa để truyền cảm hứng, khát vọng xây dựng tỉnh Thái Nguyên "bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”; tạo bản sắc văn hóa riêng và vị thế của tỉnh trong hội nhập, hợp tác quốc tế.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thực hiện được 8 dự án phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể như: Đám cưới của người Sán Chay; Lễ hội Đền Đuổm (Phú Lương); Lễ hội Đình Phương Độ (Phú Bình); phục dựng Lễ hội Đình Mỏ Gà (Võ Nhai).

Việc phục dựng các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào các dân tộc cũng được quan tâm, đầu tư, như khôi phục phường rối cạn Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh (Định Hóa), rối cạn Thẩm Rộc, xã Bình Yên (Định Hóa); Lượn cọi; hát Ví...

Duy trì và mở rộng các câu lạc bộ hát Then - đàn Tính, câu lạc bộ múa Tắc Xình, câu lạc bộ hát Soọng Cô nhằm bảo tồn văn hóa, phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch; hướng dẫn các địa phương tổ chức hoạt động bảo tồn văn hóa phi vật thể thông qua mô hình Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại Bản Quyên, xã Điềm Mặc (Định Hóa), Làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải, Bản truyền thống dân tộc Tày, ở xã Phú Thượng, nhằm tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch.

Cùng với đó, đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030" được triển khai trên địa bàn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ...

Đọc tiếp