Việt Nam lần đầu tổ chức triển lãm về thương mại điện tử

Thương Mại Triển lãm
10:09 - 27/07/2023
Ảnh minh họa. Ảnh: Vinexad
Ảnh minh họa. Ảnh: Vinexad
0:00 / 0:00
0:00
Triển lãm Thương mại Điện tử xuyên biên giới lần thứ nhất tại Việt Nam năm 2023 (CBEE 2023) sẽ được tổ chức từ 10/8 - 12/8 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC), với quy mô trưng bày hơn 200 gian hàng.

Đây hứa hẹn sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử kết nối, chia sẻ, giao thương với các đối tác trong và ngoài nước.

Trong khuôn khổ Triển lãm, ngoài hội thảo chuyên đề "Cải cách hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới", Ban tổ chức sẽ tổ chức Diễn đàn Phát triển Thương mại Điện tử Việt - Trung với sự dẫn dắt của các diễn giả đến từ Tik Tok, Shopsbu và Tập đoàn Hinmax.

Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam không chỉ là triển lãm hàng hóa theo nghĩa truyền thống mà sẽ tích hợp kho hàng ở nước ngoài, vận chuyển logistics, phân phối và hợp tác sâu rộng với các nền tảng thương mại điện tử chính thống. Đồng thời tăng cường hợp tác với những người nổi tiếng trên Internet và các tổ chức mạng đa kênh MCN, để quảng bá trên các nền tảng như Facebook, Intasgram, Tiktok.

Triển lãm cũng sẽ tập trung giới thiệu các công nghệ mới, hỗ trợ mạnh mẽ cho các nhà khai thác kênh thương mại điện tử như Droshipping (bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển), một cú nhấp chuột mua hàng, quét mã QR hay ChatGPT...

Theo số liệu của Statista, đến năm 2025, doanh thu bán hàng trực tuyến sẽ chiếm khoảng 1/10 tổng doanh thu bán lẻ của Việt Nam và doanh thu của thị trường thương mại điện tử sẽ đạt 9 tỷ USD.

Các sản phẩm như sản phẩm làm đẹp, đồ gia dụng, điện tử, thời trang, đồ chơi, nội thất là những ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong thương mại điện tử Việt Nam.

Lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng, từ mức 28% dân số năm 2017 lên đến gần 50% năm 2020. Ước tính đến năm 2025, với dân số khoảng 100 triệu người, lượng người tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam sẽ chiếm hơn 70%.

Việt Nam đang tích cực hoàn thiện và phát triển thương mại điện tử, với mục tiêu trở thành 1 trong 4 thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á vào năm 2025. Hiện tại, 40 triệu người mua sắm trực tuyến của Việt Nam chi tiêu trung bình khoảng 210 USD/năm, đứng thứ hai trong số các nước ASEAN.

Thị trường thương mại điện tử của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển khi tỷ lệ sử dụng internet tăng lên, điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi hơn và niềm tin của người dân vào mua sắm trực tuyến cũng ngày càng tăng lên.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang hấp dẫn đầu tư

Sự thành công của một số nền tảng thương mại điện tử của Việt Nam như Tiki, Sendo và Thế giới di động chứng tỏ sự đón nhận thương mại điện tử của thị trường tiêu dùng Việt Nam. Đầu tư nước ngoài từ các nước Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore cũng đã tạo động lực mạnh mẽ để các nền tảng này có thể phát triển với quy mô lớn.

Để thiết lập thị trường thương mại điện tử, Việt Nam đã cung cấp một trong những môi trường phát triển thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Hiện Việt Nam đã ban hành 5/6 quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Sự phát triển mạnh mẽ này chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực thương mại điện tử như vận tải, chuyển phát và logistics.

Tin liên quan

Đọc tiếp

CEO Apple Tim Cook.

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam

Ngày 15/4, Apple xác nhận CEO Tim Cook có mặt tại Việt Nam nhằm tăng các khoản chi cho các nhà cung cấp Việt Nam, cũng như hỗ trợ cung cấp năng lượng sạch, nước sạch cho các trường học.