VN-Index quay đầu giảm, VND có thanh khoản tăng vọt

VND VN INDEX
15:52 - 23/05/2023
Giao dịch các nhóm ngành phiên 23/5.
Giao dịch các nhóm ngành phiên 23/5.
0:00 / 0:00
0:00
Sau khi chinh phục mốc 1.070 điểm, VN-Index hôm nay lại điều chỉnh với dòng tiền rút ra trên diện rộng. Điểm tích cực là thanh khoản vẫn ở mức cao.

VN-Index kết phiên 23/5 ở mốc 1.065,85 điểm, giảm gần 5 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index và UPCoM cũng đều ở chiều giảm. Tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Khối ngoại chiếm hơn 1.700 tỷ đồng và bán ròng mạnh hơn 600 tỷ đồng.

VNM tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất, với giá trị 126 tỷ đồng. Nhiều phiên gần đây, cổ phiếu của Vinamilk liên tục ghi nhận dòng tiền nước ngoài rút ra. MSN cũng bị bán ròng hơn 125 tỷ đồng, VND bị bán ròng hơn 105 tỷ đồng.

Danh sách bán ròng còn có những cái tên như HPG, CTG, DPM, GAS, KBC, NLG, NVL…

Chiều ngược lại, POW được mua ròng mạnh nhất nhưng giá trị chỉ 35 tỷ đồng. Hai cổ phiếu họ Vingroup là VRE và VIC cùng được mua ròng hơn 20 tỷ đồng. Còn lại, khối ngoại mua ròng rải rác ở SSI, PNJ, VHM, HDG, FCN, DGW, DBC, CII…

Cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số hôm nay là MSN, với mức giảm 2,2%. Nhiều bluechip cũng giảm từ 1-2% khiến VN30 giảm gần 6 điểm, như SAB, BCM, BID, GAS, NVL, VNM, VIB. Trong rổ VN30, chỉ còn ACB, BVH, HDB, PDR, POW, VIC giữ được sắc xanh, với BVH dẫn đầu +1,8%.

Nhờ sự dẫn dắt của BVH, nhóm cổ phiếu bảo hiểm đạt mức tăng tốt nhất trong phiên, nhưng vốn hóa cũng chỉ thêm 1%. Ngoài BVH, PTI cũng có đóng góp lớn cho nhóm khi tăng hơn 3%.

Các nhóm khác ở chiều tăng là khai khoáng, nông nghiệp, xây dựng, chứng khoán, hóa chất; tuy nhiên mức tăng chỉ dưới 1%. Tại nhóm nông nghiệp, đáng chú ý là DBC của Dabaco bứt phá tăng hơn 5%. HNG, HAG, BAF, ASM, NSC đều tăng giá nhẹ.

Nhóm chứng khoán được kéo lên nhờ VND +1,5%, HCM +1,7%, cùng một số mã tăng mạnh là BMS +5,1%, SBS +5,6%, TCI +3,2%, VIG +2,7%, TVS +2%...

Đáng chú ý, VND dẫn đầu về thanh khoản toàn thị trường với hơn 46 triệu đơn vị được khớp lệnh. Vừa qua, nhóm cổ phiếu chứng khoán có một giai đoạn “mã hồi”, với nhiều cổ phiếu tăng 20-50% từ đáy ngắn hạn. Tuy nhiên, VND lại không đi cùng xu hướng đó. Từ tháng 12/2022 đến nay, cổ phiếu của VNDirect giao dịch trong biên độ hẹp, trong vùng giá 13.000 – 16.000 đồng.

Nhóm xây dựng sau phiên thăng hoa hôm qua đã giảm nhiệt. THD, VCG, PC1, HUT, BCG, HHV… đều giảm giá. Ngược lại, vốn hóa toàn nhóm được kéo tăng nhờ REE tăng 3,3%, CTD, HBC, IDJ tăng 2-3%, CII, LCG tăng nhẹ.

Ở chiều giảm, bán lẻ và vật liệu xây dựng là hai nhóm giảm mạnh nhất về vốn hóa nhưng tỷ lệ chỉ dưới 1%. Nhóm vật liệu xây dựng ghi nhận HPG giảm 0,9%, HSG giảm 1,1%, NKG giảm gần 1%.

Nhóm ngân hàng chỉ có 6 mã còn giữ được sắc xanh là ACB, ABB, BVB, EIB, HDB, NAB. Chiều giảm mạnh nhất có PGB -5,5%, VAB -2,6%, VIB -1,4%.

Có thể thấy, việc VN-Index không thể giữ được mốc 1.070 điểm cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm trên thị trường, xu hướng tăng chưa được củng cố khi thị trường vẫn đang trong giai đoạn thiếu vắng thông tin.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.