Giao dịch sàn HoSE phiên 15/8. |
Kết phiên 15/8, VN-Index đứng ở mốc 1.223,56 điểm, giảm gần 7 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index giảm hơn 1 điểm còn UPCoM giảm 0,47 điểm. Thanh khoản sụt giảm với tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh chỉ đạt gần 12.000 tỷ đồng. Riêng khối ngoại đã chiếm khoảng 3.200 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 120 tỷ đồng trên sàn HoSE, đánh dấu phiên mua ròng thứ năm liên tiếp. Mã được mua ròng mạnh nhất là VNM với 103 tỷ đồng, kế đến là FPT 79 tỷ đồng, CTG 64 tỷ đồng; GMD, DGW, HVN, TCH, HDG 20-30 tỷ đồng… Ngược lại, VHM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 106 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có TCB 74 tỷ đồng, HPG 40 tỷ đồng, MSN 18 tỷ đồng…
VN30 giảm hơn 5 điểm, với đa phần các mã ở chiều giảm. Các mã giảm đáng kể là GVR -2,3%, POW -2,3%, MSN -2%, BCM -1,7%, SSI -1,6%, BVH -1,3%, VRE -1,1%, MWG -1,1%... Chiều tăng có VHM, VIB, VJC, HDB, CTG; với VHM tích cực nhất +1,8%. VIC, SAB, VPB đứng tham chiếu.
Các nhóm ngành hôm nay đều diễn biến tiêu cực. Các cổ phiếu thép tiếp tục “cắm đầu” với HPG giảm 1%, lùi về vùng giá 25.200 đồng/cp; HSG giảm 3,7%, lùi về giá 19.600 đồng/cp; NKG giảm 27%, lùi về giá 19.850 đồng/cp. Các mã ở top sau cũng giảm mạnh như TVN -4,2%, GDA -3,3%, VGS -3,6%...
Mặc dù có kết quả kinh doanh quý 2/2024 nổi trội nhưng ngành thép gần đây đón nhận nhiều tin không vui. Ngày 8/8 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình hình sản xuất, tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) trong tháng 7 vẫn tiếp tục ảm đạm so với mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tiêu thụ thép HRC giảm gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 578.000 tấn. Trong đó, xuất khẩu giảm sâu 42% xuống 217.360 tấn.
Cùng với đó, giá thép HRC vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Bình quân trong tháng 7, giá thép HRC giao dịch ở mức 520 USD/tấn giảm 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây đồng thời là mức thấp nhất kể tháng 8/2020. Đà giảm tiếp tục kéo dài đến đầu tháng 8 khi xuống còn 504 USD/tấn.
Tại cuộc họp công bố kết quả kinh doanh diễn ra hôm 14/8, ông Hu Wangming - Chủ tịch Tập đoàn thép Trung Quốc Baowu ví cuộc khủng hoảng ngành thép như “mùa đông”. Và ông cho rằng “mùa đông” này đang trở nên “lạnh lẽo” và kéo dài hơn so với kỳ vọng của công ty.
Baowu là công ty của Trung Quốc, sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm 7% sản lượng toàn cầu.
Ngành thép chưa vội 'hân hoan' Mặc dù có sự hồi phục dần đều từ nửa cuối năm ngoái đến nay nhưng ngành thép vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước, điển hình như việc một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu. |
Nhóm ngân hàng chỉ có vài mã ở chiều tăng, gồm VIB, CTG, HDB, LPB, ABB, BVB; trong đó tăng tốt nhất là LPB +2,1%. Các mã còn lại đứng tham chiếu hoặc giảm trong biên độ hẹp.
Tương tự tại nhóm chứng khoán, chỉ có VIX, PSI, FTS, BSI ở chiều tăng; với mức tăng trên dưới 1%. Giảm đáng kể là CSI -4,5%, VDS -2,5%, WSS -2%, BMS -2,4%, MBS -1,9%, SHS -1,9%, SSI -1,6%, HCM -1,5%, VCI -1,2%, VND -1,4%...
Nhóm chứng khoán thường “cùng pha” với thị trường nên thời gian qua điều chỉnh khá mạnh. So với hồi đầu tháng 4/2024, SSI đã giảm hơn 20%; VND giảm 33%; SHS giảm gần 30%...
Nhóm bất động sản cũng ghi nhận phần lớn giảm giá. BCM, VRE, KBC, PDR, CEO, HDC, ITA, SJS… giảm hơn 1%; NLG, NTL, SIP, LHG, TIG, QCG, NDN… giảm 2-3%. Một số mã giảm sâu như BCR -5,3%, NHA -4,6%, TDC -4,6%, DTD -3,6%...
Chiều tăng ngoài VHM có SGR tăng trần, NVL, DXG, HDG, IJC, HQC, TIP… tăng nhẹ.
Tại các nhóm ngành còn lại, đa phần các cổ phiếu đều điều chỉnh trong biên độ nhẹ.