Giao dịch sàn HoSE phiên 9/7. |
Kết phiên 9/7, VN-Index tăng hơn 10 điểm lên mốc 1.293,71 điểm. HNX-Index tăng 2,5 điểm còn UPCoM tăng 0,67 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 22.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 5.500 tỷ đồng và tiếp tục bán ròng gần 500 tỷ đồng trên sàn HoSE.
FPT bị bán ròng mạnh nhất gần 700 tỷ đồng, kế đến là MSN 156 tỷ đồng, VRE 92 tỷ đồng; TCB, MWG trên 80 tỷ đồng; HVN 60 tỷ đồng; SSI, STB trên 40 tỷ đồng; FRT, DXG trên 30 tỷ đồng...
Chiều ngược lại, khối ngoại gom mạnh mã ngân hàng HDB với giá trị 572 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có TNH gần 140 tỷ đồng, VPB 69 tỷ đồng, PC1 51 tỷ đồng; BID, GMD trên 40 tỷ đồng; SAB hơn 30 tỷ đồng...
VN30 tăng gần 6 điểm lên mốc 1.321,78 điểm. Hầu hết các mã trong nhóm đều tăng giá, tích cực nhất là GVR +4,1%, HDB +3,5%, BCM +3,3%, BVH +2,6%, MBB +2%... Chiều giảm có FPT -1,5%, PLX -1,1%, MWG và VNM giảm nhẹ.
Thị trường tăng tốc nhờ sự đồng thuận đi lên của các nhóm ngành trụ cột. Nhóm ngân hàng ngoài HDB, MBB thì đa số cũng kết phiên trong sắc xanh. VPB +1,8%, VCB và BID tăng hơn 1%; ACB, CTG, EIB, SHB, STB, SSB... tăng nhẹ. Chiều giảm có VBB -2,8%, TCB -0,4%, OCB -1%, LPB -0,9%. BAB, KLB, MSB, PGB, SGB đứng tham chiếu.
Nhóm chứng khoán tích cực hơn khi chỉ hai mã giảm là VFS -1,2%, CSI -0,3%. Một số cổ phiếu nhỏ tăng mạnh như BVS +6,9%, CTS +5,7%, BSI +3,9%, VDS +3,1%, AGR +2,6%... Nhóm vốn hoá lớn ghi nhận VIX +2,7%, HCM +2,5%, SHS +1,7%, VCI +1,7%, VND +1,2%, SSI tăng nhẹ...
Nhóm bất động sản cũng đồng pha đi lên với nhiều mã tăng tốt như BCM +3,3%, REE +4,5%, TCH +2%, VCG +5,1%, BCG +2,9%, IJC +2,3%, KBC +1,4%, DTD tăng trần; PDR, DPG, NHA, NDN tăng hơn 1%; VHM, VRE, DIG, KDH, CEO, NVL, KOS... tăng nhẹ. DXG sau hai phiên bị bán mạnh đã hồi phục với mức tăng 0,4%.
Tuy nhiên cổ phiếu cùng nhà Đất Xanh là DXS vẫn tiếp tục giảm sâu gần 6%, lùi về vùng giá 6.200 đồng/cp - thấp nhất kể từ tháng 10/2023. Các mã ở chiều giảm khác là NLG -1,6%, TIG -3,2%; SJS, CMS, KHG, SCR giảm nhẹ.
SSI thêm mới ba cổ phiếu cho chiến lược đầu tư tháng 7 Trong giai đoạn này, dòng tiền có thể tiếp tục xoay vòng và luân chuyển đến những nhóm được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách bao gồm bất động sản, bán lẻ, xuất khẩu. |
Tiếp nối xu hướng phiên hôm qua, các cổ phiếu hoá chất nhận được sự chú ý của dòng tiền, tuy nhiên đã có sự phân hoá. CSV, BFC, LAS cùng tăng trần lập đỉnh mới. Trong đó, CSV lập chuỗi tăng trần 5 phiên liên tiếp lên vùng giá đỉnh 38.500 đồng/cp. Chỉ từ cuối tháng 6 đến nay, cổ phiếu của CTCP Hoá chất cơ bản miền Nam đã tăng 46%.
Ngoài ra trong nhóm còn có SFG cũng tăng trần, DDV tăng hơn 5%. DCM tăng đáng kể trong phiên sáng nhưng sau đó dần giảm nhiệt và kết phiên ở mức tăng 0,8%. DGC cũng chỉ tăng nhẹ, còn DPM đảo chiều từ sắc xanh sang giảm 0,9%.
Bên cạnh nhóm phân bón, dòng tiền hôm nay còn chú ý tới nhóm điện, với PC1 tăng trần lên mức giá 31.600 đồng/cp - cao nhất kể từ tháng 6/2022. GEX tăng gần 4%, PPC tăng 3%, GEG tăng 2,6%, QTP tăng 2,4%, NT2 tăng hơn 2%, VSH tăng 5,5%, POW tăng 1,7%...
PC1 là doanh nghiệp hoạt động trong mảng xây lắp nhưng thời gian qua thể hiện tham vọng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Công ty sở hữu cụm nhà máy điện gió Liên Lập, Phong Lập, Phong Nguyên tại Quảng Trị với tổng công suất 144 MW, đáp ứng điều kiện bán điện theo giá FIT.
Năm 2025, PC1 dự kiến đầu tư và quản lý 350MW năng lượng tái tạo; mục tiêu năm 2035 vận hành thành công 1GW điện gió ngoài khơi.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP cho phép dự án điện mặt trời, gió, thủy điện nhỏ, sinh khối… có thể được mua bán trực tiếp thông qua hai phương án gồm qua đường dây riêng và lưới quốc gia (cơ chế DPPA). Cơ chế này giúp tạo điều kiện tiêu thụ cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo, với mức giá theo đàm phán.
Hai kịch bản thị trường chứng khoán tháng 7 |
Triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024 |
SSI: 'Cửa tăng' của VN-Index vẫn sáng trong nửa cuối năm |