VN30 giảm mạnh, NVL bứt phá sau tin ông Bùi Thành Nhơn trở lại

NOVALAND VN INDEX
16:05 - 03/02/2023
Nhóm bất động sản và xây dựng là trụ cột để VN-Index không giảm sâu.
Nhóm bất động sản và xây dựng là trụ cột để VN-Index không giảm sâu.
0:00 / 0:00
0:00
Hôm nay tiếp tục là một phiên giao dịch giằng co với thanh khoản thấp, tuy nhiên trái ngược với phiên hôm qua là nhóm bluechip bị bán mạnh khiến VN-Index kết phiên dưới tham chiếu.

Cụ thể, VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,4 điểm nên vẫn đứng ở mốc 1.077 điểm. HNX-Index giảm 0,03 điểm trong khi UPCoM tăng 0,6 điểm. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt hơn 11.200 tỷ đồng, trong đó khối ngoại chiếm 2.300 tỷ đồng. Họ vẫn mua ròng với giá trị hơn 500 tỷ đồng trên sàn HoSE.

STB được mua ròng 171 tỷ đồng và đứng đầu danh sách được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng. HPG vẫn tiếp tục được dòng tiền ngoại tìm tới với giá trị mua ròng hơn 100 tỷ đồng. Tiếp theo là NVL +49 tỷ đồng, VCB +30 tỷ đồng, KBC +28 tỷ đồng, CTG +26 tỷ đồng, VIC +23 tỷ đồng…

Chiều bán ròng, 2 mã đứng đầu danh sách là KDCHHV, tuy nhiên giá trị bán ròng chỉ hơn 10 tỷ đồng.

VN-Index giảm điểm chủ yếu do lực kéo từ nhóm bluechip khi chỉ số VN30 giảm gần 8 điểm. Tác động tiêu cực nhất là MWGTCB khi giảm lần lượt 4,2% và 3,2%. VJC, SSI, FPT, ACB cùng giảm hơn 2%. BVH, CTG, GAS, HPG, MBB, MSN, PDR, STB, VNM, VPB có mức giảm thấp hơn.

Hôm nay, nhóm bán lẻ có mức giảm mạnh nhất, chủ yếu do ảnh hưởng của MWG. Các nhóm khai khoáng, công nghệ thông tin, vận tải kho bãi cũng giảm 1,4-1,7% giá trị vốn hóa. Các nhóm chứng khoán, xây dựng, bảo hiểm giảm nhẹ hơn.

Nhóm xây dựng và bất động sản là trụ cột để VN-Index giữ điểm. Hai chủ lực đầu tư công là HHVLCG cùng tăng hết biên độ. Các mã lớn như VIC, VHM, VRE, NVL, KBC, KDH, VCG đều ở chiều tăng. Đáng chú ý là NVL của Novaland khi bứt phá tăng 5,3% lên mức giá 14.950 đồng.

Theo công bố mới nhất, Novaland đã điều chỉnh số lượng thành viên HĐQT từ 7 xuống 5 thành viên và bầu cử lại thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo đó, ông Bùi Thành Nhơn chính thức được bầu chọn là Chủ tịch HĐQT và là người đại diện pháp luật.

Theo đề án tái cấu trúc của Novaland, tập đoàn sẽ tinh gọn bộ máy, sơ đồ tổ chức có nhiều sự thay đổi, có sự tách bạch và phân quyền hoạt động độc lập, giữa Hội đồng quản trị, Ban điều hành, từng cá nhân được giao quyền và trách nhiệm rõ ràng.

Nhóm ngân hàng cũng tăng nhẹ 0,15% giá trị vốn hóa, chủ yếu do sự đóng góp của “anh cả” VCB khi tăng 2,6%. VIB, TBP, HDB, BID cũng là những bluechip tăng giá có tác động tích cực đến chỉ số nhóm. Ngoài ra còn có PGB tăng trần, OCB, LPB, KLB, BAB ở chiều tăng.

Cổ phiếu VNZ của CTCP VNG tiếp tục khớp lệnh 100 đơn vị, tăng trần lên mức giá 444.300 đồng/cp, là mã có thị giá cao nhất trên sàn hiện nay. Sau 13 phiên trắng giao dịch kể từ khi niêm yết trên sàn UPCoM, từ phiên 1/2 đến nay, VNZ đã có 3 phiên liên tiếp có thanh khoản nhưng chỉ khớp lệnh 100 đơn vị mỗi phiên. Tuy nhiên do 3 phiên đều tăng trần và phiên đầu tiên biên độ +40% nên thị giá của VNZ đã tăng 70%, tương ứng vốn hóa VNG tăng hơn 7.000 tỷ đồng lên gần 16.000 tỷ đồng.

Phiên “sập” ngày 1/2 đã khiến VN-Index chỉ trong thời gian ngắn cuối phiên bốc hơi hơn 35 điểm và ghi nhận phiên giảm sâu nhất trong khoảng 1 tháng. Dù thị trường nhanh chóng đảo chiều hồi phục ngay trong phiên 2/2, nhưng với nhịp tăng nhẹ về điểm số và thanh khoản tiếp tục suy giảm, cho thấy đây chỉ là pha hồi phục kỹ thuật.

Xét về kỹ thuật, với việc 2 chỉ báo RSI và MACD tại khung đồ thị giờ vẫn đang hướng xuống tiêu cực và chưa có dấu hiệu tạo đáy đầu tiên cho thấy rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn đang tiềm ẩn. Điều mà nhiều nhà đầu tư hy vọng là ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.070 điểm, tương ứng với đường trung bình giá 20 ngày được giữ vững thì chu kỳ tăng giá còn có thể tiếp tục.

Tin liên quan

Đọc tiếp