VPS tiếp tục 'thống trị' thị phần môi giới tất cả các sàn trong quý III

VPS CHỨNG KHOÁN
10:36 - 06/10/2022
VPS tiếp tục 'thống trị' thị phần môi giới tất cả các sàn trong quý III
0:00 / 0:00
0:00
Chứng khoán VPS tiếp tục giữ thị phần áp đảo về môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý III/2022 trên tất cả các sàn HoSE, HNX, UPCoM lẫn phái sinh.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý III/2022.

Trên sàn HoSE, 10 cái tên trên bảng xếp hạng công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trong quý III không có thay đổi so với nửa đầu năm nay. Tổng thị phần của 10 công ty chứng khoán lớn nhất chiếm 67,64%, tương đương mức 68,05% nửa đầu năm 2022.

Ở nhóm dẫn đầu, ba công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất chiếm hơn 1/3 lượng giao dịch trên sàn HOSE là Chứng khoán VPS (18,71%), Chứng khoán SSI (9,6%), Chứng khoán VNDirect (7,72%).

Trong quý III, Chứng Khoán Mirae Asset (Việt Nam) vượt Chứng khoán TP HCM (HSC) và Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng thị phần với 5,85%. Trong khi thị phần môi giới của Chứng khoán HSC là 5,58%, bằng con số của nửa đầu năm nay.

Trên sàn HNX, vị trí dẫn đầu về thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HNX trong quý III vẫn thuộc về Chứng khoán VPS. So với quý trước, thị phần của VPS tăng từ 19,39% lên 23,01%.

Các vị trí khác trong top 5 không thay đổi thứ hạng, lần lượt là Chứng khoán VNDirect, Chứng khoán SSI, Chứng khoán TCBS và Chứng khoán MBS. Trong đó, thị phần của VNDirect giảm từ 10,17% xuống còn 9%, SSI giảm từ 7,44% xuống còn 6,33%, TCBS giảm từ 6,21% còn 5,96% và MBS tăng nhẹ thị phần từ 4,22% lên 4,84%.

Trong quý III này, Chứng khoán DNSE, Chứng khoán HSC và Chứng khoán SHS bị loại ra khỏi Top 10 và thay vào đó là Chứng khoán KB Việt Nam, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) và Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCSC).

Trong đó, chứng khoán KB Việt Nam xếp thứ 6 với thị phần 3,83%; Chứng khoán Mirae Asset xếp thứ 7 với thị phần 3,41%; Chứng khoán FPT xếp thứ 8 với 3,04%; Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), xếp thứ 9 với 2,79% và Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCSC) xếp thứ 10 với 2,69%.

Trên sàn UPCoM, VPS dẫn đầu thị phần môi giới, chiếm tới 24,13%. Trong khi đó, quý III này Chứng khoán HSC cũng lọt khỏi top 10, thế chỗ là Chứng khoán Mirae Asset.

Đối với thị phần môi giới phái sinh, phần lớn thị phần vẫn nằm trong tay VPS. Quý này, Chứng khoán TCBS vượt lên hạng 4 với thị phần 4,05%, đẩy VNDirect xuống hạng 5. Trong khi Chứng khoán AIS bị loại ra khỏi top 10 trong quý này và thay vào đó là Chứng khoán BSC.

Theo đánh giá của FiinRatings, tính đến ngày 30/06/2022, quy mô tổng tài sản của 68 công ty chứng khoán đang hoạt động đạt 383 nghìn tỷ đồng và quy mô vốn chủ đạt 178 nghìn tỷ. Quy mô vốn chủ sở hữu này đã tăng ở mức 3,17 lần so với thời điểm cuối năm 2017 và hệ số đòn bẩy (Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu) ở mức 2,2 lần vào giữa năm 2022.

Tuy nhiên, thanh khoản bình quân ngày trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ ở mức khoảng 60% so với bình quân năm 2021và quy mô cho vay margin đã giảm đáng kể trong nửa đầu năm 2022

Song, các chuyên gia phân tích FiinRatings đánh giá đây là mức độ đòn bảy cơ bản vẫn ở ngưỡng khá an toàn trên góc nhìn toàn ngành mặc dù có nhiều công ty có mức độ đòn bảy cao hơn. Điều này có được nhờ các công ty chứng khoán hiện nay đã đa dạng hóa mô hình thu nhập bao gồm tự doanh/ đầu tư, môi giới, cho vay ký quỹ và tư vấn tài chính/ phát hành.

Đằng sau vị trí quán quân thị phần môi giới VPS

Cuộc đua tăng thị phần môi giới ngày càng trở nên gay cấn hơn đối với các công ty chứng khoán, khi dòng tiền nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Môi giới thường mang lại doanh thu, lợi nhuận cho các công ty chứng khoán chỉ đứng sau tự doanh.

Tuy nhiên, thị phần môi giới không phải lúc nào cũng đồng thuận với khoản lợi nhuận thu về từ mảng này.

Nhìn vào báo cáo tài chính quý II/2022 của VPS, lượng tiền nhà đầu tư đang "nằm chờ" ở VPS cũng là một con số tương đối lớn. Tại thời điểm 30/6/2022, nhà đầu tư đang gửi gần 22.700 tỷ đồng ở VPS. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư trong nước về giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý, ghi nhận hơn 21.601 tỷ đồng. So với thời điểm hồi cuối quý I/2022 (21.093 tỷ), lượng tiền của nhà đầu tư trong nước tại VPS tăng hơn 500 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh thu tại mảng môi giới lại ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt 715 tỷ đồng, tương ứng 32% tổng doanh thu hoạt động.

Đọc tiếp