ADB: Quy mô thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ Việt Nam đạt 83,6 tỷ USD

Theo báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á cho Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố sáng 26/11, tính đến hết quý III/2021, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng 8,1% so với quý II, đưa tổng quy mô thị trường lên 83,6 tỷ USD.

ADB: Quy mô thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ Việt Nam đạt 83,6 tỷ USD

Theo ADB, thị trường trái phiếu các nền kinh tế khu vực Đông Á mới nổi - bao gồm Trung Quốc, đặc khu Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - đã chứng kiến mức tăng trưởng chung 3,4% trong quý III, qua đó đưa tổng quy mô thị trường lên tới 21,7 nghìn tỷ USD.

Tiền tệ trượt giá, lãi suất trái phiếu tăng ở nhiều nền kinh tế mới nổi châu Á

ADB nhận định trong quý III, hiện tượng lạm phát toàn cầu nóng lên kết hợp với tín hiệu trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông qua thu hẹp chương trình mua tài sản từ tháng 11 đã gây áp lực buộc các ngân hàng Trung ương trong khu vực xem xét thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này lập tức gây sức ép lên thị trường tiền tệ khu vực, khiến tiền tệ trượt giá và lãi suất trái phiếu tăng ở hầu hết các nền kinh tế Đông Á mới nổi.

"Lãi suất trái phiếu tăng, các đồng tiền suy yếu và phí bảo hiểm rủi ro tăng cao trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thông báo sẽ hạn chế mua trái phiếu bắt đầu từ tháng 11," ADB nhận định.

Cụ thể, theo thống kê của ADB trong giai đoạn 31/8-5/11/2021, đồng Baht Thái ghi nhận mức trượt giá sâu nhất, giảm 3,1% so với USD. Đồng Won của Hàn Quốc trượt 2,2% so với USD trong khi đồng Peso của Philippines trượt 1,2%. Riêng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng 1,0% và tiền Đồng Việt Nam tăng nhẹ 0,4% so với USD.

Đồng Việt Nam tăng giá 0,4% so với đồng USD trong giai đoạn 31/8-5/11/2021
Đồng Việt Nam tăng giá 0,4% so với đồng USD trong giai đoạn 31/8-5/11/2021

Tuy vậy, triển vọng kinh tế tích cực và lập trường chính sách phù hợp đã tạo nền tảng tích cực cho các điều kiện tài chính trong khu vực, dẫn đến dòng vốn nước ngoài chảy vào thị trường trái phiếu và cổ phiếu các nền kinh tế mới nổi Đông Á tiếp tục tăng trong quý III.

Các thị trường trái phiếu trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc; Hồng Kông (Trung Quốc); Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt tổng giá trị là 388,7 nghìn tỉ USD, vẫn là thị trường trái phiếu bền vững khu vực lớn nhất sau thị trường Châu Âu và chiếm tới 19,2% các thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu, tính tới cuối tháng 9.

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã tăng tốc ở mức 8,1% so với quý trước, làm tăng quy mô thị trường lên tới 83,6 tỉ USD. Tăng trưởng hàng năm giảm còn 23,5%. Việc mở rộng nguồn cung trái phiếu tổng thể được cho là do trái phiếu chính phủ phục hồi từ mức suy giảm trong quý trước và trái phiếu doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ.

ADB: Báo cáo Giám sát trái phiếu Châu Á

Nhận định về môi trường tài chính khu vực nói chung, ông Joseph Zveglich Jr., quyền Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho hay: “Triển vọng kinh tế vĩ mô đáng khích lệ và lập trường chính sách thích ứng đang hỗ trợ các điều kiện tài chính của khu vực. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể nhận thấy cần phải giảm bớt tính thích ứng để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và bắt kịp với những thay đổi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ”.

Ông Joseph Zveglich Jr. nhận định thêm rằng khó có nguy cơ xảy ra một “cơn thịnh nộ của thị trường khi các gói kích thích bị rút lại” (taper tantrum) do Fed trong thời gian qua đã thông tin rõ ràng về lập trường chính sách tiền tệ, đồng thời nền tảng kinh tế của khu vực đến nay vẫn rất mạnh mẽ.

Tính riêng các quốc gia trong khối ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong quý III/2021, thị trường trái phiếu các quốc gia này tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,9 nghìn tỷ USD, cao hơn cả mức tăng trưởng 12,6% của Trung Quốc và 7,6% của Hàn Quốc.

ADB đánh giá thị trường trái phiếu 6 quốc gia trong khối ASEAN đang cho thấy năng lực thị trường vững vàng trong đại dịch, thể hiện rõ qua lãi suất trái phiếu thấp trong bối cảnh thị trường mở rộng nhanh chóng.

Các định chế tài chính trong nước, nhất là các ngân hàng, đang neo giữ cho thị trường trái phiếu vận hành ổn định. Trong khi đó, một số ngân hàng Trung ương trong khu vực đã tạo thuận lợi cho tính thanh khoản của thị trường thông qua các chương trình mua sắm tài sản. Trái phiếu trung và dài hạn chiếm phần lớn lượng trái phiếu đang lưu hành trên 6 thị trường trái phiếu ASEAN, hàm ý một cơ cấu tài chính tương đối ổn định.

Tại Việt Nam, cơ cấu nhà đầu tư mua trái phiếu đồng nội tệ chủ yếu là các nhà băng và quỹ bảo hiểm, hưu trí
Tại Việt Nam, cơ cấu nhà đầu tư mua trái phiếu đồng nội tệ chủ yếu là các nhà băng và quỹ bảo hiểm, hưu trí

Thị trường Việt Nam: Tăng nhanh nhất trong các nền kinh tế mới nổi Đông Á

Riêng tại Việt Nam, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong quý III đã ghi nhận tăng trưởng 8,1% so với quý II và tăng trưởng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng quy mô thị trường đạt 83,6 tỷ USD.

Thị trường trái phiếu Chính phủ phục hồi từ mức suy giảm trong quý trước với mức tăng 4,2% lên 62,1 tỷ USD, trở thành động lực chính cho sự mở rộng nguồn cung trái phiếu trong nước. Trong đó, trái phiếu kho bạc đang lưu hành tăng 4,6% so với quý II, là động lực chính cho sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, thị trường trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phương chỉ tăng khiêm tốn 0,8%.

Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành đã lên tới 21,4 tỷ USD. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 21,5% so với cùng kỳ 2020.

ADB: Báo cáo Giám sát trái phiếu Châu Á

Việt Nam vẫn là thị trường trái phiếu Chính phủ có quy mô nhỏ nhất so với 5 thị trường trong khối ASEAN còn lại, với quy mô chỉ bằng 19,1% thị trường lớn nhất là Indonesia (326,1 tỷ USD).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước cũng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành đã lên tới 21,4 tỷ USD.

Tương tự, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cũng vẫn là thị trường quy mô nhỏ nhất trong 6 thị trường khối ASEAN mà báo cáo của ADB theo dõi, với quy mô chỉ tương đương 11,5% so với thị trường lớn nhất là Malaysia (186,4 tỷ USD).

Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng so với quý liền trước, thị trường trái phiếu nội tệ của Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong các nền kinh tế mới nổi Đông Á
Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng so với quý liền trước, thị trường trái phiếu nội tệ của Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong các nền kinh tế mới nổi Đông Á

Theo đánh giá của ADB, dù thị trường trái phiếu đồng nội tệ của Việt Nam vẫn là thị trường nhỏ nhất trong số các nền kinh tế mới nổi Đông Á với quy mô 83,6 tỷ USD nhưng nếu tính theo tốc độ tăng trưởng so với quý liền trước, đây lại là thị trường tăng trưởng nhanh nhất trong các nền kinh tế mới nổi Đông Á, vượt qua cả Singapore. Trong khi đó, nếu tính theo tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, thị trường trái phiếu đồng nội tệ Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai, xếp sau Indonesia.

PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS hoàn thành vượt 82% kế hoạch lợi nhuận năm 2024

PV GAS ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt trên 13.000 tỷ đồng, bằng 182% kế hoạch, tương ứng gần 25% lợi nhuận toàn Petrovietnam.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
TPS: Ba động lực cho tăng trưởng GDP năm 2025

TPS: Ba động lực cho tăng trưởng GDP năm 2025

Chứng khoán Tiên Phong nhận định, đồng USD được dự báo diễn biến khá phức tạp trong năm 2025 và là một 'ẩn số quan trọng'.
Đất Xanh được chấp thuận chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu

Đất Xanh được chấp thuận chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu

Đất Xanh sẽ sử dụng phần lớn trong số 1.800 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt chào bán để rót thêm vốn vào Bất động sản Hà An để công ty này trả nợ cho các công ty con.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Yếu tố nào giúp ngành thép tiếp tục được đặt 'ngôi sao hy vọng' năm 2025

Yếu tố nào giúp ngành thép tiếp tục được đặt 'ngôi sao hy vọng' năm 2025

Một số báo cáo nghiên cứu thị trường nhận định rằng, năm 2025, ngành thép tiếp tục sẽ có nhiều diễn biến khả quan.
Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Số liệu thị trường: Diễn biến tình hình nhập khẩu chè của Đài Loan

Đài Loan nhập khẩu 12.059 tấn chè từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024, với trị giá 20,57 triệu USD, giảm nhẹ 0,05% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Hải sản xuất khẩu tăng trưởng trái chiều trong 11 tháng 2024

Trong khi sản phẩm cá ngừ, cua ghẹ xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt với hai con số thì mực, bạch tuộc lại giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Loạt ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2024

Loạt ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2024

Một số nhà băng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024, trong đó Sacombank đạt 12.700 tỷ đồng lợi nhuận, cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Việt Nam lần đầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD một loại hàng hóa

Chỉ chưa đầy 12 tháng, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đã đạt và vượt mốc 100 tỷ USD, mốc cao nhất kể từ năm 2013 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục thập kỷ

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ghi nhận kết quả kỷ lục hơn 10 năm (giai đoạn 2013 – 2024).
HSBC: Việt Nam 'ngôi sao' tăng trưởng trong khối ASEAN

HSBC: Việt Nam 'ngôi sao' tăng trưởng trong khối ASEAN

Theo HSBC, bức tranh kinh tế trong nước năm 2024 đa phần đã tích cực hơn khi đà phục hồi dần vững chắc qua các tháng của năm, nhanh chóng đưa Việt Nam trở lại như một "ngôi sao" tăng trưởng trong khối ASEAN.
Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Sản phẩm hóa chất là mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Lào

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Lào đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc dẫn đầu các thị trường xuất khẩu sắn của Thái Lan

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Thái Lan trong 10 tháng đầu năm 2024.
Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Doanh thu nội địa của Vĩnh Hoàn có tháng giảm đầu tiên trong năm 2024

Tháng 11/2024, trong khi hầu hết các thị trường chính của Vĩnh Hoàn tăng trưởng tốt về doanh thu thì nội địa lại ghi nhận giảm -9%. Đây cũng là tháng đầu tiên trong năm thị trường này có mức tăng trưởng âm.
Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

Xuất nhập khẩu phân bón 11 tháng tăng cả lượng và giá

11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt 6,39 triệu tấn với 2,23 tỷ USD kim ngạch, tăng lần lượt 26% về lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Top 3 thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

11 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Brazil và Mỹ là ba thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Xuất khẩu cá ngừ tháng 11 chấm dứt đỉnh 25 tháng

Sau khi lên mức đỉnh về kim ngạch 25 tháng trong tháng 10, sang tháng 11/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có phần chững lại.
Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Nhiều mặt hàng nông sản lập kỷ lục chỉ trong 11 tháng

Dù mới trải qua 11 tháng đầu năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản đã ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cao nhất các năm giai đoạn 2013 - 2023 như cà phê, rau quả, gạo...
Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam chi hơn 42 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – ASEAN đạt 76,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS nêu những yếu tố tích cực giúp tỷ giá dần hạ nhiệt

MBS cho rằng áp lực tỷ giá sẽ dần hạ nhiệt và đạt mức 25.000 VND/USD vào cuối năm nay nhờ một số yếu tố tích cực.
Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Xuất khẩu cá tra tiến về đích 2 tỷ USD

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam thu về 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 35 thị trường trên thế giới, trong đó Hong Kong (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

ĐBSCL xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đạt 38,2 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mỗi ngày VinFast bàn giao hơn 530 ô tô điện tại thị trường Việt Nam

Mỗi ngày VinFast bàn giao hơn 530 ô tô điện tại thị trường Việt Nam

Ngày 11/12, VinFast công bố đã bàn giao hơn 16.000 ô tô điện trong tháng 11/2024, nâng tổng số ô tô điện mà hãng này bán ra từ đầu năm đến nay lên hơn 67.000 xe tại thị trường nội địa.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Trong 11 tháng 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào là nước dẫn đầu nhận số vốn 160,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư.
Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

Việt Nam chi gần 100 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng

11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 97,7 tỷ USD để nhập khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện, chiếm 28% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa trong kỳ.
Hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng

Hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng

Riêng tháng 11/2024, Việt Nam đã đón 1,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động trong 11 tháng

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 là hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu gần 9 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

11 tháng đầu năm 2024, thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN đạt 76 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang khối đạt 33,7 tỷ USD và nhập khẩu từ khối đạt 42,3 tỷ USD.
Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Tăng giá điện sinh hoạt là nguyên nhân chính làm CPI tháng 11 tăng 0,13%

Chỉ số giá điện sinh hoạt, giá nhà ở thuê và vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng là những yếu tố chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước.
11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

11 tháng năm 2024, giải ngân vốn FDI đạt mức cao kỷ lục

Tính đến 30/11, các dự án đầu tư nước ngoài ước tính đã giải ngân được khoảng khoảng 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023, đây cũng là con số giải ngân cao kỷ lục giai đoạn 2019-2024.
PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng nhẹ trong tháng 11

PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng nhẹ trong tháng 11

PMI ngành sản xuất Việt Nam vẫn nằm trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 11, cho thấy các điều kiện kinh doanh đã cải thiện tháng thứ hai liên tiếp sau khi bị suy giảm do ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi hồi tháng 9.
Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng, tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào ngân hàng

Lãi suất huy động liên tục tăng trong thời điểm tháng 8, tháng 9/2024 đã thu hút dòng tiền nhàn rỗi từ cả người dân và doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng.
Lượng than cung cấp cho sản xuất điện vẫn còn rất lớn

Lượng than cung cấp cho sản xuất điện vẫn còn rất lớn

Theo TKV, 11 tháng năm 2024, trong tổng số 42,44 triệu tấn than tiêu thụ, số lượng than cung cấp cho sản xuất điện đạt 36,33 triệu tấn, chiếm gần 86%.
Xem thêm