An ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa bởi xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine tiếp tục leo thang không chỉ làm xói mòn an ninh địa chính trị, an ninh năng lượng mà còn đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Nhân loại đang rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện khi hàng triệu người có thể sẽ rơi vào cảnh đói khát.

Thu hoạch lúa mì tại làng Tersky, gần Stavropol, Nga. Ảnh: Bloomberg
Thu hoạch lúa mì tại làng Tersky, gần Stavropol, Nga. Ảnh: Bloomberg

Nga và Ukraine vốn chiếm tỷ trọng khổng lồ trong nguồn cung cấp nông nghiệp của thế giới. Hai quốc gia này đóng vai trò xuất khẩu các loại lương thực (lúa mì, ngô, dầu hướng dương,...), chiếm hơn 1/10 tổng lượng calo được giao dịch trên toàn cầu. Giờ đây, các lô hàng đến từ cả hai quốc gia này hầu như đã cạn kiệt.

Trong hai tuần xảy ra chiến sự, thị trường hàng hóa ghi nhận mức giá tăng vọt, trong đó giá lúa mì tăng khoảng 50% và giá ngô vừa chạm mức cao nhất trong một thập kỷ. Chi phí tăng cao sẽ trở thành vấn đề lớn và đè nặng lên chính sách tiền tệ ở các thị trường mới nổi - nơi thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tiêu dùng.

Theo dự đoán của các nhà phân tích, dòng chảy xuất khẩu sẽ tiếp tục bị gián đoạn trong nhiều tháng ngay cả khi cuộc chiến có thể kết thúc vào ngày mai.

Máy thu hoạch kết hợp dỡ hạt lúa mì đã thu hoạch vào một chiếc xe tải ở Stavropol, Nga. Ảnh: Bloomberg
Máy thu hoạch kết hợp dỡ hạt lúa mì đã thu hoạch vào một chiếc xe tải ở Stavropol, Nga. Ảnh: Bloomberg

Bloomberg bình luận rằng: "Có rất ít nơi nào trên hành tinh mà từ một cuộc xung đột như thế này có thể tạo ra một đòn tàn khốc đến mức không thể đảm bảo rằng nguồn cung cấp lương thực - vốn luôn dồi dào và giá cả phải chăng. Đây là lý do tại sao Nga và Ukraine được biết đến là một trong những quốc gia nắm giữ sự quan trọng của kinh tế toàn cầu".

Khủng hoảng lương thực khiến nạn đói gia tăng

Khi quay ngược thời gian trở về thời điểm đại dịch Covid-19 lần đầu tiên xảy ra vào năm 2020, hình ảnh dòng người chạy quanh các cửa hàng thực phẩm và những kệ hàng trống rỗng do khan hiếm hàng hóa đã gây sốc cho thế giới khi đe dọa trực tiếp đến bữa cơm của gần 1/10 dân số toàn cầu.

Nhưng vào thời điểm đó, các kho dự trữ lương thực vẫn còn nhiều. Còn hiện nay, các kho dự trữ của nhiều quốc gia hiện đã giảm dần. Sự kết hợp của chi phí vận chuyển cao hơn, lạm phát năng lượng, thời tiết khắc nghiệt và tình trạng thiếu người lao động đã khiến việc sản xuất lương thực trở nên khó khăn hơn.

Các nước ở Châu Phi và Châu Á là những nước phụ thuộc nhiều nhất vào ngũ cốc Ukraine. Nguồn: FAO/Bloomberg
Các nước ở Châu Phi và Châu Á là những nước phụ thuộc nhiều nhất vào ngũ cốc Ukraine. Nguồn: FAO/Bloomberg

Giá lương thực toàn cầu đã ở mức cao kỷ lục, với Chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm - cao hơn 3,9% so với tháng trước đó và tăng 40% trong hai năm qua. Tình trạng này đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu và nguy cấp hơn khi Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính 45 triệu người đang đứng trước bờ vực của nạn đói.

Ông David Beasley, Giám đốc của WFP, cho biết: “Những viên đạn và pháo kích ở Ukraine có thể đưa cuộc khủng hoảng đói toàn cầu lên mức cao hơn bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trước đây”.

Không chỉ có năng lượng, thế giới đã trở nên phụ thuộc rất nhiều vào Ukraine và Nga về lúa mì. Hai quốc gia này cũng là những nhà cung cấp lương thực giá rẻ, khiến xuất khẩu của họ được các nhà nhập khẩu ở Trung Đông và Bắc Phi ưa chuộng, bao gồm cả Ai Cập, nước mua lúa mì lớn nhất thế giới.

Giá lúa mì kỳ hạn giao dịch tại Chicago đạt mức giá cao kỷ lục hôm 8/3. Chủ tịch Eurasia Group, Ian Bremmer, nói rằng: “Bạn sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng của nạn đói trên khắp thế giới".

Nga và Ukraine chiếm 1/4 xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu. Nguồn: Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC)/Bloomberg
Nga và Ukraine chiếm 1/4 xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu. Nguồn: Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC)/Bloomberg

Lúa mì là một mặt hàng quan trọng cần theo dõi vì giá bánh mì từng gây ra tình trạng bất ổn trong lịch sử. Nguồn cung lúa mì từ Nga đã từng là gây ra một phần của bức tranh bất ổn lương thực toàn cầu. Năm 2010, đất nước này trải qua đợt nắng nóng kỷ lục tàn phá mùa màng và chính phủ cuộc cấm xuất khẩu.

Giá lúa mì trên thị trường quốc tế thời điểm đó ghi nhận mức tăng gấp đôi chỉ trong vài tháng, làm tăng giá bánh mì của hàng triệu người. Giá cả tăng vọt cùng sự kết hợp của các yếu tố khác đã gây ra các cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập.

Ngay cả khi lúa mì của Nga không bị áp lệnh trừng phạt trực tiếp, thì lĩnh vực thương mại của nước này đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Một số đơn hàng lương thực của Nga vẫn đang được vận chuyển bằng đường bộ, trong khi các tàu thuyền chở hàng gần như bị đình trệ do hành động quân sự ở Biển Đen.

Tiến sĩ Scott Irwin, một nhà kinh tế nông nghiệp tại Đại học Illinois (Mỹ), cho biết: “Có khả năng xảy ra một lỗ hổng nghiêm trọng trong nguồn cung ngũ cốc thế giới vào năm 2022".

Hiệu ứng domino chủ nghĩa bảo hộ lương thực

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã định vị sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực, hơn là để cung cấp đủ lương thực. Vì vậy, các quốc gia khu vực châu Phi như Ghana và Cameroon có thể là những "người khổng lồ" trong thị trường ca cao, nhưng vẫn phụ thuộc rất lớn vào các lô hàng lúa mì.

Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu lương thực có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra ở Nga và Ukraine và biết rằng thế giới sẽ không có đủ lúa mì hoặc lúa mạch, vì vậy thay vì xuất khẩu tiếp, họ chuyển sang bảo toàn nguồn cung. Điều đó có thể dẫn đến một hiệu ứng domino nguy hiểm, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến những người nghèo nhất thế giới và những nước phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu lương thực.

Đã có một số dấu hiệu ban đầu của chủ nghĩa bảo hộ trong sản xuất. Hungary đang cấm xuất khẩu ngũ cốc và Tổng thống Serbia hôm thứ 7/3 cho biết nước này sẽ sớm hạn chế các chuyến hàng lúa mì.

Một con tàu chở lúa mì xuất khẩu tại cảng Mykolaiv, Ukraine vào năm 2016. Ảnh: Bloomberg
Một con tàu chở lúa mì xuất khẩu tại cảng Mykolaiv, Ukraine vào năm 2016. Ảnh: Bloomberg

Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã có những động thái vào tuần trước nhằm tăng cường kiểm soát đối với mặt hàng ngũ cốc trong nước. Moldova đã tạm ngừng xuất khẩu lúa mì, ngô và đường từ tháng này.

Tại Cameroon, quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, giá các đơn hàng đã tăng 70%. Theo ông Jean Marie Kakdeu, Chủ tịch Liên minh Thúc đẩy Sản xuất Quốc gia Cameroon, giá dầu tăng cao khiến giá cước vận chuyển tăng cao kéo theo chi phí vận chuyển lúa mì cũng tăng.

“Đất nước chúng tôi có thể sẽ trải qua nạn đói nếu không tìm ra biện pháp để giải quyết”, ông cho biết.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã đoán trước tình hình bất ổn ở Nga và Ukraine và đã có các chính sách "lấp đầy lỗ hổng" lương thực toàn cầu. Ví dụ, Ấn Độ đã tăng xuất khẩu các lô hàng lúa mì trong những năm gần đây. Ông Vijay Iyengar, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Agrocorp International có trụ sở tại Singapore, dự đoán quốc gia Nam Á này sẽ chứng kiến ​​xuất khẩu các mặt hàng ngũ cốc vượt kỷ lục 7 triệu tấn trong mùa thu hoạch năm nay nếu xung đột kéo dài.

Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể đảo chiều chính sách nông nghiệp. Nhiều quốc gia có thể lấp đầy thâm hụt nguồn cung toàn cầu lại đang gặp phải các vấn đề về sản xuất. Brazil, một nhà cung cấp ngô và đậu nành lớn của thế giới, đang trải qua một đợt hạn hán tàn khốc đang hủy hoại mùa màng. Thời tiết khô hạn cũng làm héo rũ những cánh đồng ở Canada và một số vùng của Mỹ vào năm ngoái. Nông dân ở Bắc Mỹ cho biết, họ đang trồng trọt nhiều hơn vào mùa xuân này, nhưng phải vài tháng nữa mới đến vụ thu hoạch.

Sẽ có những bữa ăn thiếu thốn

Tại khu vực chiến sự ở Ukraine, tình trạng thiếu thốn lương thực đang trở nên nghiêm trọng. Việc tìm kiếm các loại thực phẩm ở hầu hết các thành phố đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy khi những người lái xe tải được phân công để phân phối hàng hóa (gạo, khoai tây, nhu yếu phẩm,...) sợ ra ngoài vì sợ bị nhầm với xe quân sự và bị tấn công.

Ông Nate Mook, Giám đốc điều hành của nhóm cứu trợ lương thực cho biết: “Tôi tưởng tượng trong những ngày và tuần tới, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn".

Một người phụ nữ mua thực phẩm trong một cửa hàng bị hư hại do pháo kích ở Kharkov, thành lớn thứ hai của Ukraine, ngày 8/3. Ảnh: AFP
Một người phụ nữ mua thực phẩm trong một cửa hàng bị hư hại do pháo kích ở Kharkov, thành lớn thứ hai của Ukraine, ngày 8/3. Ảnh: AFP

Ở nước Nga cũng vậy. Nạn đói có thể sẽ gia tăng do các lệnh trừng phạt làm tổn hại đến nền kinh tế của quốc gia này. Trong những năm 1990, các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iraq cũng từng gây ra cái chết của nửa triệu trẻ em do tình trạng suy dinh dưỡng gia tăng.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nạn đói đã gia tăng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, trong đó con số thiệt hại lớn nhất đến ở các khu vực châu Phi và châu Á.

Tiến sĩ Deepmala Mahla, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề nhân đạo của tổ chức phi lợi nhuận CARE cho biết: “Điều cuối cùng mà thế giới cần để tâm vào thời điểm này, đó là ngoài cuộc xung đột, nạn đói cũng đang gia tăng trên thế giới”.

"Tôi không thể tin được rằng trong thời đại ngày nay, vẫn còn rất nhiều người đang phải ngủ trong cơn đói. Thế giới vốn có khả năng và đang sản xuất nhiều hơn lượng lương thực cần thiết để nuôi sống tất cả mà", ông nói.

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Ngày 4/10, Israel tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào vùng ngoại ô Beirut của Lebanon nhắm vào trụ sở tình báo của lực lượng Hezbollah trong khi lực lượng này cũng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa vào lãnh thổ Israel.
LHQ cảnh báo người dân Lebanon đang hứng chịu hậu quả thảm khốc

LHQ cảnh báo người dân Lebanon đang hứng chịu hậu quả thảm khốc

Quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cho biết người dân Lebanon đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề nhất trong cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng quy tắc chiến tranh để bảo vệ dân thường.
Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân

Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy thế giới tới bờ vực của thảm họa hạt nhân, trong bối cảnh hàng loạt diễn biến căng thẳng đang xảy ra hiện nay.
Mỹ đang thảo luận khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ Iran

Mỹ đang thảo luận khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ Iran

Ngày 3/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington đang thảo luận về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Iran để trả đũa cho vụ không kích Israel bằng tên lửa của Tehran.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt các doanh nghiệp Ireland.
Ukraine tấn công khiến 4 người thiệt mạng tại Belgorod, Nga

Ukraine tấn công khiến 4 người thiệt mạng tại Belgorod, Nga

Thống đốc vùng Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov cho biết các cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào khu vực này ngày 2/10 đã khiến 4 người thiệt mạng và 24 người khác bị thương.
Thủ lĩnh Hezbollah 'đồng ý ngừng bắn với Israel' trước khi bị ám sát

Thủ lĩnh Hezbollah 'đồng ý ngừng bắn với Israel' trước khi bị ám sát

Ngoại trưởng Lebanon Abdallah Bou Habib cho biết thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah đã chấp thuận đề xuất ngừng bắn 21 ngày, ngay trước khi ông thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở thủ đô Beirut.
Tổng thống Biden: ‘Mỹ không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran’

Tổng thống Biden: ‘Mỹ không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel có quyền đáp tương xứng trước cuộc tấn công tên lửa đạn đạo của Iran, nhưng ông phản đối khả năng Tel Aviv nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Israel có thể sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa của Iran

Israel có thể sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa của Iran

Israel được cho là sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ sau khi hứng chịu cuộc không kích của gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng từ phía Iran. Tuy nhiên, Tel Aviv sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu tấn công và xem xét các phản ứng mà Iran sẽ đưa ra.
Thế giới phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel

Thế giới phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel

Các nước phương Tây lên án cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa đạn đạo của Iran vào Israel, đồng thời bày tỏ lo ngại về khả năng vụ việc này là ngòi nổ gây leo thang xung đột hơn nữa trong khu vực Trung Đông.
Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ bước vào tranh luận trực tiếp

Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ bước vào tranh luận trực tiếp

Ngày 1/10, ông Tim Walz cùng ông J.D. Vance cùng tham gia cuộc tranh luận phó tổng thống, nơi hai ứng viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bày tỏ các ý kiến về các vấn đề như khủng hoảng tại Trung Đông, nhập cư, thuế, biến đổi khí hậu hay năng lượng.
Iran phóng 181 tên lửa đạn đạo vào Israel, trả đũa cho loạt vụ ám sát

Iran phóng 181 tên lửa đạn đạo vào Israel, trả đũa cho loạt vụ ám sát

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố Iran đã thực hiện cuộc tấn công tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu trên đất Israel, nhằm đáp trả cho cái chết của các lãnh đạo Hezbollah, Hamas và thành viên quân đội Iran.
Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba - Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm tân Thủ tướng kế nhiệm ông Fumio Kishida - người vừa từ chức vào sáng cùng ngày.
Cựu Thủ tướng Hà Lan trở thành Tổng thư ký NATO

Cựu Thủ tướng Hà Lan trở thành Tổng thư ký NATO

Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine và bày tỏ không lo ngại về việc ứng cử viên tổng thống nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ.
Xe bus chở học sinh bốc cháy tại Thái Lan, ít nhất 25 người chết

Xe bus chở học sinh bốc cháy tại Thái Lan, ít nhất 25 người chết

Ngày 1/10, một chiếc xe bus chở học sinh và giáo viên đã bốc cháy ở vùng ngoại ô Bangkok, Thái Lan với 25 người trên xe được cho là đã tử vong.
Quân đội Nga tấn công địa điểm dỡ hàng đường sắt của Ukraine

Quân đội Nga tấn công địa điểm dỡ hàng đường sắt của Ukraine

Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Nga công bố video lực lượng nước này tấn công một địa điểm dỡ hàng của tàu hỏa ở vùng Nikolaev, miền nam Ukraine và phá hủy một số toa tàu chở đạn dược.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng nội các từ chức

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng nội các từ chức

Ngày 1/10. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida từ chức cùng nội các của mình, mở đường cho người kế nhiệm tiềm năng nhất là cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishiba tiếp nhận công việc.
Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Lebanon

Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Lebanon

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 1/10 tuyên bố đã bắt đầu tiến hành “các cuộc đột kích trên bộ có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu dựa trên thông tin tình báo chính xác” nhằm vào các vị trí của lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon.
Nhật Bản ấn định tổng tuyển cử vào ngày 27/10

Nhật Bản ấn định tổng tuyển cử vào ngày 27/10

Thủ tướng sắp nhậm chức của Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ tuyên bố giải tán Hạ viện để mở đường cho việc tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn vào ngày 27/10.
Mỹ có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do bão Helene

Mỹ có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do bão Helene

Khu vực Đông Nam nước Mỹ bắt đầu nỗ lực dọn dẹp và khắc phục hậu quả sau khi cơn bão Helene càn quét, khiến gần 100 người thiệt mạng, hàng triệu người mất điện và gây thiệt hại có thể lên đến 100 tỷ USD.
Hezbollah tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Nasrallah

Hezbollah tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Nasrallah

Lực lượng Hezbollah được cho là đã tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Hassan Nasrallah tại địa điểm xảy ra vụ không kích của Israel ở vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, Lebanon.
Lũ lụt nặng nề tại Nepal khiến 170 người thiệt mạng

Lũ lụt nặng nề tại Nepal khiến 170 người thiệt mạng

Do mưa lớn kỷ lục trong những ngày gần đây gây ra lũ lụt và lở đất, Nepal ghi nhận 170 người thiệt mạng cùng nhiều thiệt hại nặng nề tới các nhà máy thủy điện và các cơ sở thủy lợi của quốc gia này.
Hé lộ ứng viên kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tối cao của Hezbollah

Hé lộ ứng viên kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tối cao của Hezbollah

Việc thủ lĩnh tối cao Hezbollah là ông Hassan Nasrallah thiệt mạng trong một cuộc tấn công lớn của Israel vào phía nam Beirut (Lebanon) đang để lại khoảng trống quyền lực của phong trào này, đặt ra "bài toán khó" về việc lựa chọn ra người kế nhiệm mới.
Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah, cảnh báo tới Iran

Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah, cảnh báo tới Iran

Israel tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah và hầu hết lãnh đạo quân sự khác của lực lượng này ở Lebanon; đồng thời cảnh báo Iran rằng “không có nơi nào nằm ngoài tầm với” của Tel Aviv.
Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Sáng sớm ngày 28/9, quân đội Israel không kích hàng loạt các mục tiêu ở vùng ngoại ô phía nam của Beirut trong một nỗ lực tăng cường các cuộc tấn công gây áp lực lên trung tâm chỉ hủy của lực lượng Hezbollah.
Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

11 tỉnh, thành phố trong lưu vực sông Chao Phraya, trong đó bao gồm thủ đô Bangkok, đã được cảnh báo chuẩn bị cho khả năng xảy ra lũ lụt do đập Chao Phraya ở tỉnh Chai Nat sẽ tăng tốc độ xả nước.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 27/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, từ đó được xác định trở thành Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sau ông Fumio Kishida.
Israel tiếp tục không kích Lebanon bất chấp áp lực quốc tế

Israel tiếp tục không kích Lebanon bất chấp áp lực quốc tế

Ngày 26/9, chính phủ Israel thể hiện thái độ cứng rắn trước lời kêu gọi ngừng bắn tại Lebanon từ cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả đồng minh lớn nhất là Mỹ, khi tiếp tục các cuộc không kích khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.
Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường liên quan lệnh cấm thịt chó

Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường liên quan lệnh cấm thịt chó

Ngày 26/9, chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường cho những người nông dân làm chủ trang trại chó và những người làm việc trong ngành này trước khi lệnh cấm thịt chó chính thức có hiệu lực vào năm 2027.
Philippines đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân thương mại năm 2032

Philippines đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân thương mại năm 2032

Trong thông cáo báo chí ngày 25/9, Bộ Năng lượng Philippines cho biết quốc gia này đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân hoạt động thương mại đầu tiên vào năm 2032, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng qua nguồn điện không phát thải.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon đang được thúc đẩy

Thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon đang được thúc đẩy

Ngày 25/9 bên lề cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các chính phủ trên thế giới cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 21 ngày cho cuộc xung đột đang ngày càng nóng giữa Israel và lực lượng Hezbollah.
Sân bay Nusantara sẽ mở cửa thương mại từ cuối năm nay

Sân bay Nusantara sẽ mở cửa thương mại từ cuối năm nay

Ngày 24/9, Tổng thống sắp mãn nhiệm Joko Widodo của Indonesia cho biết sân bay Nusantara tại thủ đô mới Nusantara ở Đông Kalimantan của nước này sẽ bắt đầu mở cửa cho các chuyến bay thương mại từ cuối năm 2024.
Indonesia chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP

Indonesia chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP

Indonesia chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Tổng thống Biden đề cao quan hệ Việt – Mỹ trong phát biểu cuối tại LHQ

Tổng thống Biden đề cao quan hệ Việt – Mỹ trong phát biểu cuối tại LHQ

Đề cập đến quan hệ Việt Nam - Mỹ, Tổng thống Joe Biden cho rằng đây là điển hình cho ý chí bền bỉ và khả năng hòa giải giữa hai quốc gia, từ khi bước ra khỏi chiến tranh cho đến khi trở thành bạn bè và đối tác.
Thêm một chỉ huy của Hezbollah thiệt mạng do bị Israel không kích

Thêm một chỉ huy của Hezbollah thiệt mạng do bị Israel không kích

Ngày 25/9, lực lượng Hezbollah tuyên bố một chỉ huy của nhóm này là ông Ibrahim Mohammed Kobeissi đã thiệt mạng trong một vụ tấn công của quân đội Israel vào khu vực Ghobeiri ở ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon.
Tổng thống Zelensky muốn Nga 'bị ép buộc phải hòa bình'

Tổng thống Zelensky muốn Nga 'bị ép buộc phải hòa bình'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố cuộc xung đột Nga – Ukraine không thể được giải quyết chỉ bằng đàm phán mà phải thông qua các hành động quyết đoán để “ép buộc” Moscow phải hòa bình.
Xem thêm