Ảnh minh họa |
Nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public. Các mặt hàng thép bị điều tra phân loại theo mã HS như 7219.32.00.020, 7219.32.00.030, 7219.32.00.040, 7219.32.00.080, 7219.32.00.090, 7219.33.00.020...
Thời kỳ điều tra mặt hàng này từ ngày 1/7/2023 – 30/6/2024.
Các doanh nghiệp không được Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi có thể gửi văn bản tới Cục Ngoại thương Thái Lan đăng ký tham gia vụ việc. Các bên liên quan có thể gửi văn bản trình bày ý kiến về điều tra bán phá giá và thiệt hại tới Cục Ngoại thương Thái Lan trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 26/9.
Để kịp thời ứng phó vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan đăng ký tham gia và đề nghị cơ quan điều tra cung cấp bản câu hỏi và các tài liệu liên quan.
Đồng thời, các doanh nghiệp nên nghiên cứu kỹ thông báo khởi xưởng, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan, đề nghị cơ quan điều tra làm rõ, giải thích các nội dung nghi vấn.
Các bên hợp tác đẩy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra (gồm trả lời văn bản câu hỏi điều tra, gửi ý kiến bình luận...) trong toàn bộ quá trình vụ việc để tránh bị kết luận không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ.
Các bên đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn, thể thức và thời gian quy định; giữ liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam Trong tổng 259 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép chiếm khoảng hơn 30% với 79 vụ. |
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này. |