Cận cảnh chiếc máy bay 'made in Viet Nam' đầu tiên 43 năm trước

lịch sử Quốc phòng
13:28 - 16/02/2023
Cận cảnh chiếc máy bay 'made in Viet Nam' đầu tiên 43 năm trước
Cách đây 43 năm Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công chiếc máy bay đầu tiên mang tên TL-1, đánh dấu cột mốc phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Sau khi "về hưu", TL-1 đang được trưng bày tại  Bảo tàng Phòng không Không quân Hà Nội.
TL-01 khởi nguồn từ dự án “Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ” của Quân chủng Không quân, được khởi động vào tháng 1/1978. Đây là mẫu máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ.

TL-01 khởi nguồn từ dự án “Xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ” của Quân chủng Không quân, được khởi động vào tháng 1/1978. Đây là mẫu máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ.

Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: Trọng lượng rỗng 830kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1.100kg, 4 chỗ ngồi. Tốc độ bay bằng tối đa 265km/h. Tốc độ hạ cánh 98km/h. Tốc độ lên thẳng 5m/s. Trần bay 4.500m.
Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: Trọng lượng rỗng 830kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1.100kg, 4 chỗ ngồi. Tốc độ bay bằng tối đa 265km/h. Tốc độ hạ cánh 98km/h. Tốc độ lên thẳng 5m/s. Trần bay 4.500m.
Trong lần thử nghiệm tháng 9/1980, kế hoạch ban đầu chỉ thử lăn trượt tốc độ cao, bay là là mặt đất để kiểm tra độ rung, nhưng phi công bay thử Nguyễn Xuân Hiển đã quyết định cho cất cánh để kiểm tra luôn khả năng hạ cánh càng trước. Đây chính là lần đầu tiên TL-1 chạm đến bầu trời, trong sự hồi hộp và phấn khích của toàn bộ những người có mặt trên sân bay Hoà Lạc hôm đó.

Trong lần thử nghiệm tháng 9/1980, kế hoạch ban đầu chỉ thử lăn trượt tốc độ cao, bay là là mặt đất để kiểm tra độ rung, nhưng phi công bay thử Nguyễn Xuân Hiển đã quyết định cho cất cánh để kiểm tra luôn khả năng hạ cánh càng trước. Đây chính là lần đầu tiên TL-1 chạm đến bầu trời, trong sự hồi hộp và phấn khích của toàn bộ những người có mặt trên sân bay Hoà Lạc hôm đó.

Chiếc máy bay mang ký hiệu TL-1 trong lần bay thử thành công lần đầu tháng 9/1980. Ảnh: Bảo tàng PKKQ.

Chiếc máy bay mang ký hiệu TL-1 trong lần bay thử thành công lần đầu tháng 9/1980. Ảnh: Bảo tàng PKKQ.

Khâu khó nhất trong quá trình thiết kế và chế tạo là việc gia công, chế tạo các chi tiết của máy bay. Trong điều kiện thiếu máy móc, việc gia công chủ yếu là thủ công, các kỹ sư thiết kế và kỹ sư công nghệ Việt Nam phải phối hợp thật chặt chẽ để các chi tiết thiết kế có thể gia công được, đặc biệt trong bối cảnh nguyên vật liệu khan hiếm.

Khâu khó nhất trong quá trình thiết kế và chế tạo là việc gia công, chế tạo các chi tiết của máy bay. Trong điều kiện thiếu máy móc, việc gia công chủ yếu là thủ công, các kỹ sư thiết kế và kỹ sư công nghệ Việt Nam phải phối hợp thật chặt chẽ để các chi tiết thiết kế có thể gia công được, đặc biệt trong bối cảnh nguyên vật liệu khan hiếm.

Ban thiết kế kết cấu bên chiếc TL-1 (từ trái sang phải: Nguyễn Duy Tộ, Trần Mạnh Chung, Lê Kiên Thành). Ảnh: Bảo tàng PKKQ.
Ban thiết kế kết cấu bên chiếc TL-1 (từ trái sang phải: Nguyễn Duy Tộ, Trần Mạnh Chung, Lê Kiên Thành). Ảnh: Bảo tàng PKKQ.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định vào thời điểm đó nhưng mẫu máy bay "made in Việt Nam" đầu tiên vẫn còn rất nhiều vấn đề hạn chế về mặt kỹ thuật. Càng trước TL-1 được thiết kế theo mô hình kiểu cần câu được đánh giá là không phù hợp, dẫn đến việc máy bay đã bị rung lắc và sập càng khi lăn trượt tốc độ trước khi cất cánh.

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhất định vào thời điểm đó nhưng mẫu máy bay "made in Việt Nam" đầu tiên vẫn còn rất nhiều vấn đề hạn chế về mặt kỹ thuật. Càng trước TL-1 được thiết kế theo mô hình kiểu cần câu được đánh giá là không phù hợp, dẫn đến việc máy bay đã bị rung lắc và sập càng khi lăn trượt tốc độ trước khi cất cánh.

Đọc tiếp