CEO MBBank: 'Chuyển đổi số là quá trình, không phải dự án'

CHUYỂN ĐỔI SỐ Việt nAM
22:03 - 17/06/2022
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự hội thảo - Ảnh Thu Trang
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự hội thảo - Ảnh Thu Trang
0:00 / 0:00
0:00
Phó Chủ tịch, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội đề xuất cho phép kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng, tăng dịch vụ và tính bảo mật, an ninh an toàn...gia tăng cung cấp sản phẩm đến khách hàng.

Trong khuôn khổ hội thảo - triển lãm với chủ đề "Chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt" diễn ra ngày 17/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhận định, trong bối cảnh số hóa sâu rộng và sự nổi lên của các hoạt động gắn với nền kinh tế số, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử là xu hướng phát triển tất yếu và chủ đạo tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Khoảng 1,1 triệu tài khoản mobile money

Các ngân hàng thương mại thời gian qua đã ưu tiên đầu tư nguồn lực tập trung chuyển đổi số. Các giao dịch ngân hàng liên quan mật thiết tới cuộc sống thường nhật, thiết yếu của người dân và đóng vai trò cửa ngõ để kết nối thuận tiện với các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng - tài chính khác như tiền gửi, tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm, quản lý tài chính cá nhân… và cả những dịch vụ ngoài ngân hàng như gọi xe, vé xem phim, đặt nhà hàng/tour du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe…

Ứng dụng mobile banking, ví điện tử không đơn thuần chỉ để chuyển tiền, vấn tin mà người dân còn có thể sử dụng đa dạng các tiện ích như thanh toán hóa đơn, thương mại điện tử, mua vé xem phim, vé máy bay, tour du lịch… Ngược lại, người dân cũng có thể sử dụng gián tiếp các dịch vụ ngân hàng thông qua các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ khác như mua trả góp, mua trước - trả sau…

Theo Thống đốc, tốc độ tăng trưởng về giao dịch thanh toán di động bình quân hàng năm đã đạt hơn 90%, đồng thời giao dịch trên kênh số tại nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đạt được con số này. Nhiều dịch vụ ngân hàng đã có thể được sử dụng hoàn toàn trên kênh số như: mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm....Số lượng người trưởng thành có tài khoản thanh toán cũng đạt gần 70%.

Bên cạnh đó, có khoảng 1,1 triệu tài khoản mobile money đã được mở. Khoảng 60% trong đó được mở tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Hệ thống thanh toán hoạt động thông suốt, an toàn, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các phương thức, dịch vụ thanh toán mới hiện đại như: thanh toán qua mã phản hồi nhanh QR, thanh toán tiếp xúc gần NFC, mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử...đã được triển khai thực hiện tại Việt Nam với chi phí hợp lý.

Đề xuất cho phép kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng

Tuy rằng, chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức đối với cả ngân hàng và người tiêu dùng.

Theo ông Lưu Trung Thái, Phó Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), xã hội không tiền mặt mang lại nhiều giá trị thiết thực. Với cá nhân, các giao dịch sẽ được an toàn trong khi việc trải nghiệm mang lại sự lý thú, không bị gián đoạn, liên kết với hàng nghìn nhà cung cấp. Với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng thêm khách hàng. Với Nhà nước sẽ giúp minh bạch trong thu thuế, thu nhập. Mặc dù vậy, các ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố bảo mật.

Ảnh tác giả

Trong bối cảnh “không bình thường” khi Covid-19 diễn ra, MB nhìn thấy yêu cầu tăng trải nghiệm online hiện đang rất nhanh, khách hàng không muốn đến ngân hàng mà muốn có thêm các trải nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng, đặt ra yêu cầu MB phải chuyển đối số và tăng tốc mạnh mẽ.

Ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MBBank

Năm 2021, tại MB đã có trên 93% giao dịch thực hiện qua chuyển đổi số. Với định hướng trở thành doanh nghiệp số trong ngành ngân hàng, ngoài thị phần chuyển tiền, giao dịch chuyển tiền của MB luôn đứng thứ nhất.

Theo đó, theo ông Thái, MB ưu tiên chiến lược hành động đồng bộ, quyết liệt, mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. MB cũng xử lý thành công về công nghệ để phục vụ 15 triệu khách hàng, đạt tới 99,11%.

Tuy vậy, ông Thái vẫn cho rằng còn nhiều thách thức đặt ra trong chuyển đổi số liên quan đến lãnh đạo, nhân sự, công nghệ và cạnh tranh.

“Việc chuyển đổi số đòi hỏi đầu tư với quy mô lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận tạo ra cũng lại là câu hỏi lớn. Vì dịch vụ cơ bản miễn phí, nên khó có thể trả lời câu hỏi bao giờ tạo ra hiệu quả thực sự.

MB liên tục triển khai dự án nhưng chúng tôi quan niệm coi chuyển đổi số là quá trình chứ không phải là dự án," CEO của MB chia sẻ.

Đặc biệt, ông Thái đề xuất cho phép kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với các nền tảng ngành ngân hàng, tăng dịch vụ và tính bảo mật, an ninh an toàn. Đẩy mạnh chuẩn QR quốc gia VietQR, gia tăng cung cấp sản phẩm đến khách hàng eKYC để phòng ngừa rủi ro, tiếp cận đa dạng và thuận tiện sản phẩm ngân hàng. Có cơ chế cho phép trích lập dự phòng xử lý rủi ro công nghệ.

Theo bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc quốc gia của Visa tại Việt Nam - Lào, thách thức lớn nhất là nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp về chuyển đổi số, ứng dụng các chuyển đổi số trong hoạt động hàng ngày của mình. Dù tăng trưởng chuyển đổi số vượt bậc nhưng vẫn có những quan ngại khi sử dụng phương thức không dùng tiền mặt về bảo mật, sử dụng thẻ không quản lý được chi tiêu…

Do vậy, cần có những biện pháp giúp cho người tiêu dùng có nhận thức tốt hơn, có lòng tin, nhìn thấy giá trị lâu dài đồng thời. Các dịch vụ số trong ngân hàng cần được đơn giản hóa, nhưng an toàn, thuận tiện cho người tiêu dùng…

Ảnh tác giả

Với Việt Nam, số ngày mà người tiêu dùng không cần dùng tiền mặt mà vẫn có thể quản lý chi tiêu của mình trung bình là khoảng 13,7 ngày. Chỉ số này nằm trong top tại khu vực Đông Nam Á. Cứ 3 người thì 2 người cố gắng sử dụng không cần dùng tiền mặt và 50% trong số họ thành công trong việc đó. Thị trường Việt Nam đã có rất nhiều giải pháp thanh toán với công nghệ mới. Visa cũng đang tích cực đẩy mạnh quá trình đưa nền tảng công nghệ thanh toán không tiếp xúc vào Việt Nam.

Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc quốc gia Visa tại Việt Nam - Lào

Tin liên quan

Đọc tiếp