Chậm nhất đầu năm sau, SHB sẽ có những 'chàng rể ngoại'

NGÂN HÀNG Việt nAM
20:39 - 11/04/2023
Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 31 của ngân hàng SHB.
Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 31 của ngân hàng SHB.
0:00 / 0:00
0:00
Đây là câu trả lời của ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB khi được cổ đông hỏi về việc tại sao không tìm đối tác chiến lược nước ngoài khi vẫn còn nhiều "room ngoại" để có thêm nguồn lực phát triển?

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức vào chiều ngày 11/4 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB, Mã: SHB) Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển cùng ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ cổ đông về vấn đề room ngoại, phương án xử lý nợ xấu tồn đọng, giá trị vốn hoá ngân hàng cũng như khoản chứng khoán đầu tư tại ngân hàng.

Một số nội dung thảo luận:

Cổ đông: Tại báo cáo kiểm toán năm 2023, mục chứng khoán đầu tư của ngân hàng là 32.594 tỷ đồng, con số này tương đối lớn, hơn vốn điều lệ của SHB, xin lãnh đạo SHB làm rõ về con số này và những rủi ro về khoản đầu tư này?

Bà Ngô Thu Hà (Tổng Giám đốc SHB): Theo báo cáo tài chính, khoản chứng khoán đầu tư bao gồm 3 phần, trong đó bao gồm 19.000 tỷ đồng là trái phiếu Chính phủ, hơn 1.150 tỷ đồng là trái phiếu của tổ chức tín dụng và hơn 13.186 tỷ đồng là trái phiếu của tổ chức kinh tế.

Căn cứ vào tình hình chung ngân hàng luôn đảm bảo về các tỷ lệ an toàn của khoản mục này, trái phiếu doanh nghiệp của SHB chủ yếu trong lĩnh vực năng lượng xanh chiếm 60% và đã bắt đầu có dòng tiền.

Khoảng 40% còn lại là bất động sản trong các dự án khu công nghiệp và nhà ở, các dự án này đều có thanh khoản và đơn vị phát hành đều thanh toán đầy đủ cho SHB với kỳ hạn 3 - 5 năm và có các dự án về đầu tư công nghiệp, nhà ở, nên các trái phiếu này đều thanh toán đầy đủ.

Ông Đỗ Quang Hiển bổ sung: SHB rất yên tâm về trái phiếu doanh nghiệp mà ngân hàng nắm giữ. Ngân hàng không tham gia bảo lãnh thanh toán, chỉ tham gia dịch vụ đại lý nhưng rất ít.

Cổ đông: Theo kế hoạch, phương án tăng vốn điều lệ năm 2023 của SHB chỉ có mấy nghìn tỷ đồng, ngân hàng có thể lý giải nguyên nhân vẫn còn bỏ ngỏ câu chuyện kết hợp với đối tác chiến lược nước ngoài mua cổ phần để tăng vốn điều lệ, tạo điều kiện đẩy mạnh tín dụng trong khi room ngoại vẫn còn nhiều?

Ông Đỗ Quang Hiển: Có thể ví SHB là cô gái đẹp, có nhiều chàng trai từ các quốc gia khác muốn kết hôn. Nhưng quan điểm của SHB là tìm kiếm đối tác lâu dài, không chỉ đầu tư vốn mà còn tham gia hỗ trợ quản trị điều hành ngân hàng, chia sẻ công nghệ...

Nhưng qua gặp mặt các chàng rể, thì các nhà đầu này chỉ có chiến lược đầu tư tài chính ngắn và trung hạn.

Tuy nhiên, hiện tại HĐQT ngân hàng đã và đang tiếp cận với một số nhà đầu tư nhưng với chiến lược từ 3 - 5 năm. Chậm nhất cuối năm nay hoặc đầu năm sau SHB sẽ có những "chàng rể" về trung hạn và sẽ chắc chắn khi đó thông báo đến cổ đông.

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB tại Đại hội. (Ảnh: SHB)

Ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT ngân hàng SHB tại Đại hội. (Ảnh: SHB)

Cổ đông: SHB có chiến lược cạnh tranh, lợi thế khác biệt như thế nào so với các ngân hàng khác?

Ông Đỗ Quang Hiển: Ngân hàng luôn tìm và tạo ra sự khác biệt, tuy nhiên điều này không tiện chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông mà sẽ thể hiện qua kết quả hoạt động kinh doanh của SHB.

Cổ đông: Xin ban lãnh đạo ngân hàng cho biết về kế hoạch xây dựng trụ sở chính tại Lý Thường Kiệt (TP Hà Nội - pv)?

Ông Đỗ Quang Hiển: Đối với trụ sở kinh doanh chính của SHB tại Lý Thường Kiệt, đây là vị trí đắc địa, khu đất vàng trung tâm nhưng việc xin phép về chiều cao bị vướng. Việc này đã kéo dài đã lâu nên chúng tôi sẽ sớm quyết định, không để lâu nữa.

Nếu được cấp phép chỉ được xây 8 tầng thì chúng tôi cũng sẽ xây. Dự kiến là đầu năm sau, quý cổ đông sẽ chứng kiến lễ khởi công xây dựng trụ sở chính tại 31- 33 Lý Thường Kiệt.

Cổ đông: Hiện tại, với bối cảnh giá cả tăng nhanh, cổ đông mong muốn ngân hàng thay vì phân chia 18% bằng cổ phiếu thì có thể thực hiện chia cổ tức 5-6% bằng tiền mặt còn lại bằng cổ phiếu để bù được phần trượt giá?

Ông Đỗ Quang Hiển: Ngân hàng sẽ lưu ý và tiếp thu ý kiến của cổ đông. Nhưng với mỗi cổ đông đều là người chủ của ngân hàng thì việc chăm lo, nâng cao năng lực tài chính để yên tâm phát triển cần được chú tâm hơn. Khi sức khỏe tăng lên thì giá trị vốn hóa của ngân hàng cũng tăng lên.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng duy trì mức chia cổ tức bằng hoặc hơn năm nay. Nếu trong năm sau, sức khỏe tài chính được cải thiện chúng tôi sẽ phân tích và sớm trả lời cổ đông về vấn đề cổ tức bằng tiền mặt.

Cổ đông: Xin cho biết tình hình xử lý nợ xấu tại ngân hàng?

Bà Ngô Thu Hà: Tính đến cuối năm 2022, nợ xấu của SHB (bao gồm nợ xấu ở CIC) tăng mạnh. Mặc dù vậy, giá trị tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu là rất lớn, tỷ lệ dư nợ xấu trên tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ 37% nên ngân hàng tự tin có thể thu hồi được cả gốc và lãi của các khoản vay.

Trong năm 2023, chúng tôi sẽ đặt mục tiêu trọng tâm là xử lý thu hồi nợ đồng thời đưa ra giải pháp cụ thể tới từng khách hàng, xử lý tài sản đảm bảo.

Ông Đỗ Quang Hiển: SHB sẽ thực hiện cấu trúc tài chính, tài sản. Ngân hàng đã thành lập Ban chỉ đạo Ban xử lý nợ. Tỷ lệ dư nợ xấu trên tổng tài sản đảm bảo chỉ ở khoảng 37%. Chúng tôi có giải pháp chỉ đạo sát và đồng hành với khách hàng trong quá trình xử lý nợ.

Bà Ngô Thu Hà - Tổng Giám đốc ngân hàng SHB tại Đại hội. (Ảnh: SHB)

Bà Ngô Thu Hà - Tổng Giám đốc ngân hàng SHB tại Đại hội. (Ảnh: SHB)

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.