'Chuyển đổi số cho chúng ta oxy để vượt qua những thách thức'

QUỐC HỘI Việt nAM
16:45 - 15/09/2023
Ông Dan Carden - Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
Ông Dan Carden - Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
0:00 / 0:00
0:00
Đã đến lúc các quốc gia phải vượt qua những bất đồng và cùng suy nghĩ về giải pháp vượt qua các thách thức, trong đó chuyển đổi số là yếu tố nòng cốt. 

Trưa 15/9, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 bắt đầu phiên thảo luận chuyên đề 1 về chuyển đổi số.

Mở đầu phát biểu đề dẫn, ông Dan Carden - Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU chia sẻ nỗi buồn với người dân Marocco và Lybia về thiên tai xảy ra, và với người dân Việt Nam về vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội.

Ông Dan Carden cho rằng, thế giới đang phải đổi mặt với những vấn đề chưa từng có trong lịch sử nhân loại, những khủng hoảng đe dọa đến sự tồn tại. Không thể có giải pháp nào cho vấn đề biến đổi khí hậu nếu không có sự chung tay, đoàn kết của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, đã đến lúc các quốc gia phải vượt qua những bất đồng và suy nghĩ về giải pháp từ những góc độ kinh tế, xã hội, cả trung hạn lẫn dài hạn.

Trong các giải pháp, Chủ tịch Diễn đàn Nghị sĩ trẻ IPU đánh giá chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng.

“Chuyển đổi số mở ra một thế giới mới, đã cho chúng ta oxy để vượt qua những thách thức như chia rẽ chính trị, và cho chúng ta những cơ hội mới”, ông Dan Carden nhận định.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam Lưu Bá Mạc cho rằng, ngày nay, mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đều phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Chuyển đổi số giúp thay đổi cách vận hành nền kinh tế, tăng mạnh năng suất lao động, tạo các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế; giúp các cơ quan Nhà nước hoạt động ngày càng minh bạch, hiệu quả hơn, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển.

Theo đại biểu, quá trình chuyển đổi số đang diễn ra ở các quốc gia với các mức độ khác nhau, cho thấy yếu tố nền tảng quan trọng nhất là phải hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm thúc chuyển đổi số, đảm bảo tính bao trùm và phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm, bao gồm thúc đẩy hạ tầng số, hệ sinh thái số, các giải pháp hiệu quả gắn kết chuyển đổi số với phát triển bền vững và không bỏ lại ai ở phía sau.

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam). Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Tại phiên thảo luận, nghị sĩ trẻ các nước đã chia sẻ về quan điểm, đề xuất giải pháp cũng như chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số từ quốc gia mình.

Ông Marius Matijosaitis - nghị sĩ Lithuania cho biết, quốc gia này chú trọng củng cố cơ sở hạ tầng số, ưu tiên cải thiện kỹ năng số cho nhóm người dễ bị tổn thương như người già, người có thu nhập thấp, người có trình độ công nghệ số thấp.

Lithuania đã triển khai xây dựng cổng chính phủ số, trong đó cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến tạo điều kiện cho người dân thực hiện các dịch vụ qua mạng. Lithuania cũng cung cấp dịch vụ để người nước ngoài đăng ký thường trú và đây là năm thứ 3 Lithuania triển khai thực hiện dịch vụ này.

Ngoài ra, Lithuania đã hỗ trợ cung cấp hỗ trợ sim điện thoại, cung cấp các hệ thống gia đình thông minh, cung cấp thẻ căn cước công dân điện tử ở mức độ cao, cho phép công dân của Cộng hòa Lithuania sử dụng các dịch vụ xuyên biên giới do quốc gia khác cung cấp.

Thượng nghị sĩ Kenya John Methu cho biết, Kenya là một trong những nền kinh tế lớn ở Nam Phi. Cũng như nhiều nước Đông Phi và các nước trên thế giới, Kenya chú trọng chuyển đổi số và phát huy vai trò của thanh niên bởi 60% dân số Kenya là người trẻ tuổi.

Kenya đặt ra mục tiêu đến năm 2030 tất cả người dân cần được trang bị kĩ năng số, nhất là trang bị cho thanh niên kỹ năng số. Đồng thời thực hiện chuyển đổi số, trang bị kỹ năng số trong thanh niên cần có cách tiếp cận đa chiều, đồng bộ nhiều giải pháp.

Về trung hạn, Kenya xác định sẽ lắp đặt 100km đường dây cáp quang, trang bị kiến thức số cho người trẻ, phân phát các thiết bị số tại các cơ sở tiểu học để người dân tiếp cận công nghệ từ sớm. Kenya cũng có chính sách hỗ trợ tài chính cho người dân bằng cách tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua các kênh điện tử.

Là quốc gia nông nghiệp, Kenya cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động nông nghiệp.

Thượng nghị sĩ Kenya John Methu. Ảnh: CTTĐT Quốc hội
Thượng nghị sĩ Kenya John Methu. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Cùng nhau đối phó thách thức từ trí tuệ nhân tạo

Ông Brando Benifei - thành viên Nghị viện Châu Âu chia sẻ, trong nhiệm kỳ vừa qua, ông là báo cáo viên về trí tuệ nhân tạo của Nghị viện Châu Âu. Đạo luật về trí tuệ nhân tạo là nỗ lực đầu tiên trên thế giới trong việc định hướng tác động của trí tuệ nhân tạo đối với mọi mặt đời sống.

Ý tưởng then chốt là cần học hỏi từ những gì đã diễn ra để đề phòng rủi ro, mở rộng cơ hội sử dụng trí tuệ nhân tạo để giảm thiểu bất bình đẳng, hoặc các rủi ro về thông tin, dữ liệu, cũng như các rủi ro có thể phát sinh.

Hiện nay, các quốc gia thuộc Nghị viện Châu Âu đang thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến đạo luật, tập hợp những cách làm tốt đã có trong thực tiễn để giảm thiểu các rủi ro, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh tận dụng tốt trí tuệ nhân tạo mà hạn chế được rủi ro từ công cụ này...

Ông Brando Benifei phát biểu ghi hình. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Ông Brando Benifei phát biểu ghi hình. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

Nghị viện Châu Âu muốn đưa những bài học kinh nghiệm thành quy định pháp luật, hướng đến việc bảo vệ người dân, người lao động trước vấn nạn lạm dụng thông tin bằng trí tuệ nhân tạo. Tuy mỗi người, mỗi nước đều có góc nhìn, cách tiếp cận khác nhau, nhưng cần thiết tạo ra một ngôn ngữ chung, hiểu biết chung trong vấn đề trí tuệ nhân tạo, để có những quy định nhất quán, để các nước có thể cùng nhau đối phó được các thách thức pháp lý mà trí tuệ nhân tạo đang tạo ra. Nghị sĩ Nghị viện châu Âu Brando Benifei

Cho rằng cần có nhiều thảo luận sâu sắc hơn trên quy mô toàn cầu về vấn đề này để sự phổ biến của hệ thống trí tuệ nhân tạo không dẫn tới viễn cảnh mất kiểm soát, ông Brando Benifei hy vọng các bên sẽ có hợp tác chặt chẽ để hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể phục vụ tốt cho lợi ích của nhân loại.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.