Giao dịch nhóm dịch vụ tài chính phiên 19/7. |
Kết phiên 19/7, chỉ số sàn HoSE giảm gần 10 điểm, lùi về mốc 1.264,78 điểm. HNX-Index cũng giảm gần 2 điểm, còn UPCoM giảm 0,83 điểm. Thanh khoản không có nhiều đột biến, đạt gần 19.000 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh.
Khối ngoại giao dịch gần 4.000 tỷ đồng và trở lại bán ròng sau hai phiên mua ròng. Giá trị bán ròng đạt 353 tỷ đồng trên sàn HoSE, với tâm điểm là FPT 228 tỷ đồng, VHM 159 tỷ đồng, TCB 105 tỷ đồng, MSN 92 tỷ đồng, HSG 66 tỷ đồng; DXG, VPB trên 40 tỷ đồng; VNM, VIC trên 30 tỷ đồng…
Ngược lại, khối ngoại mua ròng đột biến cổ phiếu đầu ngành mía đường SBT, với giá trị 418 tỷ đồng. MWG cũng được mua ròng mạnh 176 tỷ đồng. Danh sách còn có VND 34 tỷ đồng, chứng chỉ quỹ FUEVFVND 26 tỷ đồng; HPG, SAB, KDH, PC1… trên 10 tỷ đồng.
VN30 giảm hơn 4 điểm với đa số các mã kết phiên trong sắc đỏ. Giảm mạnh nhất là POW -6,3%, lùi về vùng giá 13.300 đồng/cp. Sau giai đoạn bứt phá từ vùng giá 10.000 đồng/cp (đầu tháng 5/2024) lên vùng giá 15.000 đồng/cp (đầu tháng 7) - cao nhất trong vòng 2 năm, mã này gặp phải áp lực chốt lời.
GVR cũng giảm mạnh 4,3%, kế đến là BVH -2,7%. BID, FPT, PLX, SHB, TCB, VPB, VRE giảm hơn 1%. Chiều tăng có ACB +1,2%, MWG +2%, MWG +0,9%, SAB +1,7%, SSI +1,3%, TPB +2,2%, VHM +1,1%; VIC và SSB tăng nhẹ.
Các nhóm ngành đều diễn biến tiêu cực. Giảm mạnh nhất là nhóm nhựa hóa chất. Ngoài GVR thì NTP cũng giảm sâu hơn 4%, BPM giảm 1,7%. DCM giảm hơn 2%, DGC và DPM cùng giảm hơn 1%, LAS giảm 3,4%... CSV và BFC tăng nhẹ.
Nhóm vận tải kho bãi cũng giảm sâu do áp lực chốt lời tiếp tục nhằm vào cổ phiếu đầu ngành HVN. Cổ phiếu của Vietnam Airlines lại giảm sàn, lùi về vùng giá 26.150 đồng/cp. Với các phiên giảm sàn, giảm sâu liên tiếp, nhà đầu tư “ôm” HVN vào đầu tháng 7 vừa qua đang phải ngậm ngùi nhìn tài khoản “bốc hơi” gần 30% giá trị.
Đa số các cổ phiếu khác trong nhóm vận tải như VJC, GMD, PVT, VTP, SCS, VSC, HAH, CDN, DVP… cũng đều ở chiều giảm.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện cho Vietnam Airlines phát hành cổ phiếu Với giá cổ phiếu HVN đang diễn biến tích cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng việc phát hành cổ phiếu ở thời điểm này rất thuận lợi. |
Tại các nhóm trụ cột, thép gây gánh nặng nhất cho thị trường, với HPG -0,7%, HSG -2,7%, NKG -3,6%, VGS -3%...
Nhóm ngân hàng chỉ có số ít các mã còn giữ được sắc xanh, gồm ACB, BVB, KLB, LPB, MBB, MSB, OCB, SSB, TPB. Trong đó OCB tăng tốt nhất +3,8%, kế đến là TPB +2,2%, MBB +2%. Chiều giảm các mã điều chỉnh không lớn, sâu nhất là VBB -1,8%, BID -1,7%, SHB -1,3%, VPB -1,3%.
Tương tự tại nhóm xây dựng và bất động sản, ngoài VHM, VIC thì chỉ còn vài mã ở chiều tăng như VPI, KOS, DGT, SJS, FIR… Nhiều mã giảm sâu như DIG -3,6%, PDR -4%, TCH -3,9%, HDG -2,2%, NVL -3,6%, DXG -4,3%, NTL -3,5%, NLG -3%, NHA -4,6%, CTD -2,4%, NDN -7%, HQC -2,8%...
QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai giảm sàn từ sớm, lùi về vùng giá 9.070 đồng/cp, kết phiên còn dư bán sàn 3,4 triệu đơn vị. Cổ phiếu này diễn biến tiêu cực sau khi truyền thông đưa tin về việc công an tới làm việc tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai vào sáng 19/7.
Tại nhóm chứng khoán, có hai mã bị bán tháo là APG và VIX. Kết phiên, VIX còn dư bán sàn 1,6 triệu đơn vị, lùi về vùng giá 15.800 đồng/cp. Công ty chứng khoán này vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với lợi nhuận sau thuế 124 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm ngoái; nguyên nhân chủ yếu do mảng tự doanh không hiệu quả.
Đa số các cổ phiếu chứng khoán khác cũng giảm giá. Các mã giảm đáng kể là BVS -5,2%, CTS -3,4%, APS -3,9%, BMS -3,2%, FTS -3,3%... Ngược lại, VND tăng 2,6%, SSI +1,3%, MBS +1,1%, SHS và IVS tăng nhẹ.
SSI: 'Cửa tăng' của VN-Index vẫn sáng trong nửa cuối năm |
Công ty thép đầu tiên công bố BCTC quý 2/2024 với lợi nhuận đột biến |
Cập nhật lợi nhuận quý 2/2024: Những cái tên tăng trưởng hàng chục lần |