Giao dịch sàn HoSE phiên 15/7. |
Kết phiên 15/7, VN-Index giảm nhẹ gần 1 điểm, lùi về mốc 1.279,82 điểm. HNX-Index và UPCoM cũng diễn biến cùng chiều. Thanh khoản khớp lệnh chỉ đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 4.000 tỷ đồng và bán ròng mạnh hơn 1.500 tỷ đồng.
Sau khi được mua ròng mạnh vào tuần trước, HDB hôm nay bị khối ngoại bán ròng hơn 400 tỷ đồng, là mã bị bán mạnh nhất. Một mã ngân hàng khác là STB cũng bị bán ròng hơn 300 tỷ đồng. Danh sách còn có SAB 179 tỷ đồng, SCS 118 tỷ đồng, VCB 96 tỷ đồng, MSN 82 tỷ đồng, VPB 69 tỷ đồng, HPG 66 tỷ đồng; MWG, TCB, DGC trên 40 tỷ đồng…
Ngược lại, TNH được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 100 tỷ đồng, kế đến là NLG 77 tỷ đồng, PC1 gần 50 tỷ đồng, PLX 27 tỷ đồng, BID gần 20 tỷ đồng…
Thị trường hôm nay thiếu động lực đi lên do các nhóm ngành trụ cột đều vắng bóng dòng tiền tham gia. Nhóm ngân hàng chỉ có số ít mã giữ được sắc xanh, gồm HBD, MSB, VAB tăng hơn 1%; SHB, MBB, LPB, CTG tăng nhẹ. Chiều giảm sâu nhất là TPB -1,7%, kế đến là SGB -1,5%, NAB -1,1%, NVB -1%... Những mã còn lại giảm nhẹ hoặc đứng tham chiếu.
Tương tự tại nhóm chứng khoán, đa phần các mã giảm nhẹ hoặc đứng tham chiếu. HAC giảm sâu nhất hơn 4%, APS và CSI giảm hơn 2%. Ở nhóm vốn hóa lớn, VND giảm 1,5%, VIX và SHS đứng tham chiếu, SSI và HCM giảm nhẹ. VCI tăng nhẹ.
Nhóm xây dựng và bất động sản phân hóa hơn. Bộ ba VIC, VHM và VRE tác động tiêu cực nhất khi lần lượt giảm 1%, 1,3% và 1,9%. DIG, KBC, KDH, NVL, PDR, CTD, CEO, NTL, DXG, HDC, HHV… cũng đều ở chiều giảm với tỷ lệ trên dưới 1%. Các mã giảm mạnh là DXS -4,3%, ITA -3,8%, QCG -6,3%, CMS -6,5%, IDJ -2,9%...
Chiều ngược lại, một số cổ phiếu thu hút dòng tiền mua mới mạnh, điển hình là hai mã có liên quan đến mảng năng lượng: HDG +3,2%, PC1 +3,3%. Ngoài ra còn có SJS +5,7%, TIG +7,7%, BCM +3,4%, KHG +4,3%, LHG +5,6%, DPG +2,1%, IJC +1,9%, NLG +1,9%, REE +1,3%...
Nhóm thép ghi nhận HPG giảm nhẹ, NKG đứng tham chiếu, HSG giảm 1,4%.
Maybank nêu cơ sở để khối ngoại giảm rút ròng trong những tuần tới Với số lượng tài sản còn lại không còn quá lớn, cường độ rút ròng trong thời gian tới của các quỹ ETF sẽ hạn chế hơn nhiều so với giai đoạn quý 2. |
Tích cực nhất phiên hôm nay chính là nhóm dầu khí, với PLX +3,7%, BSR +2,5%, OIL +5,6%, POS +3,5%, PVB +2,3%, PVS +0,7%... Trong đó, PLX tăng lên mức giá 48.000 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 4/2022. Cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vào nhịp tăng từ cuối tháng 4/2024 và đến nay đã cho hiệu suất 45%.
Đà tăng của PLX được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh khả quan. Trong quý 1/2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần tăng 11% so với cùng kỳ, đạt 75.106 tỷ đồng; lợi nhuận lợi nhuận trước thuế đạt 1.441 tỷ đồng, tăng gần 72%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.133 tỷ đồng, tăng trưởng 70%.
Năm 2024, PLX đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 188.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.900 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 26% so với thực hiện năm 2023. Như vậy hết quý 1, công ty đã thực hiện được gần một nửa mục tiêu lợi nhuận năm.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Vietcap cho rằng định giá của PLX là khá hấp dẫn với P/E năm 2025 là 12,4 lần, thấp hơn 24% so với mức của các công ty cùng ngành tương đồng nhất (PTT Retail & Oil của Thái Lan) và thấp hơn 37% so với P/E trung bình 5 năm trước đây của công ty. Đơn vị phân tích này dự báo cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phiếu của PLX sẽ tăng gấp đôi trong năm 2025 so với năm 2023 (lợi suất tương ứng là 6,5%) do lượng tiền mặt ròng ngày càng tăng.
Triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2024 |
SSI thêm mới ba cổ phiếu cho chiến lược đầu tư tháng 7 |
Kịch bản VN-Index tháng 7 qua lăng kính của các công ty chứng khoán |