Đề xuất có quy định riêng về thuế với chứng khoán phái sinh

Thuế TNCN CHỨNG KHOÁN
09:39 - 18/01/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đề xuất có quy định riêng về thuế đối với chứng khoán phái sinh để phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh, phân biệt với chứng khoán cơ sở, qua đó góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

Dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đang được Bộ Tư pháp hoàn thiện để trình lên Chính phủ, trong đó có đề xuất liên quan tới thu thuế riêng với chứng khoán phái sinh.

Luật thuế thu nhập cá nhân hiện quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần với thuế suất 0,1%.

Mặc dù Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác. Tuy nhiên có sự khác biệt về bản chất giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh, bởi giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá trị của một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở. Do đó, chứng khoán phái sinh không có đầy đủ giá trị nội tại như chứng khoán cơ sở.

Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán phái sinh không được hưởng các quyền cổ đông như khi nắm giữ chứng khoán cơ sở, đó là không có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông và không có quyền nhận cổ tức.

Trên thị trường phái sinh không diễn ra các giao dịch chuyển nhượng toàn bộ giá trị giao dịch và chuyển giao tài sản từ bên bán cho bên mua như thị trường cơ sở (trừ hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ chuyển giao vật chất giữ đến ngày đáo hạn). Giá trị của chứng khoán phái sinh được khuếch đại lên nhiều lần do hệ số nhân hợp đồng khi thiết kế các sản phẩm. Việc thanh toán chuyển giao giữa các nhà đầu tư chỉ là giá trị chênh lệch giá (lãi/lỗ).

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước đều dần chuyển sang đánh thuế dựa trên thu nhập thực đối với chứng khoán phái sinh (Anh, Pháp, Đức, Luxembourg, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Canada, Thái Lan). Nếu áp dụng phương pháp tính thuế trên giá trị giao dịch thì thuế suất phải linh hoạt đối với từng sản phẩm và mức thuế suất phải thấp hơn rất nhiều lần so với mức thuế suất áp dụng cho thị trường chứng khoán cơ sở.

Từ thực tiễn thực hiện thời gian qua cũng như xu hướng, kinh nghiệm của các nước thời gian gần đây, Dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 cho rằng cần thiết nghiên cứu để quy định riêng về thuế đối với chứng khoán phái sinh.

Việc bổ sung quy định riêng về thuế đối với chứng khoán phái sinh phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh, giao dịch chứng khoán của cá nhân, phân biệt với chứng khoán cơ sở, qua đó góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.