Doanh nghiệp cần nhiều hơn nữa chính sách công bằng cho năng lượng xanh

NĂNG LƯỢNG xanh
13:46 - 30/07/2022
Khả năng sinh lời và khả năng dự báo là những yếu tố then chốt trong tài chính phát triển năng lượng xanh,
Khả năng sinh lời và khả năng dự báo là những yếu tố then chốt trong tài chính phát triển năng lượng xanh,
0:00 / 0:00
0:00
Nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng nhanh trong 3 thập kỷ tới khi giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng chuyển đổi từ điện than sang điện sử dụng năng lượng mặt trời, gió và các hệ thống tái tạo khác.

Các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành năng lượng tái tạo đều chung quan điểm, yếu tố quan trọng trong việc đạt được chuyển đổi năng lượng công bằng là tài chính. Trong đó, khả năng sinh lời và khả năng dự báo là những yếu tố then chốt trong tài chính. Nếu thiếu 2 yếu tố này sẽ hạn chế nguồn tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, khi tiếp cận các nguồn tài chính xanh, các doanh nghiệp đều đang gặp những vướng mắc nhất định. Chia sẻ tại tọa đàm "Quản trị và tài chính cho chuyển dịch năng lượng công bằng”, ngày 29/7, bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính CTCP BCG Energy cho biết, đã có nhiều văn bản hướng dẫn từ Chính phủ về đầu tư phát thải ròng bằng 0. Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng gặp các khó khăn trong chuyển dịch năng lượng.

“Chúng tôi đã chờ 10 tháng cho điện gió và làm việc với nhiều tổ chức quốc tế, nhận thấy khó khăn lớn nhất là chính sách và tài chính. Trong vài năm vừa qua, chúng tôi cũng huy động nguồn cho các dự án và cũng làm khác đi một chút so với thông lệ thông thường. Có nhiều thách thức trong chính sách của Ủy ban chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ”, bà Thương nhận định.

Ảnh tác giả

“Cần tính đến các chính sách hiện nay đó có bảo đảm công bằng với các doanh nghiệp như chúng tôi hay không nhất là khi không có điều khoản nào bảo đảm cho rủi ro các nhà phát triển dự án. BCG Energy mong muốn được nhận các hỗ trợ cơ chế chính sách tốt để phát triển dự án”.

Bà Phạm Nguyễn Ngọc Thương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính CTCP BCG Energy

“Khu vực tư nhân khi muốn tham gia vào chuyển dịch năng lượng cần có khung chính sách nhất quán, lòng tin vào định hướng chính sách ổn định từ phía Chính phủ với nhiều bộ/ngành cùng tham gia”, đại diện CTCP BCG Energy nhấn mạnh.

Đồng quan điểm bà Thương, ông John Rockhold, Chủ tịch Công ty Pacific Rim Investment and Management cũng cho rằng, cần xây dựng các dự án điện có khả năng sinh lời và khả năng vay vốn ngân hàng.

“Trên thực tế, bản thân chúng tôi rất quan ngại khi ngành điện Việt Nam được trợ giá. Khi có điện tái tạo thì có thể xem xét bỏ việc này để tạo sự cạnh tranh”, ông John Rockhold cho biết thêm.

Theo chia sẻ, ông John Rockhold đánh giá khá khó để huy động được vốn đầu tư dự án, phải đến 7 tháng mới có thẩm định phê duyệt của Ngân hàng và đến 3 năm để chứng minh dòng tiền đi về đâu.

Ảnh tác giả

“Để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xanh hóa thì việc đầu tiên là cần xác định đúng tư duy về năng lượng xanh. Từ sơ đồ điện VIII các doanh nghiệp sẽ nhìn thấy cơ hội để phát triển năng lượng tái tạo từ đó”.

Ông John Rockhold, Chủ tịch Công ty Pacific Rim Investment and Management

Cần có cơ chế khuyến khích và truyền cảm hứng

Trong khi đó, cũng tại tọa đàm, bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi không phải hội chữ thập đỏ, chúng tôi là 1 thực thể ngân hàng thương mại với mong muốn đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 đến năm 2050 của Việt Nam. Và cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP 26 đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho chúng tôi”.

“Cần có khuôn khổ minh bạch nhất quán mang tính toàn cầu để tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới, có thể học tập từ Singapore. Chúng tôi thấy khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp là thiếu tài liệu, thiếu chứng từ, chúng tôi cũng có thực hiện dịch vụ tư vấn để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi tài chính xanh theo đúng quy định”, bà Michele Wee nhấn mạnh.

Ảnh tác giả

"Tuy nhiên, ngân hàng không thể tự mình làm tất cả, Standard Chartered đặt ra cam kết 300 tỷ USD về tài chính xanh. Ngoài ra việc giáo dục nâng cao nhận thức cho thị trường cũng có vai trò rất quan trọng. Standard Chartered Việt Nam đã có những hội nghị làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thảo luận về cách triển khai, cân đối tài sản”.

Bà Michele Wee,Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam

Theo đại diện Standard Chartered, làm thế nào để có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực này thì cần có cơ chế khuyến khích trong khung chính sách và truyền cảm hứng.

Một ý kiến khác đến từ ông Bùi Trung Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Đầu tư CME SOLAR, để khuyến khích đầu tư dài hạn cần có khung chính sách kiên định, nhất quán có khả năng dự báo.

“Độ trễ chính sách và cả những chủ trương cho đầu tư năng lượng tái tạo, khó khăn về quy trình thẩm định của các ngân hàng không đều là những vấn đề cần sớm cải thiện”, ông Kiên liệt kê.

Tin liên quan

Đọc tiếp