Doanh nghiệp Việt vẫn còn 'loay hoay' đổi mới sáng tạo

TS Võ Trí Thành nhận định tại một hội thảo sáng nay 5/6, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là tất yếu. Nếu Việt Nam không chớp được cơ hội này, thì không còn cơ hội khác. Để tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số cần "may đo" nhưng không "may sẵn".

Doanh nghiệp Việt vẫn còn 'loay hoay' đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại diễn đàn Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững diễn ra ngày 5/6, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, Việt Nam có tiềm năng như một trung tâm công nghệ đang lên, thu hút sự chú ý và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

Những năm gần đây, lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A). Ba loại hình bên mua chủ yếu tham gia vào thị trường Việt Nam gồm các công ty quy mô khu vực, công ty công nghệ trong nước và các tập đoàn trong nước.

"Khi thị trường ngày một trưởng thành, các công ty và tập đoàn trong nước ngày càng đóng vai trò chủ động hơn trong thị trường M&A, tích cực tìm kiếm những thương vụ chiến lược giúp họ nâng cao năng lực công nghệ và mở rộng thị trường," ông Thịnh nói.

Như vậy, xu hướng vận động trong cộng đồng doanh nghiệp hướng về số hóa là rõ nét. Chuyên gia kinh tế và hội nhập, TS. Võ Trí Thành khẳng định rằng, đối với doanh nghiệp nói riêng, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc và đối với nền kinh tế Việt Nam, "là một cơ hội chưa từng có".

Doanh nghiệp Việt vẫn còn 'loay hoay' đổi mới sáng tạo

TS VÕ TRÍ THÀNH

Hiện nay, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là tất yếu. Nếu Việt Nam không chộp cơ hội này, thì không còn cơ hội khác. Để tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số cần "may đo" nhưng không "may sẵn".

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm khoảng 25% GDP. Mặc dù vậy, mục tiêu này vô cùng thách thức khi ước tính ban đầu của Tổng cục Thống kê, năm 2023 con số này chỉ chiếm khoảng gần 13%. Trong số này, kinh tế số đa phần đến từ hoạt động sản xuất phần cứng máy tính, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử.

Để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, TS. Võ Trí Thành cho biết, về mặt quản trị Nhà nước và doanh nghiệp, có 4 từ rất quan trọng là tốc độ, linh hoạt, thí điểm và học hỏi.

"Tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam không chỉ là công nghiệp, dịch vụ mà cả nông nghiệp đều phải 'ấn được số' vào hoạt động vận hành," TS Võ Trí Thành ví von.

Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp, năm 2023 đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh với điểm mức độ sẵn sàng đổi mới sáng tạo ở tất cả các ngành đều vượt lên trên trung bình (>2,5), tăng từ 0,7-1,4 điểm so với năm 2022.

Theo báo cáo về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, năm 2023, Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm trước đó.

Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào đổi mới sáng tạo (gồm 5 trụ cột: thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở vật chất, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển của doanh nghiệp) tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57. Đầu ra đổi mới sáng tạo (gồm 2 trụ cột: sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo) tăng một bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40.

Với thứ hạng trên, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua, đồng thời nằm trong Top 3 quốc gia có kết quả đổi mới sáng tạo vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp.

Vẫn còn những khó khăn

Tuy nhiên, bà Hương cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại khi đổi mới sáng tạo. Các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo còn dàn trải, chưa tập trung sâu vào từng ngành, nghề, lĩnh vực. Vẫn còn hạn chế trong việc xây dựng tổ chức ươm tạo, huấn luyện, tư vấn khởi nghiệp; thiếu kết nối giữa các viện, trường đại học với ý tưởng khởi nghiệp.

Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư vốn cho hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện nhiều. Mức đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) so với GDP của hệ sinh thái Việt Nam vẫn còn thấp và có xu hướng giảm.

Năm 2023, con số được ghi nhận về mức đầu tư R&D so với GDP của Việt Nam là 0,4%, thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á, xếp hạng 66 toàn cầu, giảm 7 bậc so với năm 2022, theo báo cáo Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam năm 2023.

Trong khi đó, các nước trong cùng khu vực đã có sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư vào hoạt động này và nhanh chóng vươn lên trên bảng xếp hạng năm 2023 như Thái Lan là 1,3% (tăng 4 hạng), Singapore 2,2% (tăng 3 hạng) và Malaysia 1%.

3 trụ cột chính trong chuyển đổi kép

Tại sự kiện do tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức, đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp cũng khẳng định những thành tựu nhất định trong chuyển đổi số của Việt Nam - một xu thế tất yếu đối với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Trở ngại cho chuyển đổi số có lẽ không chỉ nằm ở quá trình hoàn thiện chính sách của Nhà nước mà còn trong chính quyết tâm và chiến lược của từng doanh nghiệp.

Chặng đường phía trước, theo bà Hương, doanh nghiệp nên thật sự chú trọng tới chuyển đổi kép, với hàm ý chuyển đổi số song hành cùng chuyển đổi xanh, là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp nên nắm bắt để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới cũng như mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường.

Doanh nghiệp Việt vẫn còn 'loay hoay' đổi mới sáng tạo
"Chuyển đổi kép xoay quanh 3 trụ cột chính gồm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế một cách bền vững; tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm thiểu hoặc loại bỏ tối đa lượng khí thải nhà kính".
Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp

Bà Hương đề cập tới 3 giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp quyết tâm hơn trong chuyển đổi số, xanh và bền vững. Một là, đào tạo chuyên sâu để nâng cao năng lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp, từ cấp lãnh đạo, quản lý cho đến kỹ sư, người lao động.

Hai là, tư vấn xây dựng chiến lược, lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp đồng thời triển khai những bài toán thực tế cho doanh nghiệp có nhu cầu. Ba là, hỗ trợ kết nối một phần hoặc toàn phần về một số phần mềm, công nghệ cụ thể để doanh nghiệp ứng dụng trong chuyển đổi số.

Nhìn từ góc độ truyền thông chính sách, bà Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị chính sách và chiến lược phát triển, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam kiến nghị, Nhà nước cần tạo điều kiện về chính sách để doanh nghiệp tư nhân được tham gia vào hoạt động truyền thông chính sách nhiều hơn và phát triển các công nghệ nền tảng để lưu trữ, khai thác, phổ biến và phát triển dữ liệu truyền thông chính sách.

Đồng thời, tăng cường phối hợp với các vườn ươm, các doanh nghiệp công nghệ số, nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực truyền thông chính sách, nhất là trong sản xuất sản phẩm truyền thông, chuyển giao công nghệ truyền thông.

10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

Các sự kiện công nghệ thông tin (ICT) tiêu biểu trong năm 2024 chủ yếu xoay quanh lĩnh vực viễn thông, bán dẫn và chuyển đổi số.
Khởi động chương trình bình chọn Xe của năm 2025

Khởi động chương trình bình chọn Xe của năm 2025

Ngày 25/12, cộng đồng người dùng Otofun chính thức mở bình chọn chương trình Xe của năm 2025 với những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng, uy tín và phản ánh sát thị hiếu về ô tô của người Việt.
Liên Hợp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

Liên Hợp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng, trong đó tại Điều 64, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 với tên gọi là "Công ước Hà Nội".
Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Từ ngày mai (25/12) người dùng mạng xã hội bao gồm mạng xã hội xuyên biên giới và trong nước, phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân.
10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2024

10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2024

Tái khởi động dự án điện hạt nhân, ban hành chiến lược ngành bán dẫn... được bình chọn là các sự kiện khoa học công nghệ nổi bật Việt Nam trong năm 2024.
Anh triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát trẻ em trên mạng

Anh triển khai công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát trẻ em trên mạng

Cơ quan quản lý trực tuyến Ofcom của Anh sẽ yêu cầu các nền tảng mạng xã hội áp dụng các biện pháp xác minh độ tuổi, trong đó có công nghệ nhận diện tuổi qua khuôn mặt, đảm bảo tính chính xác cao trong việc phân biệt trẻ em và người trưởng thành.
Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu

Huawei dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh toàn cầu

Huawei là nhà sản xuất dẫn đầu thị trường thiết bị đeo thông minh trong 3 quý đầu năm 2024 khi chiếm tới 16,9% thị phần toàn cầu.
Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam

Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam

Khi người dùng truy cập Google Play, các ứng dụng chính thức của cơ quan Nhà nước sẽ hiển thị nhận diện “Chính phủ” giúp người dùng yên tâm về tính xác thực của ứng dụng.
Vinaphone thương mại hóa 5G tại Việt Nam

Vinaphone thương mại hóa 5G tại Việt Nam

Ngày 20/12, Tập đoàn VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G với băng thông lớn, độ trễ thấp, tốc độ có thể lên đến 1,5 Gbps, gấp 10-20 lần 4G.
Ấn tượng với dàn vũ khí, thiết bị hiện đại tại Vietnam Defence Expo 2024

Ấn tượng với dàn vũ khí, thiết bị hiện đại tại Vietnam Defence Expo 2024

Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam (Vietnam Defence Expo) 2024 diễn ra từ ngày 19-22/12 tại sân bay quân sự Gia Lâm, Hà Nội với sự tham gia của hơn 240 doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng đến từ 49 quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Israel, Pháp, Anh…
Trung Quốc lần đầu công bố video thử nghiệm UAV siêu thanh

Trung Quốc lần đầu công bố video thử nghiệm UAV siêu thanh

Thiết bị bay không người lái (UAV) dòng MD của Trung Quốc đạt tốc độ Mach 7 sau khi phóng từ khinh khí cầu.
Chuyên gia quốc tế bình luận về cuộc đua AI tại các nước ASEAN

Chuyên gia quốc tế bình luận về cuộc đua AI tại các nước ASEAN

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á có những lợi thế nổi bật so với Mỹ và châu Âu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức trong cuộc đua AI.
Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Hai hãng xe Honda và Nissan của Nhật Bản đang thảo luận để thành lập một công ty mẹ chung, nhằm chia sẻ tài nguyên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
EU điều tra TikTok về khả năng can thiệp bầu cử

EU điều tra TikTok về khả năng can thiệp bầu cử

Động thái này diễn ra sau khi cuộc bầu cử Tổng thống Romania bị hủy bỏ do những cáo buộc về sai phạm và vi phạm luật bầu cử, trong đó TikTok bị nghi ngờ có liên quan.
Chính sách AI mới của Mỹ có tác động đến Việt Nam như thế nào

Chính sách AI mới của Mỹ có tác động đến Việt Nam như thế nào

Chính sách AI mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam, với khả năng tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư trong lĩnh vực AI.
Google ra mắt công cụ tạo video có thể ngăn chặn giả mạo

Google ra mắt công cụ tạo video có thể ngăn chặn giả mạo

Ngày 17/12, Google DeepMind, bộ phận nghiên cứu AI của Google, giới thiệu Veo 2 - phiên bản nâng cấp của công cụ AI tạo video có tên Veo.
Video chỉ ra điểm yếu của công cụ tạo video Sora

Video chỉ ra điểm yếu của công cụ tạo video Sora

Các chuyên gia công nghệ đánh giá, công cụ Sora của OpenAI có thể tạo ra các video chất lượng tốt trong nhiều bối cảnh khác nhau nhưng vẫn gặp khó khăn với các cảnh có chuyển động nhanh.
Người Việt mất 18.900 tỷ đồng trong năm 2024 vì lừa đảo trực tuyến

Người Việt mất 18.900 tỷ đồng trong năm 2024 vì lừa đảo trực tuyến

Ngày 16/12, Ban Công nghệ của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia công bố báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024. Khảo sát được thực hiện từ 28/11-14/12 với 59.000 người dùng cá nhân.
Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tập tin iPhone cho PC Windows

Microsoft ra mắt tính năng chia sẻ tập tin iPhone cho PC Windows

Động thái này giúp nâng cao khả năng kết nối giữa hệ điều hành Windows và iOS - vốn gặp khó khăn trong việc kết nối do những rào cản công nghệ.
Lộ diện thiết kế mới của iPhone 17

Lộ diện thiết kế mới của iPhone 17

iPhone 17 dự kiến có cụm camera ngang độc đáo, hỗ trợ quay video không gian sử dụng vật liệu cùng thiết kế mới.
Google ra mắt Gemini 2.0 có khả năng tạo nội dung đa phương thức

Google ra mắt Gemini 2.0 có khả năng tạo nội dung đa phương thức

Google vừa phát hành mô hình Gemini 2.0 có khả năng tạo đầu ra nội dung gốc đa phương thức gồm hình ảnh, âm thanh gốc và đa ngôn ngữ.
Chip giá rẻ Trung Quốc 'tranh' thị phần của Samsung, SK Hynix

Chip giá rẻ Trung Quốc 'tranh' thị phần của Samsung, SK Hynix

Các chuyên gia cho rằng, việc các nhà sản xuất chip Trung Quốc giảm giá chip DRAM đang đặt ra nhiều thách thức cho các tập đoàn lớn sản xuất chip của Hàn Quốc.
Robot hình người của Tesla trình diễn khả năng leo đồi

Robot hình người của Tesla trình diễn khả năng leo đồi

Robot hình người Optimus do Tesla phát triển vừa trình diễn kỹ năng đi lại, giữ thăng bằng trên địa hình dốc, gồ ghề mà không bị ngã.
Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là đích đến quan trọng

Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là đích đến quan trọng

Chiều 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này.
Tập đoàn Nhật Bản muốn sở hữu 35% cổ phần tại công ty con của FPT

Tập đoàn Nhật Bản muốn sở hữu 35% cổ phần tại công ty con của FPT

Ngày 10/12, FPT và tập đoàn dịch vụ tài chính SBI Holdings của Nhật Bản ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác.
Lộ diện mẫu SUV Hyundai Palisade thế hệ mới

Lộ diện mẫu SUV Hyundai Palisade thế hệ mới

Hyundai vừa giới thiệu mẫu SUV Hyundai Palisade thế hệ mới “lột xác” hoàn toàn với thiết kế vuông vức, nội thất rộng rãi, xếp được tới 9 chỗ ngồi.
OpenAI triển khai rộng rãi công cụ tạo video từ văn bản

OpenAI triển khai rộng rãi công cụ tạo video từ văn bản

Công cụ tạo video từ văn bản Sora Turbo của OpenAI có khả năng tạo ra những cảnh quay thực tế và sáng tạo thông qua các câu lệnh. Mô hình này cho phép người dùng sáng tạo những video sinh động lên đến một phút.
Nvidia bắt đầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam

Nvidia bắt đầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam

Ngay sau khi thông báo về kế hoạch thành lập hai trung tâm tại Việt Nam, Nvidia bắt đầu tiến hành tuyển dụng nhiều vị trí trong lĩnh vực công nghệ.
Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Chiều 7/12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Nagasaki - Việt Nam Tomioka Tsutomu và Hội chuyên gia Việt - Nhật (VJS).
TikTok nhận phán quyết bất lợi tại Mỹ

TikTok nhận phán quyết bất lợi tại Mỹ

Tòa án Mỹ đưa ra phán quyết ủng hộ luật yêu cầu công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc phải thoái vốn TikTok tại Mỹ trước đầu năm sau nếu không muốn ứng dụng này bị cấm hoàn toàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
CEO NVIDIA cùng 4 nhà khoa học đoạt Giải thưởng chính VinFuture 2024

CEO NVIDIA cùng 4 nhà khoa học đoạt Giải thưởng chính VinFuture 2024

Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD đã thuộc về ông Jensen Huang, CEO NVIDIA cùng 4 nhà khoa học hàng đầu về AI gồm Yoshua Bengio, Geoffrey Hinton, Yann Le Cun và Fei-Fei Li.
Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, việc mua lại VinBrain là điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế của hãng này tại Việt Nam.
VINASA lập Ủy ban đạo đức AI, ông Nguyễn Tử Quảng làm chủ tịch

VINASA lập Ủy ban đạo đức AI, ông Nguyễn Tử Quảng làm chủ tịch

Thông tin trên được công bố tại hội thảo về trí tuệ nhân tạo an toàn do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức ngày 5/12.
Người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng Meta AI

Người dùng Việt Nam đã có thể sử dụng Meta AI

Trong ngày 5/12, nhiều người dùng Việt Nam đã bắt đầu có thể truy cập và trải nghiệm miễn phí mô hình trí tuệ nhân tạo Meta AI.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Từ ngày 5-7/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E, Hà Nội diễn ra triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Vietnam Medipharm Expo 2024.
Xem thêm