Dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2022 có thể đạt 750 tỷ USD

THUẾ Thương Mại
12:01 - 08/09/2022
Trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 62,5 tỷ USD/tháng.
Trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 62,5 tỷ USD/tháng.
0:00 / 0:00
0:00
Theo Tổng cục Hải quan, nếu duy trì kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân mỗi tháng đạt khoảng 62,5 tỷ USD thì trong cả 12 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước sẽ đạt 750 tỷ USD, tăng 81 tỷ USD so với 2021.

Theo báo cáo tình hình công tác tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2022 của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4%.

Luỹ kế từ đầu năm đến tháng 8/2022 tổng trị giá xuất nhập khẩu ước tính đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5%, tương ứng tăng 66,63 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 37,05 tỷ USD) và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% (tương ứng tăng 29,58 tỷ USD).

Như vậy, trong tháng 8 cả nước ước xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8 năm 2022, cả nước ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 62,5 tỷ USD/tháng. Nếu duy trì được kết quả bình quân này trong cả 12 tháng, năm 2022 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 750 tỷ USD, tăng hơn 81 tỷ USD so với năm 2021.

Thu Ngân sách Nhà nước từ xuất nhập khẩu đang giảm dần

Số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 8 theo thống kê của Hải quan đạt 31.714 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/8/2022 đạt 294.367 tỷ đồng, bằng 83,6% dự toán được giao, bằng 79,6% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.

Số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.

Số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.

Theo phân tích từ Cục Thuế xuất nhập khẩu, nguyên nhân khiến số thu của ngành Hải quan tăng so với cùng kỳ năm trước là do tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 8 tháng đầu năm tăng với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, tổng trị giá xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong 8 tháng đạt 104,43 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 98,26 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 6,17 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước.

Một nguyên nhân khác là do kim ngạch nhập khẩu có thuế của một số nhóm hàng chính tăng so với cùng kỳ năm trước như than các loại tăng 98,9%. Trong đó, dầu thô tăng 49,5%; xăng dầu các loại tăng 115,7%; sắt thép các loại tăng 12,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện tăng 50,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 7,7%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Thuế xuất nhập khẩu, mặc dù số thu 8 tháng đầu năm của toàn ngành Hải quan tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021, nhưng xu hướng đang giảm dần kể từ tháng 6 và dự báo giảm mạnh về các tháng cuối năm.

Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong 8 tháng đạt 104,43 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 98,26 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 6,17 tỷ USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước.

Để thu Ngân sách Nhà nước của ngành Hải quan trong những tháng cuối năm ổn định và hoàn thành dự toán được giao, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng khung thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Vietinbank. Đồng thời xây dựng Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 184/2015/TT-BTC về việc quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại:

Trong tháng 8 tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy diễn ra phức tạp trên các tuyến hàng không, đường bộ.

Tính từ 16/7/2022 đến 15/8/2022, toàn ngành Hải quan đã phát hiện tổng số 1.324 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 175,334 tỷ đồng. Số thu ngân sách đạt 11,670 tỷ đồng, cơ quan hải quan khởi tố 5 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 14 vụ.

Lũy kế đến ngày 15/8/2022, toàn ngành Hải quan đã phát hiện tổng số 10.700 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.168 tỷ đồng; số thu ngân sách Nhà nước đạt 241,240 tỷ đồng, Hải quan khởi tố 31 vụ, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 83 vụ.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tin liên quan

Đọc tiếp

Tòa nhà FLC Landmark Tower tại đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Ảnh: Minh Phong

FLC tiếp tục bị cưỡng chế thuế

CTCP Tập đoàn FLC (UPCoM: FLC) ngày 23/2 công bố các quyết định của Cục thuế TP Hà Nội về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.