PIPC cho biết, OpenAI đã không báo cáo sự cố cho nhà chức trách Hàn Quốc trong vòng 24 giờ đồng hồ ngay sau khi phát hiện sự cố. Tổng cộng có 687 người dùng ở Hàn Quốc đã xác nhận bị ảnh hưởng trong sự cố này.
Tuy nhiên, PIPC kết luận OpenAI không phải chịu trách nhiệm về các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân còn lỏng lẻo. Đồng thời, cơ quan này khuyến nghị OpenAI cần lập tức thực hiện các biện pháp để ngăn chặn sự cố tái diễn, tuân thủ luật bảo vệ thông tin cá nhân của Hàn Quốc và tích cực hợp tác với các hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Về phía OpenAI, công ty cho biết hồi tháng 3, một lỗi trong thư viện nguồn mở trên ChatGPT đã gây ra sự cố bộ nhớ đệm khiến thông tin thanh toán của những người đăng ký bản nâng cấp ChatGPT Plus vô tình hiển thị trong 9 giờ đồng hồ, bao gồm họ tên, địa chỉ e-mail, 4 số cuối thẻ tín dụng và ngày hết hạn thẻ.
Ra mắt vào tháng 11/2022, ChatGPT gây sốt giới công nghệ toàn cầu nhờ khả năng viết luận, làm thơ hoặc viết code theo yêu cầu chỉ trong vài giây. Đây được đánh giá là phần mềm có tốc độ thu hút người dùng nhanh nhất khi đạt 57 triệu người dùng sau 1 tháng ra mắt và cán mốc 100 triệu tính đến ngày 31/1 năm nay. Tuy nhiên, công cụ chatbot AI này cũng đặt ra nhiều vấn đề về nguy cơ thông tin sai lệch và gian lận về học vấn.
Trước những rủi ro trên, ông Sam Altman, CEO OpenAI nhấn mạnh, sự can thiệp của chính phủ các nước thông qua những quy định kiểm soát trí tuệ nhân tạo mang ý nghĩa rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro của những công nghệ tiên tiến.
"Những công nghệ tiên tiến như này có thể đi chệch hướng, tạo ra nhiều rủi ro và gây hại đáng kể cho nhân loại nếu chúng không được kiểm soát hợp lý", ông Altman nhấn mạnh.
Hồi tháng 3, hơn 1000 chuyên gia trong giới công nghệ, trong đó có cả tỷ phú Elon Musk, ông Steve Wozniak (Co-founder Apple) đã ký vào bức thư kêu gọi các công ty tạm dừng phát triển các công cụ AI tiên tiến trong vòng 6 tháng tới.