Insurtech sẽ vẽ lại thị trường bảo hiểm ở Đông Nam Á?

BẢO HIỂM ĐÔNG NAM Á
09:15 - 14/10/2022
Mua bảo hiểm xe máy trên siêu ứng dụng
Mua bảo hiểm xe máy trên siêu ứng dụng
0:00 / 0:00
0:00

Sự xuất hiện của "bảo hiểm công nghệ" (Insurtech) được xem là một cơ hội, hoặc là một thách thức tác động đến diện mạo thị trường bảo hiểm truyền thống tại Đông Nam Á

Hiệp hội Các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS) quả quyết rằng, sự xuất hiện của bảo hiểm công nghệ (Insurtech) - được coi là một nhánh của Fintech, với sự đa dạng của công nghệ mới và mô hình kinh doanh sáng tạo, sớm muộn cũng sẽ làm thay đổi phương thức hoạt động kinh doanh của ngành bảo hiểm truyền thống hiện nay.

Xu hướng chuyển đổi số cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế số những năm vừa qua đã mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm công nghệ phát triển, theo bài viết của Nikkei Asia.

Các công ty khởi nghiệp về tài chính công nghệ (startup fintech) khắp Đông Nam Á, từ Indonesia cho đến Việt Nam đang cố gắng thu hút khách hàng bằng cách mang đến những sản phẩm và cách bán hàng mới, bao gồm cả thông qua các ứng dụng và các kênh thương mại điện tử phổ biến.

Câu hỏi được Nikkei Asia đặt ra là liệu “Insurtech” có lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp cho khu vực Đông Nam Á hay không?

Theo tờ báo này, ông Cleosent Randing, Giám đốc điều hành PasarPolis, nền tảng công nghệ cung cấp bảo hiểm tại Indonesia cho rằng điều đó là có thể.

Sản phẩm bảo hiểm rẻ hơn một nửa ly cà phê?

Về phía PasarPolis, phần lớn doanh thu của công ty này đến từ các gói bảo hiểm "cỡ nhỏ" được bán trong các giao dịch được thực hiện trên nền tảng của bên thứ ba.

Nhờ đó, PasarPolis có thể cung cấp đa dạng các gói bảo hiểm từ xe cộ, thiết bị di động, bảo hiểm trễ chuyến bay và các gói bảo hiểm đáp ứng vô vàn các nhu cầu khác.

Điều này thật sự khác biệt so với mô hình kinh doanh bảo hiểm truyền thống.

Bảo hiểm bồi thường cho các trường hợp khách hàng bị trễ, huỷ chuyến bay

Bảo hiểm bồi thường cho các trường hợp khách hàng bị trễ, huỷ chuyến bay

"Giống như Amazon đổi mới để vượt những nhà bán lẻ truyền thống như Macy's, chúng tôi muốn biến bảo hiểm thành một trải nghiệm dễ chịu, sao cho khách hàng không cần phải gửi yêu cầu bồi thường, mà quá trình bồi thường sẽ diễn ra hoàn toàn tự động", Giám đốc điều hành của PasarPolis từng tuyên bố trước đó.

Theo ông Cleosent Randing, để thu hút được khách hàng, các công ty bảo hiểm phải nhanh chóng thanh toán các yêu cầu bồi thường. Từ trước đến nay, các công ty bảo hiểm thường cho rằng các khoản thanh toán như vậy làm tổn hại đến lợi nhuận của công ty và thường là họ sẽ chần chừ khi quyết định thanh toán.

Ông Cleosent Randing nhận định rằng, đó là những suy nghĩ ngắn hạn.

Khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ là 3 thị trường chiếm khoảng 50% mức tăng trưởng toàn cầu trên thị trường bảo hiểm. Ông Alex Kimura, đối tác của công ty McKinsey nhận định rằng: “Châu Á đang dẫn đầu trong thị trường bảo hiểm, trong đó Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đang trở thành động lực cho thị trường bởi người dùng ở các khu vực này có mật độ sử dụng ứng dụng lớn, giúp cho các công ty bảo hiểm có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn”

Các dịch vụ bảo hiểm công nghệ khác trong khu vực đến từ Grab, Qoala và Coverfox hay các công ty bảo hiểm lâu đời hơn đang có những chiến lược khác nhau, với mục đích chung là mở rộng thị trường.

Một câu hỏi khác được đặt ra là liệu các công ty có thể kiếm được lợi nhuận bằng cách bán các gói bảo hiểm “cỡ nhỏ” theo cách của ông Cleosent Randing hay không?

Không ai biết chắc chắn câu trả lời ở thì tương lai.

Nhưng nhà phân tích Christian Konig tin rằng, việc bán nhiều gói bảo hiểm nhỏ có thể đem lại hiệu quả đối với một số công ty nhưng các hợp đồng lớn hơn mới là thứ mang về lợi nhuận cao. Giám đốc điều hành của Fintech News Network đã đưa ra một ví dụ về chuyến bay mà ông đã đặt từ Singapore sang Dubai, có mức phí bảo hiểm lên tới 200 USD.

Bên cạnh đó, giảm chi phí cũng là một cách để các công ty bớt đi "gánh nặng" để thu về lợi nhuận.

Ảnh tác giả

Mục tiêu của chúng tôi là làm cho sản phẩm bảo hiểm rẻ hơn nửa ly cà phê Starbucks.

Chúng tôi muốn biến bảo hiểm thành một trải nghiệm dễ chịu, sao cho khách hàng không cần phải gửi yêu cầu bồi thường, mà quá trình bồi thường sẽ diễn ra hoàn toàn tự động

Ông Cleosent Randing, CEO của PasarPolis.

Muốn làm được điều này, các hợp đồng bảo hiểm cần phải có giá cả phải chăng. Hiện tại, không chỉ riêng ở Indonesia, bảo hiểm chủ yếu vẫn được bán thông qua các kênh truyền thống như đại lý hoặc ngân hàng, do đó các chi phí liên quan đều được cộng vào phí bảo hiểm dẫn đến giá cao hơn.

Trong khi đó, PasarPolis triển khai các đại lý, kênh phân phối chính thông qua các siêu ứng dụng như Gojek, Tokopedia và Traveloka, điều này sẽ giúp công ty giảm chi phí, mang đến dịch vụ bảo hiểm giá rẻ.

Trong một báo cáo về bảo hiểm năm 2021, đại diện công ty Swiss Re nói rằng: "Chúng tôi mong đợi các nền tảng trực tuyến liên kết với các nền tảng như mạng xã hội (ví dụ như WeChat ở Trung Quốc và Grab ở Đông Nam Á) hoặc các ứng dụng theo dõi sức khoẻ. Đây sẽ là chìa khoá cho nguồn bán bảo hiểm nhân thọ vì người tiêu dùng sử dụng các kênh kỹ thuật số để mua bảo hiểm có khả năng sẽ sử dụng lại cùng một kênh"

Các nhà phân tích cho biết, một số công ty insurtech của châu Á đã tìm ra hình mẫu trong chính sách bán hàng qua các nền tảng của bên thứ ba, từ thanh toán đến các kênh thương mại điện tử như Lazada hay Tiki. Điều này không chỉ giúp họ tiết kiệm được chi phí phân phối mà còn hỗ trợ khai thác một tệp khách hàng sử dụng lớn.

Hơn nữa, người dùng có thể thực hiện mua bảo hiểm trực tuyến mà không cần phải đến trực tiếp các đại lý, ngân hàng.

Insurtech tại Việt Nam: Cơ hội thế nào?

Tại Việt Nam, xu hướng số hoá các dịch vụ tài chính, tiêu dùng và thói quen "không tiền mặt" đang dần phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau dịch Covid-19. Thực tế này đang tạo hy vọng người dân có thể sẽ ưu tiên gia tăng nhiều hơn các giao dịch tài chính số, trong đó có mua các sản phẩm bảo hiểm trực tuyến.

Về triển vọng thị trường, báo cáo của Vietnam Report năm 2022 đánh giá, thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều dư địa phát triển khi tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm (doanh thu phí bảo hiểm/GDP) ở Việt Nam hiện dao động ở mức 2,3% đến 2,8%, thấp hơn so với các thị trường mới nổi và cách xa mức 9,6% tại các thị trường phát triển trong khu vực.

Theo nghiên cứu của ThS. Lưu Minh Sang, Giảng viên trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP HCM) với tựa đề "Luật kinh doanh bảo hiểm 2022: Không gian nào dành cho Insurtech?" tác giả cho biết, việc luật hoá các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bảo hiểm là một sự cải cách đáng ghi nhận, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn thị trường.

Cụ thể, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 vừa được Quốc hội thông qua, trong đó đã có những quy định đề cập đến vấn đề chuyển đổi số ngành bảo hiểm cũng như về insurtech. Theo đó, luật này dành hai điều quy định nguyên tắc của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm (điều 12,13). Hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng cũng được quy định tại điều 14 của luật. Đồng thời, lần đầu tiên vấn đề cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được luật hóa làm tiền đề xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho Insurtech tại điều 11.

Tuy nhiên, chỉ với bốn điều luật mang tính nguyên tắc thì ThS. Lưu Minh Sang cho rằng như vậy là chưa đủ để kiến tạo nên không gian phát triển dành cho Insurtech. Bởi cũng như các loại hình Fintech khác, Insurtech cũng sẽ cần một khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) để tạo không gian an toàn cho các doanh nghiệp sáng tạo hiệu quả cũng như tạo môi trường đối thoại giữa cơ quan quản lý và thị trường.

Từ đó, từng bước định hình một khung pháp lý cụ thể cho tương lai của thị trường bảo hiểm trong bối cảnh nền kinh tế số.

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.