Tại buổi làm việc, ông Vương Quốc Chiến, Quản lý Chương trình Giảm cầu Ngà voi của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) cho biết bước đầu, dự án sẽ tập trung vào 5 tỉnh, thành phố của Việt Nam là Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Nha Trang và Hà Nội, dự kiến kéo dài trong 3 năm.
Toàn cảnh buổi làm việc. |
Với Dự án “Giảm cầu ngà voi thông qua việc tăng cường thực thi pháp luật và thực hành du lịch trách nhiệm”, WWF Việt Nam hy vọng sẽ tận dụng tối đa sự hiểu biết của các đối tác về du lịch nhằm xây dựng và điều chỉnh các thông điệp, nâng cao ý thức bảo tồn động vật hoang dã và voi cho các du khách, từ đó góp phần giảm áp lực săn trộm voi trong tự nhiên bằng cách giảm nguồn cung ngà voi và giảm cầu ngà voi tại các thị trường châu Á.
Ghi nhận những nỗ lực của WWF Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cho biết với vai trò là cơ quan quản lý du lịch cấp quốc gia, Tổng cục Du lịch sẵn sàng trở thành đối tác đồng hành cùng Dự án.
Ngoài ra, Phó Tổng cục trưởng gợi ý về việc sử dụng các tài liệu của dự án liên quan tới du lịch trách nhiệm, bảo vệ môi trường, xã hội và động vật hoang dã và voi trong ngành du lịch. Ông cũng đề nghị WWF cần có giải pháp linh hoạt, hiệu quả để đánh giá mức cải thiện và sự nâng cao về nhận thức của mọi người về giảm cầu ngà voi.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) cho biết, từ 2010 đến 2018, chỉ tính riêng trên toàn lục địa đã có khoảng 157.000 cá thể voi bị săn bắn và quần thể voi đã giảm hơn 100.000 cá thể trong giai đoạn 2007 đến 2017, xuống còn khoảng 400.000 đến 570.000 cá thể voi châu Phi.
Với Dự án “Giảm cầu ngà voi thông qua việc tăng cường thực thi pháp luật và thực hành du lịch trách nhiệm”, WWF-Việt Nam hy vọng sẽ tận dụng tối đa sự hiểu biết của các đối tác về du lịch nhằm xây dựng và điều chỉnh các thông điệp, nâng cao ý thức bảo tồn động vật hoang dã và voi cho các du khách, từ đó góp phần giảm áp lực săn trộm voi trong tự nhiên bằng cách giảm nguồn cung ngà voi và giảm cầu ngà voi tại các thị trường châu Á.