Lãnh đạo cấp cao tại SeABank muốn bán gần 1,6 triệu cổ phiếu SSB

NGÂN HÀNG Việt nAM
10:07 - 13/09/2022
0:00 / 0:00
0:00
Phó Tổng Giám đốc SeABank Lê Thị Thu Hương vừa đăng ký bán ra 1,59 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu xuống 0,281%, mục đích thực hiện nhằm cơ cấu tài chính cá nhân.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa đưa thông tin về việc Phó tổng Giám đốc Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) Lê Thị Thu Hương đăng ký bán ra 1,59 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 15,8 tỷ đồng.

Thời gian đăng ký giao dịch từ 15/9 đến 14/10, giao dịch theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh. Hiện bà Hương đang nắm giữ hơn 7,15 triệu cổ phiếu SSB. Dự kiến sau giao dịch, số cổ phiếu bà Hương nắm giữ sẽ giảm về 5,56 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 0,281%. Mục đích thực hiện giao dịch là cơ cấu tài chính cá nhân.

Trước đó, một số lãnh đạo khác của SeABank cũng đăng ký bán cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu như ông Nguyễn Ngọc Quỳnh (bán ra 2,9 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ còn 0,207%), ông Lê Quốc Long (bán 2,9 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ nắm giữ còn 0,231%), ông Hoàng Mạnh Phú (bán hơn 3 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,193%), ông Vũ Đình Khoán (bán 2,96 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,191%), bà Đặng Thu Trang (bán 396.442 cổ phiếu, giảm tỷ lệ còn 0,014%). Thời gian thực hiện các giao dịch là từ 28/7 đến 26/8.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đầu tháng 7, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT ngân hàng SeABank Nguyễn Thị Nga đã thực hiện mua vào 2,8 triệu cổ phiếu tăng tỷ lệ sở hữu bằng phương thức thoả thuận trong ngày 4/8.

Sau giao dịch, bà Nga đã nâng sở hữu tại SeABank lên hơn 68,1 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 3,439% vốn điều lệ ngân hàng. Đồng thời, số lượng cổ phiếu nắm giữ của bà Nga và những người có liên quan tăng lên 332,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ hơn 16,8% trên tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành.

Về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, luỹ kế 6 tháng đầu năm, SeABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.806 tỷ đồng, tăng trưởng 180% so với cùng kỳ năm 2021, hoàn thành 115% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2022.

Tổng thu thuần 6 tháng của ngân hàng đạt 5.029 tỷ đồng, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi đạt 1.736 tỷ đồng, tăng đến 226% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3% so với mức 38,3% cùng kỳ năm 2021.

Tính đến hết 30/6/2022, tổng tài sản của SeABank đạt 229.723 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,6% tại thời điểm 30/6/2022.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho SeABank được tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng sau đợt phát hành 211,4 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 12,7%) để trả cổ tức và phát hành thêm 109,7 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 6,6%) để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank nâng vốn thành công lên 19.809 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

SeABank nâng vốn thành công lên 19.809 tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

Việc tăng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch đã được Đại hội đồng Cổ đông SeABank thông qua và là dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển, giúp nhà băng này có đủ tiềm lực, nguồn vốn để nâng cao các chỉ số an toàn vốn, bổ sung quy mô vốn hoạt động, tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến phát hành 59,4 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 15.000 đồng/cp. Thời gian thực hiện trong quý III hoặc quý IV/2022.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2022, SeABank đặt mục tiêu tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 10%; huy động dự kiến tăng trưởng ròng 22.000 tỷ đồng tương ứng tăng 16% so với năm 2021; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dự kiến tối đa 17%, phụ thuộc vào chấp thuận của NHNN.

Năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.866,6 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Đặc biệt là mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng. Do đó, thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.