Lễ hội đền - chùa Cậy năm 2024 tại Hải Dương sẽ diễn ra trong 6 ngày

Lễ hội đền - chùa Cậy năm 2024 tại Hải Dương sẽ diễn ra trong 6 ngày

đền - chùa Cậy Bình Giang
19:03 - 15/03/2024
Năm nay, lễ hội đền - chùa Cậy sẽ diễn ra từ 20 - 25/3 (11 - 16/2 âm lịch). Trọng hội từ 11 - 13/2 âm lịch; lễ khai hội diễn ra vào lúc 13h ngày 11/2 âm lịch, tại khu di tích quốc gia đền - chùa Cậy, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang (Hải Dương).

Theo kế hoạch tổ chức lễ hội do UBND xã Long Xuyên ban hành, ngày 8 - 10/2 âm lịch, hội lão ông, ban khánh tiết của địa phương làm lễ bao sái tại đền chính, khu vực giải võ và nhà thờ Bác Hồ; triển khai các công việc chuẩn bị cho lễ hội. Hội phật giáo tại địa phương làm lễ bao sái và triển khai các công việc tại chùa Cậy chuẩn bị lễ hội.

Sáng 11/2 âm lịch, hội lão ông cùng 12 phù giá của xóm 3 và xóm 4, rước ông lợn ra đền làm lễ tế thần, dâng hương tại đền Cậy, viếng nghĩa trang liệt sĩ, dâng hương chùa Vĩnh Bảo. Đồng thời chuẩn bị hoàn tất công việc cho buổi chiều rước Thánh.

Chiều 11/2 âm lịch, từ 13h - 16h30’, tổ chức dâng hương, lễ khai hội và tổ chức rước Thánh ra đền Thánh phụ, Thánh mẫu.

Sau khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1994, với tấm lòng trân trọng di sản văn hoá, trong hai năm 1996 - 1997 chính quyền và nhân dân địa phương đã đóng góp, chung tay khôi phục ngôi đình khang trang như ngày nay.

Sau khi di tích được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 1994, với tấm lòng trân trọng di sản văn hoá, trong hai năm 1996 - 1997 chính quyền và nhân dân địa phương đã đóng góp, chung tay khôi phục ngôi đình khang trang như ngày nay.

Ngày 12/2 âm lịch, buổi sáng diễn ra tế an vị, dân làng làm lễ. Buổi chiều diễn ra thi đấu cờ tướng và cầu lông, bóng bàn, đập liêu, bịt mắt đá bóng vào gôn...

Sáng 13/2 âm lịch sẽ diễn ra thi đấu cầu lông, cờ tướng. Buổi chiều có kéo co, thi đấu bóng bàn.

Ngôi đình được xây dựng theo hình chữ đinh (J) gồm đại bái 5 gian và 2 gian hậu cung.

Ngôi đình được xây dựng theo hình chữ đinh (J) gồm đại bái 5 gian và 2 gian hậu cung.

Ngày 14/2 âm lịch, buổi sáng dân làng làm lễ và và tổ chức thi nấu chè con ong của 6 cơ sở, thi chung kết (các trò chơi còn lại và trao thưởng). Buổi chiều, hội dâng hương tế lễ, giao lưu văn nghệ do các câu lạc bộ trong thôn tổ chức, kết hợp với trình diễn áo dài truyền thống.

Ngày 15/2 âm lịch dân làng làm lễ. Ngày 16/2 âm lịch diễn ra lễ tạ và đóng cửa đền, chùa. Ngày 20/2 âm lịch sẽ tổng kết lễ hội.

Toàn bộ hệ thống cột và các vì đều được làm bằng chất liệu bê tông sơn giả gỗ, hoành, rui bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi truyền thống. Bốn đao góc đắp rồng chầu phượng mớm, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Toàn bộ hệ thống cột và các vì đều được làm bằng chất liệu bê tông sơn giả gỗ, hoành, rui bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi truyền thống. Bốn đao góc đắp rồng chầu phượng mớm, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt.

Năm 1998 - 1999, địa phương tiếp tục khôi phục 5 gian giải vũ bên trái, chất liệu bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi.

Năm 1998 - 1999, địa phương tiếp tục khôi phục 5 gian giải vũ bên trái, chất liệu bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi.

Lễ hội tiêu biểu của huyện Bình Giang

Các nguồn tài liệu của địa phương cho biết, vào thời Hậu Lê, thôn Cậy gồm hai thôn Hương Gián và Kệ Gián thuộc huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương. Sang thời Nguyễn hai thôn đổi thành hai xã thuộc hai tổng khác nhau gồm xã Hương Gián thuộc tổng Lý Đỏ, xã Kệ Gián thuộc tổng Bằng Giã, huyện Năng An, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các xã Hương Gián, Kệ Gián đổi thành thôn hợp nhất với các thôn Hợp Lễ và Bất Đoạt thành xã Tứ Xuyên. Tháng 8/1948, thôn Bá Thuỷ từ xã Cộng Hoà, huyện Gia Lộc được sáp nhập vào xã Tứ Xuyên; xã Tứ Xuyên được đổi thành xã Long Xuyên. Hai thôn Hương Gián, Kệ Gián được sáp nhập thành thôn Hương Kệ Gián hay còn gọi là thôn Cậy.

Dưới thời phong kiến, lễ hội tại đình Cậy được duy trì đến năm 1946 thì dừng lại do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình và nghè bị tiêu thổ để phục vụ kháng chiến.

Dưới thời phong kiến, lễ hội tại đình Cậy được duy trì đến năm 1946 thì dừng lại do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đình và nghè bị tiêu thổ để phục vụ kháng chiến.

Đình Cậy thờ thành hoàng làng là Bảo Phúc Đại Vương. Theo bảng thần tích bằng chữ Hán hiện còn được lưu giữ tại đình do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) cho biết: Vào thời Hùng Vương thứ 18 có hai vợ chồng là Nguyễn Đức và Đào Thị biết nghề làm thuốc đến trú tại Hương Gián trang và Kệ Gián trang. Ngày 10 tháng 2 năm Giáp Thìn (?), ông bà sinh được người con trai tướng mạo khác thường. Lên 5 tuổi đã thông minh lễ phép, nghe là biết, nói là hiểu. Ông bà cho đây là phúc trời ban nên đặt tên là Phúc. Năm 16 tuổi cha mẹ qua đời, ngài chôn cất cho cha mẹ và chịu tang trong 3 năm.

Khi ngài tròn 19 tuổi thì đúng vào thời kỳ nhà Thục nổi dậy chống lại nhà nước Văn Lang của vua Hùng. Vua Hùng Duệ Vương hạ chiếu xuống các châu, quận để tìm người tài giỏi ra giúp nước. Sau khi mãn tang cha mẹ, cậu thanh niên Phúc đã lên kinh ứng tuyển và đắc tuyển. Khi vào yết kiến nhà vua, cậu ứng đối lưu loát, vua Hùng Duệ Vương rất ưng ý liền phong cho Phúc Công làm Hữu đạo Đại Tướng Quân cùng với Tản Viên Sơn Thánh là Tả đạo Đại tướng quân. Ông liền kéo quân về luyện tập binh mã chờ có lệnh là kéo quân đi đánh quân Thục.

Đến năm 1997, lễ hội đình Cậy được khôi phục trở lại và dần dần đi vào nề nếp.

Đến năm 1997, lễ hội đình Cậy được khôi phục trở lại và dần dần đi vào nề nếp.

Khi có lệnh của triều đình, Phúc Công cùng với Tản Viên Sơn Thánh kéo quân đi đến xứ Sóc Sơn, quận Võ Linh, đạo Kinh Bắc là nơi nhà Thục đóng quân. Quân của Phúc Công bị quân Thục vây trùng trùng, điệp điệp trong suốt 14 - 15 ngày. Quân tiếp viện của triều đình chưa kịp đến, quân sĩ của Phúc Công hết cả lương ăn, nước uống. Ông động viên quân sỹ quyết chí một lòng.

Quả nhiên trong một trận quyết chiến, quân của Phúc Công đã phá được vòng vây của hàng nghìn quân Thục. Quân Thục đại bại, đất nước trở lại thanh bình, triều đình mở tiệc ăn mừng, phong thưởng cho các tướng sĩ. Phúc Công được vua ban cho được hưởng thực ấp ở đạo Hải Dương. Ngài bái tạ nhà vua rồi trở về quê chiêu dân, lập ấp và trông coi phần mộ cha mẹ. Ngày 23 tháng 9 năm (?), ngài qua đời. Vua Hùng Duệ Vương vô cùng thương tiếc cử người về quê làm lễ mai táng và ban sắc phong cho Phúc Công là Phúc thần nhất vị Bảo Phúc Đại Vương.

Cụm di tích gồm đình, nghè và chùa Cậy đang từng bước được địa phương tu bổ tôn tạo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân.

Cụm di tích gồm đình, nghè và chùa Cậy đang từng bước được địa phương tu bổ tôn tạo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân.

Các đời vua sau này đều có sắc phong. Tuy nhiên, do chiến tranh loạn lạc nên nhiều đạo sắc bị mất mát. Hiện nay tại di tích còn lưu giữ 7 đạo sắc được phong tặng vào các đời vua gồm Tự Đức thứ 7 (1854), Tự Đức thứ 11 (1858), Tự Đức thứ 33 (1880), Đồng Khánh thứ 2 (1887), Duy Tân thứ 3 (1909) và hai đạo sắc được phong tặng vào năm Khải Định thứ 9 (1924).

Để tưởng nhớ đến công lao của Bảo Phúc Đại vương, hàng năm vào dịp tháng 2 âm lịch và tháng 9 âm lịch nhân dân địa phương lại mở lễ hội kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của thành hoàng. Trong hai kỳ lễ hội, thì lễ hội vào tháng 2 âm lịch là dịp kỷ niệm ngày sinh của thành hoàng và là lễ hội chính.

Lễ hội đình Cậy, xã Long Xuyên, là một trong những lễ hội tiêu biểu của huyện Bình Giang và tỉnh Hải Dương. Bên cạnh, những nghi lễ và nghi thức như tế, lễ, rước kiệu... Lễ hội còn bảo lưu được nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc.

Lễ hội đình Cậy, xã Long Xuyên, là một trong những lễ hội tiêu biểu của huyện Bình Giang và tỉnh Hải Dương. Bên cạnh, những nghi lễ và nghi thức như tế, lễ, rước kiệu... Lễ hội còn bảo lưu được nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc.

Đến nay, lễ hội đình Cậy, xã Long Xuyên, là một trong những lễ hội tiêu biểu của huyện Bình Giang và tỉnh Hải Dương. Thông qua lễ hội, những tình cảm, trí tuệ, lẽ sống và khát vọng vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ của nhân dân được bồi đắp, lan tỏa; nội dung sinh hoạt trong lễ hội góp phần giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng dân cư.

Đọc tiếp