Nga phải giảm sâu giá năng lượng để thu hút khách châu Á

Moscow đang muốn bán được nhiều dầu thô và than đá hơn sang thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể khiến kế hoạch này gặp khó khăn, trừ khi Nga đưa ra lời mời chào giảm giá sâu để hai nước này phải cân nhắc.

Một tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga, Cygnus Passage, tại một nhà ga ở Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Một tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga, Cygnus Passage, tại một nhà ga ở Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

New York Times cho biết, Grand Aniva, tàu chở dầu của Nga với 4 bồn chứa khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), vốn có các chuyến đi qua lại từ một cơ sở khai thác khí đốt ở miền đông nước Nga tới Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, con tàu này đã thay đổi lộ trình và hướng sang Trung Quốc.

Sự chuyển hướng của Grand Aniva – tàu có chiều dài bằng 3 sân bóng đá tiêu chuẩn, cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn có thể tìm được các khách hàng ở châu Á bất chấp việc phương Tây áp lệnh trừng phạt chống Nga. Nhu cầu tìm kiếm khách hàng đối với Moscow ngày một lớn, nhất là trong bối cảnh Liên minh châu Âu dần ngừng khẩu dầu thô của Nga.

Tàu Grand Aniva tại đảo Sakhalin. Ảnh: NYT
Tàu Grand Aniva tại đảo Sakhalin. Ảnh: NYT

Hôm 14/4, Tổng thống Putin yêu cầu lãnh đạo các công ty, tập đoàn năng lượng tại Nga phải tìm cách hướng dòng xuất khẩu sang các thị trường đang phát triển ở miền đông và miền nam châu Á. Hai điểm đến được Nga chú ý nhất là Trung Quốc – nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và Ấn Độ - thị trường tiêu thụ năng lượng đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ).

Giảm giá sâu để khách hàng yên tâm

Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực dịch chuyển xuất khẩu năng lượng của Nga từ châu Âu sang châu Á cũng sẽ gặp phải nhiều trở ngại lớn. Nga sẽ cần phải giảm giá mạnh đối với dầu thô, than xuất khẩu, đủ để các nhà nhập khẩu cảm thấy xứng đáng để chấp nhận đối mặt với rủi ro. Bên cạnh đó, nước này sẽ phải mất nhiều năm để xây thêm các cảng, tuyến đường ống xuất khẩu khí đốt.

Để chuyển hướng dòng khí đốt từ châu Âu sang châu Á, Nga cần xây dựng các tuyến đường ống rất dài, hoặc là các cảng chuyên dụng như đường ống đặt tại đảo Sakhalin – điểm xuất phát của tàu Grand Aniva. Những cảng như vậy phải được trang bị công nghệ làm lạnh đặc biệt, để hóa lỏng khí tự nhiên, chuyển lên các khoang chứa trên tàu và vận chuyển.

Vận chuyển dầu sang châu Á cũng yêu cầu bằng vận tải đường biển. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga khiến các công ty bảo hiểm từ chối cung cấp dịch vụ đối với các tàu chở dầu thô của Nga. Các ngân hàng cũng từ chối cho vay tiền trong thời gian dầu được vận chuyển. Vì thế, các công ty nhập khẩu tại một số nước như Ấn Độ đã yêu cầu Nga phải giảm giá mạnh, đủ để bù đắp chi phí phát sinh và rủi ro.

Các quốc gia như Ấn Độ đã yêu cầu giảm giá mạnh đối với dầu nhập khẩu của Nga để bù đắp thêm chi phí và rủi ro. Ảnh: AFP
Các quốc gia như Ấn Độ đã yêu cầu giảm giá mạnh đối với dầu nhập khẩu của Nga để bù đắp thêm chi phí và rủi ro. Ảnh: AFP

Than xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc thường được chở bằng xe tải, đường sắt nên ít phải đối mặt với trở ngại về hậu cần. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt giá trị khoảng 1/10 so với dầu mỏ và 1/4 so với khí đốt của Nga. Việc phương Tây cấm giao dịch với Nga bằng đồng USD khiến nhu cầu nhập khẩu than từ Trung Quốc suy yếu.

“Ngay cả những nhà kinh doanh than tư nhân của Trung Quốc hiện cũng không muốn đụng đến than của Nga, vì lo ngại lệnh trừng phạt của phương Tây”, ông Zhou Xizhou, chuyên gia lĩnh vực năng lượng đang làm việc tại S&P Global, cho biết.

Nga vẫn có cách để lách trừng phạt

Bất chấp những trở ngại trên, các lãnh đạo trong ngành năng lượng toàn cầu dự đoán Nga vẫn có thể tìm cách xuất khẩu năng lượng, ít nhất là với mặt hàng dầu thô và than, phần lớn là do nhu cầu của thế giới tiếp tục tăng cao. Thế giới từng chứng kiến thiếu hụt năng lượng vào mùa thu năm ngoái, khi Trung Quốc cạn kiệt than và mất điện diện rộng.

Giá khí đốt tự nhiên, dầu thô, than đã tăng mạnh kể từ năm ngoái. Do vậy, việc chặn xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến các sản phẩm này tiếp tục tăng giá.

Khai thác và vận chuyển than tại Siberian Coal Energy, Siberia. Ảnh: Reuters
Khai thác và vận chuyển than tại Siberian Coal Energy, Siberia. Ảnh: Reuters

Ông Daniel Yergin, nhà sử học năng lượng kiêm Phó chủ tịch S&P Global, nhận xét: “Cuộc khủng hoảng năng lượng lần này nghiêm trọng hơn những năm 1970. Thời điểm đó, mọi thứ đơn giản hơn khi chỉ xoay quanh dầu mỏ”.

Một số lãnh đạo trong ngành năng lượng hiện kêu gọi áp dụng các chính sách không chặn hoàn toàn xuất khẩu năng lượng của Nga. Thay vào đó, mục tiêu là khiến Nga phải chật vật xuất khẩu, chỉ có thể xuất được với mức giảm giá sâu, từ đó mới kéo giá hàng hóa xuống thấp.

Nga cần thu USD đến từ doanh thu xuất khẩu ngay bây giờ. Quốc gia này đang đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì mất mát nghiêm trọng vốn đầu tư nước ngoài. Các chính phủ phương Tây trước đó cũng đóng băng một nửa dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương.

“Vấn đề chính không phải là giảm hay vô hiệu hóa xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu, mà là giảm nguồn doanh thu từ dầu và khí đốt. Hai quan điểm này không giống nhau”, ông Fatih Birol. Giám đốc điều hành Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA) đặt trụ sở tại Paris, Pháp, nhận định.

Tiềm năng dồi dào từ khách hàng châu Á

Ông Birol cho biết thêm, Nga hiện xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô/ngày và khoảng 3 triệu thùng xăng, dầu diesel và các sản phẩm từ dầu/ngày. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có ngành lọc dầu phát triển và thường quan tâm đến dầu thô nhập khẩu.

Ngược lại, khí đốt tự nhiên của Nga khó xuất khẩu hơn. IEA cho biết, khả năng hóa lỏng khí đốt tự nhiên và tải lên tàu của Nga chỉ bằng 1/10 lượng xuất khẩu. Hầu hết các lô hàng hiện tập trung đến Đông Á, đặc biệt là khu vực Nhật Bản.

Theo Marine Traffic, một dịch vụ giám sát hải trình có trụ sở tại Athens (Hy Lạp), tàu Grand Aniva đã chuyển từ cung cấp LNG cho Nhật Bản và Đài Loan vào năm ngoái sang Trung Quốc trong 2 tháng kể từ khi chiến sự nổ ra.

Grand Aniva là một trong số ít tàu chở dầu vẫn cập cảng của Nga. Con tàu này thuộc sở hữu của Sovcomflot, một công ty vận tải nhà nước Nga, vốn đã trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây.

Một nhà máy xử lý khí đốt đang được xây dựng vào năm 2019 ở phía đông Siberia, một phần của dự án đường ống dẫn dầu từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Một nhà máy xử lý khí đốt đang được xây dựng vào năm 2019 ở phía đông Siberia, một phần của dự án đường ống dẫn dầu từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

“Trung Quốc đã tìm ra giải pháp thay thế dầu Iran hay dầu Venezuela. Họ sẽ mua dầu của Nga”, bà Michal Meidan, Giám đốc nghiên cứu khí đốt và năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, nói.

Nga đang gia tăng các chuyến hàng khí đốt tự nhiên đến Trung Quốc thông qua một đường ống ở Siberia mới hoàn thành. Tuy nhiên, sự hạn chế về đường ống vận chuyển tạo ra những khoảng cách nghiêm trọng đối với khả năng bán khí đốt cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, thương mại giữa Nga và Trung Quốc, phần lớn đến từ xuất khẩu năng lượng, đã tăng gần 30% trong 3 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Vị thế trên thị trường của Nga có thể cải thiện vào mùa thu. Phần lớn dầu của Nga rất nặng, có thể tạo ra thêm dầu diesel khi tinh chế. Theo dữ liệu từ Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, nước này đã xuất khẩu dầu diesel nhiều gấp 10 lần so với xăng vào năm ngoái.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ dầu diesel hàng đầu thế giới với số lượng xe tải hạng nặng nhiều gần gấp đôi Mỹ. Trong giai đoạn gần đây, Trung Quốc đang phong tỏa nhiều thành phố, trong đó có Thượng Hải. Tuy nhiên, nước này sẽ khôi phục nhu cầu khi dịch bệnh được kiểm soát. Với chiến lược đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng (đường sắt, đường bộ, cầu,..), quốc gia tỷ dân sẽ đòi hỏi thật nhiều các thiết bị, xe vận tải chạy dầu diesel.

Thủ đô Beirut nổ lớn sau cuộc không kích của Israel

Thủ đô Beirut nổ lớn sau cuộc không kích của Israel

Israel thực hiện hàng loạt cuộc không kích vào vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, Lebanon vào đêm 5/10, rạng sáng ngày 6/10, gây ra các vụ nổ lớn trong khu vực.
Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Ngày 4/10, Israel tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào vùng ngoại ô Beirut của Lebanon nhắm vào trụ sở tình báo của lực lượng Hezbollah trong khi lực lượng này cũng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa vào lãnh thổ Israel.
LHQ cảnh báo người dân Lebanon đang hứng chịu hậu quả thảm khốc

LHQ cảnh báo người dân Lebanon đang hứng chịu hậu quả thảm khốc

Quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cho biết người dân Lebanon đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề nhất trong cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng quy tắc chiến tranh để bảo vệ dân thường.
Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân

Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy thế giới tới bờ vực của thảm họa hạt nhân, trong bối cảnh hàng loạt diễn biến căng thẳng đang xảy ra hiện nay.
Mỹ đang thảo luận khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ Iran

Mỹ đang thảo luận khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ Iran

Ngày 3/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington đang thảo luận về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Iran để trả đũa cho vụ không kích Israel bằng tên lửa của Tehran.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt các doanh nghiệp Ireland.
Ukraine tấn công khiến 4 người thiệt mạng tại Belgorod, Nga

Ukraine tấn công khiến 4 người thiệt mạng tại Belgorod, Nga

Thống đốc vùng Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov cho biết các cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào khu vực này ngày 2/10 đã khiến 4 người thiệt mạng và 24 người khác bị thương.
Thủ lĩnh Hezbollah 'đồng ý ngừng bắn với Israel' trước khi bị ám sát

Thủ lĩnh Hezbollah 'đồng ý ngừng bắn với Israel' trước khi bị ám sát

Ngoại trưởng Lebanon Abdallah Bou Habib cho biết thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah đã chấp thuận đề xuất ngừng bắn 21 ngày, ngay trước khi ông thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở thủ đô Beirut.
Tổng thống Biden: ‘Mỹ không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran’

Tổng thống Biden: ‘Mỹ không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel có quyền đáp tương xứng trước cuộc tấn công tên lửa đạn đạo của Iran, nhưng ông phản đối khả năng Tel Aviv nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Israel có thể sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa của Iran

Israel có thể sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa của Iran

Israel được cho là sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ sau khi hứng chịu cuộc không kích của gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng từ phía Iran. Tuy nhiên, Tel Aviv sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu tấn công và xem xét các phản ứng mà Iran sẽ đưa ra.
Thế giới phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel

Thế giới phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel

Các nước phương Tây lên án cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa đạn đạo của Iran vào Israel, đồng thời bày tỏ lo ngại về khả năng vụ việc này là ngòi nổ gây leo thang xung đột hơn nữa trong khu vực Trung Đông.
Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ bước vào tranh luận trực tiếp

Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ bước vào tranh luận trực tiếp

Ngày 1/10, ông Tim Walz cùng ông J.D. Vance cùng tham gia cuộc tranh luận phó tổng thống, nơi hai ứng viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bày tỏ các ý kiến về các vấn đề như khủng hoảng tại Trung Đông, nhập cư, thuế, biến đổi khí hậu hay năng lượng.
Iran phóng 181 tên lửa đạn đạo vào Israel, trả đũa cho loạt vụ ám sát

Iran phóng 181 tên lửa đạn đạo vào Israel, trả đũa cho loạt vụ ám sát

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố Iran đã thực hiện cuộc tấn công tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu trên đất Israel, nhằm đáp trả cho cái chết của các lãnh đạo Hezbollah, Hamas và thành viên quân đội Iran.
Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba - Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm tân Thủ tướng kế nhiệm ông Fumio Kishida - người vừa từ chức vào sáng cùng ngày.
Cựu Thủ tướng Hà Lan trở thành Tổng thư ký NATO

Cựu Thủ tướng Hà Lan trở thành Tổng thư ký NATO

Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine và bày tỏ không lo ngại về việc ứng cử viên tổng thống nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ.
Xe bus chở học sinh bốc cháy tại Thái Lan, ít nhất 25 người chết

Xe bus chở học sinh bốc cháy tại Thái Lan, ít nhất 25 người chết

Ngày 1/10, một chiếc xe bus chở học sinh và giáo viên đã bốc cháy ở vùng ngoại ô Bangkok, Thái Lan với 25 người trên xe được cho là đã tử vong.
Quân đội Nga tấn công địa điểm dỡ hàng đường sắt của Ukraine

Quân đội Nga tấn công địa điểm dỡ hàng đường sắt của Ukraine

Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Nga công bố video lực lượng nước này tấn công một địa điểm dỡ hàng của tàu hỏa ở vùng Nikolaev, miền nam Ukraine và phá hủy một số toa tàu chở đạn dược.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng nội các từ chức

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng nội các từ chức

Ngày 1/10. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida từ chức cùng nội các của mình, mở đường cho người kế nhiệm tiềm năng nhất là cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishiba tiếp nhận công việc.
Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Lebanon

Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Lebanon

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 1/10 tuyên bố đã bắt đầu tiến hành “các cuộc đột kích trên bộ có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu dựa trên thông tin tình báo chính xác” nhằm vào các vị trí của lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon.
Nhật Bản ấn định tổng tuyển cử vào ngày 27/10

Nhật Bản ấn định tổng tuyển cử vào ngày 27/10

Thủ tướng sắp nhậm chức của Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ tuyên bố giải tán Hạ viện để mở đường cho việc tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn vào ngày 27/10.
Mỹ có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do bão Helene

Mỹ có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do bão Helene

Khu vực Đông Nam nước Mỹ bắt đầu nỗ lực dọn dẹp và khắc phục hậu quả sau khi cơn bão Helene càn quét, khiến gần 100 người thiệt mạng, hàng triệu người mất điện và gây thiệt hại có thể lên đến 100 tỷ USD.
Hezbollah tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Nasrallah

Hezbollah tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Nasrallah

Lực lượng Hezbollah được cho là đã tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Hassan Nasrallah tại địa điểm xảy ra vụ không kích của Israel ở vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, Lebanon.
Lũ lụt nặng nề tại Nepal khiến 170 người thiệt mạng

Lũ lụt nặng nề tại Nepal khiến 170 người thiệt mạng

Do mưa lớn kỷ lục trong những ngày gần đây gây ra lũ lụt và lở đất, Nepal ghi nhận 170 người thiệt mạng cùng nhiều thiệt hại nặng nề tới các nhà máy thủy điện và các cơ sở thủy lợi của quốc gia này.
Hé lộ ứng viên kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tối cao của Hezbollah

Hé lộ ứng viên kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tối cao của Hezbollah

Việc thủ lĩnh tối cao Hezbollah là ông Hassan Nasrallah thiệt mạng trong một cuộc tấn công lớn của Israel vào phía nam Beirut (Lebanon) đang để lại khoảng trống quyền lực của phong trào này, đặt ra "bài toán khó" về việc lựa chọn ra người kế nhiệm mới.
Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah, cảnh báo tới Iran

Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah, cảnh báo tới Iran

Israel tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah và hầu hết lãnh đạo quân sự khác của lực lượng này ở Lebanon; đồng thời cảnh báo Iran rằng “không có nơi nào nằm ngoài tầm với” của Tel Aviv.
Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Sáng sớm ngày 28/9, quân đội Israel không kích hàng loạt các mục tiêu ở vùng ngoại ô phía nam của Beirut trong một nỗ lực tăng cường các cuộc tấn công gây áp lực lên trung tâm chỉ hủy của lực lượng Hezbollah.
Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

11 tỉnh, thành phố trong lưu vực sông Chao Phraya, trong đó bao gồm thủ đô Bangkok, đã được cảnh báo chuẩn bị cho khả năng xảy ra lũ lụt do đập Chao Phraya ở tỉnh Chai Nat sẽ tăng tốc độ xả nước.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 27/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, từ đó được xác định trở thành Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sau ông Fumio Kishida.
Israel tiếp tục không kích Lebanon bất chấp áp lực quốc tế

Israel tiếp tục không kích Lebanon bất chấp áp lực quốc tế

Ngày 26/9, chính phủ Israel thể hiện thái độ cứng rắn trước lời kêu gọi ngừng bắn tại Lebanon từ cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả đồng minh lớn nhất là Mỹ, khi tiếp tục các cuộc không kích khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.
Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường liên quan lệnh cấm thịt chó

Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường liên quan lệnh cấm thịt chó

Ngày 26/9, chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường cho những người nông dân làm chủ trang trại chó và những người làm việc trong ngành này trước khi lệnh cấm thịt chó chính thức có hiệu lực vào năm 2027.
Philippines đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân thương mại năm 2032

Philippines đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân thương mại năm 2032

Trong thông cáo báo chí ngày 25/9, Bộ Năng lượng Philippines cho biết quốc gia này đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân hoạt động thương mại đầu tiên vào năm 2032, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng qua nguồn điện không phát thải.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon đang được thúc đẩy

Thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon đang được thúc đẩy

Ngày 25/9 bên lề cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các chính phủ trên thế giới cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 21 ngày cho cuộc xung đột đang ngày càng nóng giữa Israel và lực lượng Hezbollah.
Sân bay Nusantara sẽ mở cửa thương mại từ cuối năm nay

Sân bay Nusantara sẽ mở cửa thương mại từ cuối năm nay

Ngày 24/9, Tổng thống sắp mãn nhiệm Joko Widodo của Indonesia cho biết sân bay Nusantara tại thủ đô mới Nusantara ở Đông Kalimantan của nước này sẽ bắt đầu mở cửa cho các chuyến bay thương mại từ cuối năm 2024.
Indonesia chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP

Indonesia chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP

Indonesia chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Tổng thống Biden đề cao quan hệ Việt – Mỹ trong phát biểu cuối tại LHQ

Tổng thống Biden đề cao quan hệ Việt – Mỹ trong phát biểu cuối tại LHQ

Đề cập đến quan hệ Việt Nam - Mỹ, Tổng thống Joe Biden cho rằng đây là điển hình cho ý chí bền bỉ và khả năng hòa giải giữa hai quốc gia, từ khi bước ra khỏi chiến tranh cho đến khi trở thành bạn bè và đối tác.
Thêm một chỉ huy của Hezbollah thiệt mạng do bị Israel không kích

Thêm một chỉ huy của Hezbollah thiệt mạng do bị Israel không kích

Ngày 25/9, lực lượng Hezbollah tuyên bố một chỉ huy của nhóm này là ông Ibrahim Mohammed Kobeissi đã thiệt mạng trong một vụ tấn công của quân đội Israel vào khu vực Ghobeiri ở ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon.
Xem thêm