Nhận thức đúng vị thế, tiềm năng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thách thức có nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc và càng quan trọng hơn đó là việc nhận thức đúng về vị thế, đặc trưng, tiềm năng và thách thức của vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai - Ảnh: MPI
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai - Ảnh: MPI

Ngày 1/12, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai với chủ đề: Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ trưởng cho biết, bản Quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, giúp "mở đường", chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng.

Đặc biệt quy hoạch đã chú trọng giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững.

Quy hoạch vùng cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là các dự án lớn, có tính liên vùng.

Xác định rõ vị trí vai trò của quy hoạch, ngay từ những ngày đầu tổ chức lập Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương trong vùng với tư cách là cấp chịu sự tác động trực tiếp và triển khai thực hiện.

Với cách tiếp cận phù hợp và khoa học, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã phân tích các vấn đề một cách sâu sắc, cụ thể hóa trên cơ sở các quy hoạch cấp trên và Nghị quyết, đồng thời nhận diện các chiến lược lớn cấp vùng, tích hợp các quy hoạch cấp tỉnh.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là "phên dậu", cửa ngõ phía Bắc của quốc gia và có vai trò quyết định đối với nguồn năng lượng, nguồn nước và môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.

"Thách thức có nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít để phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc và càng quan trọng hơn đó là việc nhận thức đúng về vị thế, đặc trưng, tiềm năng và thách thức của vùng Trung du và miền núi phía Bắc", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Các cơ hội có thể kể đến như khả năng thu hút đầu tư vào ngành mới do nâng cấp quan hệ đối tác, các xu hướng du lịch quốc nội và quốc tế, cũng như cơ chế, chính sách từ Trung ương để thúc đẩy các nền tảng hạ tầng cho phát triển vùng,...

Trên cơ sở đó, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã nghiên cứu và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, có thể tóm gọn thành 6 nội dung trọng tâm, đó là:

Thứ nhất, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã đề xuất phân vùng thành các tiểu vùng chi tiết hơn để tạo ra các khu vực có liên kết chặt chẽ và có khả năng chia sẻ hạ tầng hiệu quả hơn.

Theo đó, đã làm rõ cấu trúc phát triển tổng thể của vùng với 4 tiểu vùng - 6 hành lang kinh tế - 3 vành đai và hệ thống các cực tăng trưởng, các trung tâm gắn với các tiểu vùng và vùng.

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã làm rõ phương hướng phát triển của mỗi hành lang, vành đai, các cực tăng trưởng đã được xác định theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và bổ sung hai cực tăng trưởng cũng như cụ thể hóa định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế của vùng.

Thứ hai, đề ra chiến lược vùng về sinh thái và môi trường, với quan điểm xác định cảnh quan hùng vĩ, môi trường trong lành và một hệ thống rừng quy mô lớn là đặc trưng nổi bật của vùng.

Đây vừa là tiềm năng nổi bật để thu hút du lịch và kiến tạo môi trường sống chất lượng cao, vừa là nền tảng cho vai trò quốc gia trọng yếu của vùng là "phên dậu" của đất nước, là nơi bảo vệ đa dạng sinh học và rừng đầu nguồn.

Những đặc trưng này phải được phản ánh trong các mục tiêu phát triển của vùng, là kim chỉ nam định hướng cho các ngành kinh tế trong vùng như: Hình thành các hành lang phát triển sinh thái liên tỉnh, liên vùng thông qua kết nối những khu vực sinh thái trọng điểm và rừng phòng hộ bằng những hành lang xanh, cải thiện dịch vụ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học.

Thứ ba, có chiến lược vùng để bảo tồn, phát huy sự đa dạng văn hóa và phát triển nguồn nhân lực. Đây vốn là tiềm năng cho sự phát triển bởi tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch và sự giàu có của các nguồn tri thức truyền thống nhưng đồng thời đưa ra những thách thức trong việc phổ cập các chương trình giáo dục và đào tạo.

Do đó, việc phát triển và khai thác nguồn nhân lực phải đi liền với bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa bản địa - là một trong ba khâu đột phá bên cạnh hạ tầng, kinh tế và môi trường.

Phát triển các ngành kinh tế dịch vụ và thủ công nghiệp cần gắn liền với phát huy và bảo tồn đặc trưng các dân tộc, các địa phương, liên kết du lịch giữa các địa phương, các tiểu vùng trên cơ sở tài nguyên du lịch nổi bật và hệ thống giao thông kết nối.

Phát triển đô thị cần phát huy được bản sắc và tiềm năng riêng của địa phương, tránh trở thành các phiên bản chưa hoàn thiện của đô thị miền xuôi về mặt kiến trúc, cảnh quan, dẫn đến sự kém hấp dẫn về chất lượng sống và chất lượng không gian cho cư dân và du khách.

Thứ tư, nông nghiệp là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của vùng, cần được phát triển theo hướng bền vững hơn, tránh theo xu hướng tối đa hóa sản lượng, quan tâm hơn đến chất lượng, hiệu quả.

Khuyến khích sản xuất nông nghiệp tập trung và theo hướng hàng hóa đồng thời kết hợp với công nghiệp chế biến tại những khu vực có quỹ đất canh tác lớn và kết nối giao thông thuận lợi để tạo giá trị kinh tế lớn.

Khuyến khích nông nghiệp truyền thống, đặc sản, hữu cơ có giá trị cao ở những khu vực có quỹ đất hạn chế và đặc trưng văn hóa nổi bật để có thể kết hợp với du lịch trải nghiệm.

Thứ năm, tăng cường tỷ trọng cơ cấu các ngành phi nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ với các quy mô phù hợp địa phương, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp tại chỗ, hình thành các chuỗi giá trị nông nghiệp hoàn thiện, và tối ưu hóa thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại khu vực động lực là vành đai công nghiệp Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ. Trong đó, xây dựng Bắc Giang thành trung tâm công nghiệp bán dẫn của vùng và một trong trung tâm công nghiệp bán dẫn của cả nước. Nghiên cứu khả năng khai thác, chế biến sâu đất hiếm phục vụ cho công nghiệp bán dẫn và xuất khẩu.

Phát triển các khu cửa khẩu Lào Cai, Hữu Nghị trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm logistics của vùng và cả nước với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Phát triển du lịch đặc trưng gắn với sinh thái, văn hóa, lịch sử và sự liên kết giữa các tiểu vùng trên cơ sở liên kết về tài nguyên du lịch nổi bật và hệ thống giao thông kết nối.

Thứ sáu, kết cấu hạ tầng của vùng cần được dần dần hoàn thiện tương xứng với yêu cầu phát triển. Kết nối hạ tầng giao thông nội vùng, liên vùng cần được đầu tư để đảm bảo việc lưu thông, vận chuyển người và hàng hóa, giảm sự cách biệt lớn giữa các địa phương trong vùng.

Ưu tiên phát triển, hoàn thiện các tuyến cao tốc xương sống của mỗi tiểu vùng, nâng cấp kết nối Đông - Tây. Nghiên cứu mở kết nối quốc tế qua Lào, bổ sung tuyến cao tốc và đường sắt trong vành đai giữa, bổ sung đường kết nối về phía biển nhằm liên kết nhanh nhất các tỉnh vùng núi xa xôi với vùng ven biển, các sân bay, cảng và các cửa khẩu quan trọng, trong đó ưu tiên nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận với Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Hữu Nghị…

Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng điều phối vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để sớm tổ chức thẩm định và trình phê duyệt theo quy định.

Nhận thức đúng vị thế, tiềm năng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Ngày 26/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng nghìn người đã đứng dọc các tuyến đường Hà Nội nơi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi từ Nhà Tang lễ Quốc gia về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể vào hồi 13h ngày 26/7/2024 tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội), cùng thời điểm Lễ truy điệu được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà Tổng Bí thư (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các đại biểu quốc tế dự Quốc tang

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các đại biểu quốc tế dự Quốc tang

Ngày 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia và Australia sang dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu Lào, Trung Quốc, Nhật Bản sang dự Quốc tang

Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu Lào, Trung Quốc, Nhật Bản sang dự Quốc tang

Ngày 25/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có các cuộc tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, Trung Quốc và Nhật Bản sang dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Yếu tố hỗ trợ thị trường lao động phục hồi nửa cuối năm 2024

Yếu tố hỗ trợ thị trường lao động phục hồi nửa cuối năm 2024

Với dữ liệu vĩ mô tích cực trong tháng 6, các chuyên gia từ VietCap kỳ vọng đà phục hồi hiện tại của hoạt động thương mại và sản xuất sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường lao động trong nửa cuối năm 2024.
Dòng người xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dòng người xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18h ngày 25/7, người dân bắt đầu làm thủ tục vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đoàn khách quốc tế đến dự Quốc tang

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đoàn khách quốc tế đến dự Quốc tang

Tại các cuộc tiếp, lãnh đạo các nước đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên khắp thế giới

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên khắp thế giới

Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đã mở sổ tang, tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lãnh đạo, đại diện các nước đã đến viếng, chia buồn trước sự ra đi của nhà lãnh đạo Việt Nam.
Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, nhiều đoàn đại biểu quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông được chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Trịnh Văn Quyết đề xuất bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết đề xuất bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả

Tự định giá tài sản thực của FLC lên đến hàng tỷ USD, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho rằng nếu bán cổ phần của mình sẽ đủ khắc phục hậu quả.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia, các đoàn: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, hoàn thành năm 2035

Thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, hoàn thành năm 2035

Các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao dài 1.541 km, kế hoạch hoàn thành vào năm 2035
Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Nhiều đoàn cấp cao quốc tế dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều đoàn cấp cao quốc tế dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đoàn khách quốc tế có mặt tại thủ đô Hà Nội ngày 25/7 để tham dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Thượng viện Australia đến dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Thượng viện Australia đến dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines nhân dịp bà đến Việt Nam dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba do Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu sang chia buồn và tham dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn với Việt Nam

ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn với Việt Nam

Lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định sự đóng góp của nhà lãnh đạo Việt Nam cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là di sản vô giá và lâu bền.
Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández đã đến thủ đô Hà Nội, chuẩn bị tham dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hỗ Ninh sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Hà Nội dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam lên 6,5%, dẫn đầu khu vực năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam lên 6,5%, dẫn đầu khu vực năm 2024

HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm 2024 lên 6,5% với nhận định tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng.
Thủ tướng Hàn Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Hàn Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn lãnh đạo cấp cao do Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo dẫn đầu sẽ dự Lễ viếng và Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, theo thông báo của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Mục đích của việc kiểm kê đất năm 2024 là nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Chỉ vỏn vẹn chưa tới 3% doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao. Các chuyên gia khuyến cáo, cần có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy nông nghiệp phát triển gắn với công nghệ cao.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mức mất giá của VND giai đoạn 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 4,4%, trong khi nhiều quốc gia ở ngưỡng 7-11%.
Đảm bảo đời sống cho người có công với cách mạng

Đảm bảo đời sống cho người có công với cách mạng

Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng giao các Bộ, ngành rà soát chính sách, pháp luật đối với người có công, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, để người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn.
Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về một số luật vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho 3 tỉnh đầu tiên

Thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho 3 tỉnh đầu tiên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Việt Nam vào ngày 24/7 để tham dự lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khởi tố cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 6 đồng phạm

Khởi tố cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 6 đồng phạm

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị bắt vì có sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thái Dương.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng và Chính phủ Lào nhất trí để tang cấp quốc gia ở Lào, gồm cả Đại sứ quán Lào và cơ quan đại diện ngoại giao Lào ở nước ngoài, treo cờ rủ và dừng hoạt động vui chơi ở mọi hình thức để tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà

Sáng 22/7, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Công điện số 71 của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý 3 năm 2024.
Ông Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh

Ông Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh

Chiều 20/7, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn sâu sắc và ghi sổ tang trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo Thông cáo đặc biệt phát chiều 20/7, tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25/7 và 26/7/2024, sau đó ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Xem thêm