Nhật Bản tiếp tục là thị trường trọng điểm của Sao Ta

FMC Sao Ta
18:35 - 16/04/2024
Ảnh: FMC
Ảnh: FMC
0:00 / 0:00
0:00
Theo Chủ tịch HĐQT FMC Hồ Quốc Lực, Nhật Bản tiếp tục là thị trường chiến lược lâu dài của doanh nghiệp này, bên cạnh đó Sao Ta cũng sẽ từng bước thâm nhập vào Trung Quốc.

CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2023. Thông tin tại báo cáo, ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT FMC nhận định, kết quả kinh doanh năm 2023 của Sao Ta ghi nhận giảm so với các năm trước (giảm 10,8% về doanh thu và giảm 7,3% về lợi nhuận trước thuế so với năm 2022).

Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh thị trường xuất khẩu của Sao Ta gặp khó khăn, trong khi đó xuất khẩu lại là nguồn thu chính của doanh nghiệp. Hiện Sao Ta là doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản, lớn thứ 4 sang Mỹ và lớn thứ 9 sang Hàn Quốc.

Theo ông Hồ Quốc Lực, năm 2023, ngành tôm Việt phải đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu; lạm phát neo cao, nhu cầu tiêu dùng giảm sút; sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ chính của tôm Việt là Ecuador và Ấn Độ. Mặc dù không gặp phải hiện tượng lạm phát leo thang như các nước phương Tây, thị trường lớn nhất của FMC là Nhật Bản cũng bị tác động bởi vấn đề sức mua yếu và tỷ giá liên tục tăng cao.

Sang năm 2024, Sao Ta cho rằng, thách thức của ngành tôm vẫn sẽ còn kéo dài ít nhất 6 tháng đầu năm 2024, thậm chí có thể với quy mô và mức độ ảnh hưởng lớn hơn so với năm 2023. Trong đó, vấn đề căng thẳng tại Biển Đỏ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu tôm sang Mỹ và châu Âu; vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp của Mỹ có thể làm giảm lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp tôm Việt.

“Trước những thách thức của ngành tôm năm 2023, FMC tiếp tục chọn Nhật Bản là thị trường chiến lược lâu dài, tập trung phát triển thị trường này, đồng thời từng bước thâm nhập vào thị trường Trung Quốc,” ông Hồ Quốc Lực thông tin tại báo cáo thường niên năm 2023 của FMC.

Ông Lực cũng cho biết, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm tôm chế biến sâu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác chống bán phá giá và chống trợ cấp trong năm 2024.

Năm 2024, Sao Ta đặt kế hoạch doanh số tiêu thụ chung đạt 210 triệu USD, tăng 5% so với kết quả thực hiện năm 2023; lãi trước thuế hợp nhất đạt 320 tỷ đồng, tăng 5,2%. Sản lượng tôm chế biến năm 2024 của doanh nghiệp dự kiến đạt 22.300 tấn, tăng 5,2% so với mức 21.198 tấn ghi nhận năm trước.

Quý 1/2024, doanh số chung của Sao Ta đạt 49,67 triệu USD. Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành 23% kế hoạch năm về doanh thu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng trong quý 1/2024

Quý đầu năm 2024, Vinhomes báo lãi 884 tỷ đồng, giảm 92% so với mức 11.917 tỷ đồng của quý cùng kỳ năm ngoái. Lý giải nguyên nhân, doanh nghiệp này cho biết do chưa đến kỳ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cho các sản phẩm đang xây dựng dở dang.
ĐHĐCĐ thường niên 2024 của PV OIL. Nguồn: Petrovietnam.

PV OIL: Theo đuổi mục tiêu niêm yết trên HoSE

Ban lãnh đạo PV OIL thông tin, dự kiến cuối năm 2024 công ty đặt mục tiêu xoá sạch lỗ luỹ kế và trong năm nay hoặc năm tới sẽ bỏ bớt điểm ngoại trừ của kiểm toán trên báo cáo tài chính, đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo.