Cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền trong phiên 21/8. |
Kết phiên 21/8, VN-Index tăng 11,5 điểm lên mốc 1.284,05 điểm. HNX-Index tăng 1,1 điểm còn UPCoM tăng 0,38 điểm. Thanh khoản tiếp tục cải thiện so với những phiên trước, đạt gần 21.000 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh.
Khối ngoại cũng gia tăng mua bán với giá trị hơn 4.300 tỷ đồng và quay đầu bán ròng hơn 200 tỷ đồng sau hai phiên mua ròng. Các mã bị bán ròng mạnh là HPG 157 tỷ đồng, MWG 96 tỷ đồng; MSN, TCB trên 70 tỷ đồng; HSG, VPB, VHM, DIG trên 60 tỷ đồng…
Chiều mua ròng dẫn đầu là FPT với 274 tỷ đồng. CTG cũng được mua ròng gần 200 tỷ đồng. Danh sách còn có VCB 131 tỷ đồng, BID 41 tỷ đồng, TCH 31 tỷ đồng; KBC, VCI, STB trên 20 tỷ đồng…
Nếu như những phiên trước, nhóm bất động đóng vai trò dẫn dắt thì phiên hôm nay, vị trí này chuyển sang nhóm ngân hàng. Nhiều mã lớn tăng giá tốt, đóng góp lớn cho chiều tăng của chỉ số như VCB +2,2%, CTG +3%, BID +3%, MBB +2,1%, TPB +2%... Ngoài VIB giảm nhẹ, BAB, KLB, SGB, VBB đứng tham chiếu thì các mã còn lại đều kết phiên trong sắc xanh, tăng chủ yếu từ 1-2%.
Nhóm bất động sản không còn giữ được sự đồng thuận tiến công như những phiên trước. PDR vẫn tăng tốt 2,7%. VHM, VIC, VRE, DXG, NLG, KBC, KOS… tăng nhẹ. DIG giảm 2%, nhiều mã khác cũng ở chiều giảm nhưng tỷ lệ điều chỉnh không đáng kể, như NVL, CEO, HDG, IDC, KDH, BCM, VPI, HDC, DTD, SJS…
Kho hàng tồn của các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục gia tăng Kết thúc quý 2 năm 2024, lượng hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục tăng. Thậm chí, giá trị hàng tồn kho bất động sản của một số doanh nghiệp đã chiếm hơn nửa tổng giá trị tài sản. |
Nhóm thép cũng diễn biên tích cực với SMC tăng trần, HPG +1,4%, HSG +1%, NKG +1,6%, TVN +1%, GDA +1,1%, VGS +0,6%...
Nhóm chứng khoán phân hóa với chiều tăng có SHS +2,5%, SSI và VCI tăng hơn 1%, HCM và VIX tăng nhẹ; CSI +3%, DSC +2,8%, HBS +3,4%, TCI +2,1%... Chiều giảm có các mã nhỏ AGR, APG, APS, BSI, ORS, VDS, VFS, WSS, mức giảm không lớn. VND, EVS, HAC, TVB, VIG đứng tham chiếu.
Tại các nhóm ngành khác, tăng mạnh có FRT của nhóm bán lẻ tăng 6,8%, OIL của nhóm dầu khí tăng 4,7%, LCG của nhóm xây dựng tăng hơn 4%, CSV của nhóm hóa chất tăng 3,7%... Trong đó, FRT của FPT Retail lập đỉnh mới ở vùng giá 188.000 đồng/cp - tăng 16% so với hồi đầu tháng 8 và tăng 92% so với đầu năm 2024.
Với mức giá kỷ lục đạt được trong lịch sử niêm yết, vốn hóa lúc của FPT Retail đạt mức hơn 25.000 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD).
Cổ phiếu FRT diễn biến tích cực trong bối cảnh tiêu dùng trong nước phục hồi và bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp cũng dần sáng hơn. 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu của công ty đạt 18.281 tỷ đồng, tăng 23% so với nửa đầu năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 109 tỷ đồng, so với cùng kỳ lỗ 213 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, FPT Long Châu đã áp đảo hơn với 11.521 tỷ đồng, chiếm 63% tổng doanh thu và tăng 67% so với nửa đầu năm ngoái. Doanh thu/nhà thuốc khoảng 1,2 tỷ đồng/tháng.
Đầu tháng 8 vừa qua, FPT Retail còn đồng loạt khai trương 10 cửa hàng điện máy trên toàn quốc. Cửa hàng điện máy sẽ là một gian bên cạnh ngành hàng sản phẩm điện tử công nghệ (ICT). Công ty dự kiến nâng tổng số cửa hàng điện máy lên 50 điểm trong năm 2024.