Những siêu ứng dụng nào đang tham vọng 'thống trị' Đông Nam Á?

siêu ứng dụng SEA
06:00 - 20/09/2022
Grab, một trong những siêu ứng dụng của Singapore
Grab, một trong những siêu ứng dụng của Singapore
0:00 / 0:00
0:00
Theo Tech Wire Asia, cuộc đua siêu ứng dụng tại thị trường Đông Nam Á đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ, tạo nên một xu hướng mới với sự tham gia của nhiều tên tuổi như Grab, Gojek và AirAsia.

Siêu ứng dụng (super app) là một ứng dụng được tích hợp nhiều công nghệ khác nhau, cho phép người dùng có thể trải nghiệm nhiều tiện ích khác nhau trên cùng một ứng dụng, một tài khoản thanh toán.

Một báo cáo do Google, Temasek và Bain & Company đồng công bố vào đầu năm nay, xu hướng sử dụng Internet và dịch vụ số là dấu hiệu dự báo rằng nền kinh tế kỹ thuật số tại Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Sự tăng trưởng trên quy mô đó giúp khu vực được định hình là tương lai của công nghệ trên toàn cầu.

Trong đó, thương mại điện tửgiao hàng thực phẩm là động lực chính của tăng trưởng, Báo cáo này nhấn mạnh rằng, cả hai dịch vụ trên đều là trụ cột của các siêu ứng dụng, cho thấy chúng có vai trò quan trọng trong việc mang lại ‘Thập kỷ kỹ thuật số’.

Tech Wire Asia đã xem xét 3 trong số các siêu ứng dụng được coi là hàng đầu Đông Nam Á hiện nay là Gojek, Grab, AirAsia và tìm ra những đề xuất độc đáo từ đó để hiểu điều gì khiến chúng khác biệt với nhau.

Grab của Singapore: Từ dịch vụ gọi xe trở thành siêu ứng dụng

Grab được thành lập vào năm 2012 khởi đầu với vai trò là một dịch vụ đặt gọi xe. Công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình như giao hàng đồ ăn, tạp hoá; logistic; thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ tài chính và bảo hiểm; lối sống và xã hội; sức khoẻ.

Trong số các dịch vụ quan trọng nhất của mình, Grab được biết đến với ứng dụng thanh toán di động dựa trên mã QR là GrabPay đã có mặt ở tất cả 6 quốc gia Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, và Philippines. GrabPay chủ yếu là phương thức thanh toán cho các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và hỗ trợ thanh toán khi mua hàng hoặc chuyển tiền.

Dịch vụ thanh toán điện tử GrabPay

Dịch vụ thanh toán điện tử GrabPay

GrabPay cuối cùng đã mở rộng các dịch vụ tài chính của mình theo hướng cung cấp tuỳ chọn trả sau và trả góp ở một số quốc gia để bắt kịp xu hướng ‘mua trước - trả sau’. Nằm trong chiến lược vươn lên thành siêu ứng dụng, Grab cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ giao đồ ăn dưới tên GrabFood vào tháng 5/2018. Dịch vụ này hiện đã cung cấp cho hơn 200 thành phố trong khu vực Đông Nam Á.

Gojek: Siêu ứng dụng phát triển nhất tại Indonesia

Thành lập vào năm 2010 tại Indonesia với tư cách là một trung tâm dịch vụ gọi xe máy và chuyển phát nhanh. Mặc dù ứng dụng đã hoạt động tại Thái Lan, Việt Nam và Singapore, tâm điểm của Gojek vẫn là Indonesia - thị trường lớn nhất Đông Nam Á.

Tính đến thời điểm hiện tại, siêu ứng dụng Gojek đã thu hút hơn 125 triệu lượt tải xuống, gần bằng một nửa dân số Indonesia, với tổng khối lượng đặt hàng tăng 6.600 lần trong vòng 36 tháng.

Dịch vụ thanh toán điện tử GoPay

Dịch vụ thanh toán điện tử GoPay

Với các dịch vụ thanh toán, Gojek coi đó là 'vũ khí' lớn nhất trong chiến lược của mình. Năm 2021, Gojek đã hoàn tất việc mua lại Tokopedia để thành lập GoTo Group, Tập đoàn công nghệ lớn nhất Indonesia. Sự kết hợp giữa hoạt động thương mại điện tử của Tokopedia với dịch vụ gọi xe và thanh toán của Gojek được xem như là một siêu ứng dụng thống trị Internet của Đông Nam Á - GoPay. Dịch vụ này được gần 300.000 người bán trực tuyến lẫn ngoại tuyến ở Indonesia chấp thuận, và xử lý lên tới 6,3 tỷ USD tổng giá trị giao dịch (GTV).

Thời gian qua, Grab và Gojek đã thu về hàng tỷ USD khi nỗ lực trở thành ‘siêu ứng dụng’ trên toàn khu vực và vượt qua các đối thủ khác.

Cả Grab và Gojek đều muốn đảm bảo rằng tiền kỹ thuật số của họ không chỉ được sử dụng cho các dịch vụ trong ứng dụng, chẳng hạn như gọi chuyến xe và giao hàng thực phẩm. Hai công ty đã thêm vào nhiều sản phẩm kỹ thuật số, chẳng hạn như vé, phiếu mua hàng và nạp tiền điện thoại mà người dùng có thể chi tiền qua GoPay và GrabPay. Ngoài ra, tiền kỹ thuật số cũng được các nhà kinh doanh, bán lẻ chấp nhận nhiều hơn tại các quán cà phê và cửa hàng.

AirAsia: Siêu ứng dụng nổi tiếng của Đông Nam Á

Đại dịch Covid-19 đã để lại không ít những hậu quả nặng nề đối với lĩnh vực du lịch và hàng không. Là một hãng hàng không giá rẻ của Malaysia được yêu thích tại thị trường Đông Nam Á, AirAsia tận dụng những khó khăn, thử thách trên là cơ hội để tăng tốc chuyển đổi số và mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

Tại một số thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, AirAsia tập trung cung cấp dịch vụ mới: giao đồ ăn, đặt xe, đặt vé máy bay và chỗ ở, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính và hậu cần thương mại điện tử xuyên biên giới.

Trong đó, dịch vụ gọi xe AirAsia Ride đang định vị để có thể đương đầu với Grab và Gojek trong tham vọng trở thành hãng gọi xe công nghệ hàng đầu trong 5 năm tới.

Dịch vụ gọi xe AirAsia Ride

Dịch vụ gọi xe AirAsia Ride

Công ty cũng đã rất tích cực trong việc mở rộng ra khắp khu vực và thậm chí AirAsia đã mua lại Gojek tại Thái Lan để phát triển hơn nữa tại nhiều thị trường khác nhau trong tương lai.

Điều khiến AirAsia trở nên khác biệt với Gojek và Grab là hệ sinh thái hoàn chỉnh cũng như khả năng chia sẻ dữ liệu từ các hoạt động hàng không của hãng, cho phép AirAsia điều chỉnh và phát triển các dịch vụ theo nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này đã khiến AirAsia trở nên "độc nhất vô nhị" trong khu vực và gặt hái được nhiều kết quả tích cực nhanh hơn so với Grab và Gojek.

Đọc tiếp

Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.