Phải giữ được 'nét Huế'

Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương được các đại biểu Quốc hội hết sức ủng hộ, với mong muốn đưa vùng đất cố đô xứng tầm với tiềm năng, vị trí. Các đại biểu cũng đều đồng tình rằng dù phát triển tới mức nào thì Huế cũng phải giữ được nét đặc sắc về lịch sử và văn hoá vốn có.
Phải giữ được 'nét Huế'
Di sản văn hoá Huế có giá trị vô cùng to lớn. Ảnh: Thảo Ngân/Mekong ASEAN

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 8, chiều 30/10, Chính phủ đã trình Quốc hội việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương, theo các quan điểm, nguyên tắc: Bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế để TP Huế trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh; khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ…

Ngay sau đó, sáng 31/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về nội dung này. Các ý kiến phát biểu đều bày tỏ thống nhất cao với đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.

SỰ ĐỔI MỚI TRONG TƯ DUY PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Bà Nguyễn Phương Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nhớ lại, năm 1996 - tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét việc đưa Thừa Thiên Huế thành TP trực thuộc Trung ương; tuy nhiên thiếu 6 phiếu để đủ quá bán nên đề án chưa được xem xét. Lúc đó, các đại biểu băn khoăn vì Thừa Thiên Huế vẫn còn có những huyện nghèo, hẻo lánh, thậm chí chưa có điện như A Lưới. Cùng thời gian đó, Quốc hội quyết định thành lập TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và đến năm 2002 là TP Cần Thơ.

Từ đó đến nay, Việt Nam chưa có thêm thành phố trực thuộc Trung ương nào trong khi tốc độ đô thị hoá rất nhanh. Vì vậy thời điểm hiện nay, việc lập thêm một thành phố trực thuộc Trung ương theo bà Thuỷ là phù hợp, đặc biệt là còn thể hiện sự đổi mới trong tư duy phát triển đô thị.

“Trước chúng ta cứ hình dung đô thị là khu tập trung dân cư cao, toà nhà cao, khu công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay tư duy đã chuyển biến, đặc biệt là từ Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, phát triển đô thị Việt Nam, với yêu cầu liên quan đến phát triển đô thị bền vững, đô thị xanh, đô thị di sản,” đại biểu nói.

Phải giữ được 'nét Huế'

Nằm trong cơ quan thẩm tra đề án, bà Nguyễn Phương Thuỷ cho biết, Thừa Thiên Huế có sự chuẩn bị cho việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương kỹ càng. Năm 2022, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị đã xem xét, sửa đổi Nghị quyết 1210 về phân loại đô thị và Nghị quyết 1211 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Từ quá trình Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện với đơn vị hành chính và phân loại đô thị, Thừa Thiên Huế đã theo sát. Tỉnh tham gia chặt chẽ với cơ quan soạn thảo để thể chế hoá quan điểm của Bộ Chính trị về việc phát triển những đô thị mang tính văn hoá, bảo tồn di sản. Trên cơ sở đó, tỉnh không ngừng phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn, và đến thời điểm hiện tại khi Chính phủ trình đề án thì tất cả các tiêu chuẩn đã đáp ứng đầy đủ.

“Các huyện nghèo như Nam Đông, A Lưới đã thoát nghèo, thu ngân sách tăng, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái... Bộ mặt của Thừa Thiên Huế mấy năm gần đây có sự thay đổi rất lớn,” bà Phương Thuỷ khẳng định.

CẦN KIÊN ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG ĐÔ THỊ DI SẢN

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội) nhận định, việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương sẽ là mốc lịch sử quan trọng không chỉ với TP Huế mà cho cả sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

Tuy nhiên vị chuyên gia lưu ý, phần đánh giá tác động về sự chuyển biến nhanh chóng giữa hai khu vực đô thị và nông thôn cần kỹ lưỡng, cụ thể, phải lượng hoá được quy mô qua từng thời kỳ phát triển, bởi đây là thực tế chung sẽ diễn ra rất nhanh. Trên cơ sở đó để điều chỉnh thiết chế hạ tầng, đặc biệt là thiết chế hạ tầng liên quan đến vấn đề giáo dục, y tế. “Đô thị hoá quá nhanh trong khi hạ tầng chưa kịp phát triển sẽ gây nên sự quá tải về giáo dục, y tế cộng động, bất cập trong đời sống dân cư,” GS Lan phân tích.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, cố đô Huế gắn với triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, ngoài thiết chế hạ tầng về cung điện, đền đài được công nhận là di sản còn có hệ thống lăng tẩm - quần thể mai táng tâm linh tưởng niệm lớn. Vì vậy khi lên TP trực thuộc Trung ương, cùng với lộ trình công nghiệp hoá tất yếu, đòi hỏi phải có quy hoạch, quy định hoàn thiện cho phù hợp, trên cơ sở tôn trọng yếu tố lịch sử, tâm linh, hài hoà với cảnh quan, mỹ thuật, sự phát triển bền vững.

Ngoài ra, với vị trí nằm giữa hai miền với dải núi Hoành Sơn cắt ngang cùng đỉnh cao Bạch Mã, Huế có bộ giống cây trồng phong phú, tập hợp rất nhiều giống nông nghiệp đặc trưng của cả nước; vùng nông thôn với những nét làng cổ đặc trưng; phá Tam Giang - hệ đầm phá quan trọng và đẹp ở Đông Nam Á... Vị đại biểu mong muốn trong quá trình phát triển kinh tế, Huế cần có quy hoạch, khoanh định, quản lý, kiểm soát để giữ gìn và bảo tồn thiên nhiên.

Phải giữ được 'nét Huế'
GS.TS Nguyễn Thị Lan. Ảnh: Đinh Nhung/Mekong ASEAN

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, văn hoá Huế rất đặc sắc, các di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam cũng là ở Huế, cả vật thể - khu di tích cố đô Huế và phi vật thể - nhã nhạc cung đình Huế. “Đối với tất cả mọi người yêu văn hoá thì Huế chính là địa chỉ tin cậy,” ông Sơn nói.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết, di sản của Huế quá nhiều. Bất cứ một địa phương nào có một di sản của Huế như lăng tẩm, tường thành... đều sẽ có thể trở thành trung tâm du lịch. Tuy nhiên có nhiều quá cũng dẫn đến thách thức là việc chăm sóc, bảo tồn các di sản này. Vì vậy, ông Sơn bày tỏ vui mừng khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với quan điểm phát triển thành đô thị di sản. “Huế cần kiên quyết giữ định hướng này, để không bị quá trình đô thị hay tác động khác của xã hội hiện đại ảnh hưởng đến giá trị văn hoá,” PGS.TS Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng nhất trí với quan điểm khi đưa Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển, giữa bảo tồn gìn giữ và phát huy giá trị di sản. “Chỉ có như thế chúng ta mới tạo ra những cái riêng có, lợi thế của Huế. Tôi hoàn toàn tin tưởng khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của cả nước, minh chứng cho giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc,” ông nói.

Phải giữ được 'nét Huế'

GIẢI BÀI TOÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN

Hồi đáp những đại biểu còn băn khoăn, ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chia sẻ rõ hơn về định hướng phát triển của Huế khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo ông Lưu, mô hình đô thị mà Thừa Thiên Huế lựa chọn là mô hình đô thị di sản - văn hoá. Trước đây, nhiều nhà máy thép, nhà máy xi măng, nhà máy sản xuất nhiệt điện đã có đề xuất đầu tư nhưng chính quyền tỉnh đều từ chối vì nguy cơ phá vỡ môi trường, cảnh quan. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng của tỉnh không thể đi nhanh được.

Trong bối cảnh mới, ngoài các thế mạnh du lịch, dịch vụ, thương mại thì lĩnh vực mà Huế quan tâm là công nghiệp công nghệ phần mềm. Theo ông Lưu, đây là lĩnh vực mà địa phương có nhân lực và tập trung ưu tiên để phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp không khói.

“Chúng tôi có hai khu vực là khu kinh tế Chân Mây và khu công nghiệp Phong Điền để sản xuất công nghiệp, giúp giải quyết bài toán bảo tồn và phát triển; còn các khu đô thị lõi, trung tâm thì bảo tồn như hiện trạng, hạn chế đô thị nén,” Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thông tin.

Phải giữ được 'nét Huế'
Ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phát biểu trong phiên thảo luận tổ sáng 31/10. Ảnh: Đinh Nhung/Mekong ASEAN

Ông Lê Trường Lưu cũng chia sẻ các lĩnh vực khác cho thấy Huế đã đáp ứng tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Như trong công tác xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện còn 1,76%, huyện miền núi A Lưới cũng đã đổi khác, với đường bê tông vào tận thôn, điện nước cơ bản, đời sống nhân dân tăng lên.

Hay trong công tác phòng chống thiên tai, hiện đầu nguồn của Huế có hồ chứa đạt 2 tỷ m3 nước, nhờ đó những ngày vừa qua tuy mưa lớn nhưng thành phố không ngập lụt sâu.

Với định hướng đô thị di sản - văn hoá, ông Lê Trường Lưu kỳ vọng khi Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được hỗ trợ đầu tư thêm. Thực chất các di sản của Huế mới được phục chế khoảng 65-70%, nhiều phế tích chưa được trùng tu vì chưa có đủ vật lực và nhân lực. Địa phương cũng mong muốn xây bảo tàng liên quan đến cổ vật khi Huế đang có gần 12.000 cổ vật.

Phát triển Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng Phát triển Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản đặc trưng
Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế
Đề xuất TP Huế trực thuộc Trung ương có 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện Đề xuất TP Huế trực thuộc Trung ương có 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện
Quốc hội bàn chương trình phát triển văn hoá 256.000 tỷ đồng

Quốc hội bàn chương trình phát triển văn hoá 256.000 tỷ đồng

Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 với tổng nguồn lực hơn 256.000 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn.
Phải giữ được 'nét Huế'

Phải giữ được 'nét Huế'

Việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương được các đại biểu Quốc hội hết sức ủng hộ, với mong muốn đưa vùng đất cố đô xứng tầm với tiềm năng, vị trí. Các đại biểu cũng đều đồng tình rằng dù phát triển tới mức nào thì Huế cũng phải giữ được nét đặc sắc về lịch sử và văn hoá vốn có.
Thủ Đức kỳ vọng thu hút 20.000 người đến đêm nhạc mừng năm mới 2025

Thủ Đức kỳ vọng thu hút 20.000 người đến đêm nhạc mừng năm mới 2025

Ngày 31/10, UBND TP Thủ Đức (TP HCM) tổ chức họp báo công bố Lễ hội chào đón năm mới 2025 (City Tết Fest Thủ Đức 2025).
Nghệ sĩ Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Nghệ sĩ Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam vừa được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Kết nối dòng chảy văn hóa sáng tạo Thủ đô

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Kết nối dòng chảy văn hóa sáng tạo Thủ đô

Bước sang năm thứ 4 được tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ diễn ra từ ngày 09/11 đến ngày 17/11/2024, tiếp tục tập trung vào 3 trụ cột chính: thiết kế, cộng đồng và sáng tạo.
Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẽ tổ chức xuyên suốt tháng 12

Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẽ tổ chức xuyên suốt tháng 12

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10 không chỉ là dịp để giới thiệu những loài hoa đặc sắc mà còn góp phần quảng bá văn hóa, du lịch và vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của vùng đất cao nguyên Lâm Đồng.
Hà Nội: Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sau hơn 2 tuần khai trương

Hà Nội: Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sau hơn 2 tuần khai trương

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) đã trở thành địa điểm vui chơi mới của người dân Hà Nội.
41 hoạt động sáng tạo sắp diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội

41 hoạt động sáng tạo sắp diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 lựa chọn Cung Thiếu nhi Hà Nội ở cơ sở cũ là tổ hợp sáng tạo với 41 hoạt động nghệ thuật sáng tạo.
Hòa nhạc 'Saudades do Brasil' sắp diễn ra tại Hà Nội

Hòa nhạc 'Saudades do Brasil' sắp diễn ra tại Hà Nội

Buổi hòa nhạc “Saudades do Brasil” nằm trong dịp kỷ niệm 35 năm quan hệ song phương giữa Brazil và Việt Nam (1989 – 2024).
Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Đại biểu tranh luận việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Trong phiên thảo luận hội trường chiều 23/10 về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm đến đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa.
Tuần lễ Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024: Cơ hội khám phá vẻ đẹp Tây Bắc

Tuần lễ Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024: Cơ hội khám phá vẻ đẹp Tây Bắc

Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Lai Châu 2024 được tổ chức trong tháng 11 tới đây nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam với du khách trong nước và quốc tế.
Cùng Ford Territory lan tỏa tinh thần văn hóa, di sản trong mỗi thương hiệu Việt

Cùng Ford Territory lan tỏa tinh thần văn hóa, di sản trong mỗi thương hiệu Việt

Dự án 7AM Start xây dựng loạt video giới thiệu những câu chuyện khởi nghiệp của các thương hiệu Việt do Travellive Media Group sản xuất với sự đồng hành của Ford Việt Nam.
Hòa nhạc 'Anh trai vượt ngàn chông gai' và 'Anh trai say hi' sẽ có mặt tại Hà Nội

Hòa nhạc 'Anh trai vượt ngàn chông gai' và 'Anh trai say hi' sẽ có mặt tại Hà Nội

Hai sự kiện âm nhạc "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai say hi" sẽ chính thức đổ bộ Thủ đô vào tháng 12/2024, hứa hẹn mang đến những bữa tiệc âm nhạc chỉn chu và chất lượng cho người hâm mộ.
Hải Dương công bố quyết định bảo vật quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần

Hải Dương công bố quyết định bảo vật quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần

Tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương (thành phố Hải Dương), ngày 19/10 diễn ra khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần.
Hà Nội: Sôi động không khí giải bơi thuyền rồng trên Hồ Tây

Hà Nội: Sôi động không khí giải bơi thuyền rồng trên Hồ Tây

Qua 5 lần tổ chức, giải đua thuyền rồng đã trở thành sân chơi quen thuộc và được những người đam mê thể thao môn đua thuyền rồng mong chờ hằng năm.
Sắp diễn ra Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 tại Hà Nội

Sắp diễn ra Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 tại Hà Nội

Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 sẽ khai mạc vào ngày 9/11 tới tại Hà Nội. Kể từ năm nay, lễ hội này sẽ phát triển riêng một bộ nhận diện (logo) phù hợp với chủ đề của từng năm.
Đường phố Hà Nội rợp cờ hoa mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Đường phố Hà Nội rợp cờ hoa mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Những ngày này, đường phố Hà Nội ngập tràn sắc màu với cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ và tranh cổ động, đánh dấu cột mốc trọng đại - 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nhiều điểm mới trong Giải đua xe ô tô địa hình VOC 2024

Nhiều điểm mới trong Giải đua xe ô tô địa hình VOC 2024

Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam PVOil VOC 2024 có nhiều điểm mới trong khâu tổ chức, thiết kế đường đua. Đặc biệt, năm nay tổ chức đồng thời một giải đua xe Gymkhana vô địch quốc gia.
Sắp diễn ra giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội tại Hồ Tây

Sắp diễn ra giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội tại Hồ Tây

Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ đông đảo các đội tuyển trong và ngoài nước, đánh dấu sự nâng cao về cả quy mô và chất lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Tôn vinh văn hiến, bản sắc văn hoá vì hoà bình của Thủ đô Hà Nội

Tôn vinh văn hiến, bản sắc văn hoá vì hoà bình của Thủ đô Hà Nội

Sáng 6/10, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, không gian lịch sử văn hóa hồ Hoàn Kiếm.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sắp mở cửa đón khách miễn phí

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019 và sẽ đón khách tham quan miễn phí từ 1/11/2024.
Tìm thấy xác 'con tàu ma Thái Bình Dương' ngoài khơi California

Tìm thấy xác 'con tàu ma Thái Bình Dương' ngoài khơi California

Xác tàu khu trục USS Stewart bị đắm năm 1946 của Hải quân Mỹ - con tàu thường được gọi với cái tên “con tàu ma của Thái Bình Dương” – vừa được các nhà điều tra tìm thấy ngoài khơi bờ biển California.
Hà Nội: Danh sách các tuyến phố cấm xe phục vụ lễ hội từ ngày 4/10

Hà Nội: Danh sách các tuyến phố cấm xe phục vụ lễ hội từ ngày 4/10

Theo thông báo từ Công an TP Hà Nội, từ 4/10, nhiều tuyến phố ở Hà Nội sẽ cấm triệt để xe lưu thông để phục vụ "Ngày hội văn hóa vì hòa bình", trong khi một số tuyến khác thuộc diện tạm cấm và hạn chế phương tiện.
Trưng bày triển lãm về các cửa ô của Hà Nội

Trưng bày triển lãm về các cửa ô của Hà Nội

Tài liệu lưu trữ "Hà Nội và những cửa ô" giới thiệu khoảng 170 tài liệu, hình ảnh với nội dung về 3 chủ đề: Cửa ô xưa, Cửa ô chiến thắng, Cửa ô Hà Nội hôm nay.
Tháng áo dài 2024 Hà Nội: Tôn vinh vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tháng áo dài 2024 Hà Nội: Tôn vinh vẻ đẹp tà áo dài truyền thống

Tháng áo dài Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 1/10 tới ngày 20/10, phát động tới toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, cùng các em học sinh, sinh viên nữ trên địa bàn TP Hà Nội cùng mặc áo dài vào ngày thứ Hai và thứ Sáu hàng tuần.
Gần 1.500 nghệ sĩ góp mặt tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024

Gần 1.500 nghệ sĩ góp mặt tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024

Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc 2024 không chỉ là một sự kiện nghệ thuật, mà còn là một biểu tượng kết nối văn hóa giữa các vùng miền, thúc đẩy sự giao thoa và phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật ca múa nhạc Việt Nam.
Phim 'Đào, phở và piano' đại diện Việt Nam dự sơ tuyển giải Oscar

Phim 'Đào, phở và piano' đại diện Việt Nam dự sơ tuyển giải Oscar

Bộ phim "Đào, phở và piano" của đạo diễn Phi Tiến Sơn sẽ đại diện cho phim ảnh Việt Nam dự vòng sơ tuyển của giải Oscar năm 2024 - 2025.
Thái Lan mong muốn đón thêm nhiều du khách Việt Nam

Thái Lan mong muốn đón thêm nhiều du khách Việt Nam

Nhấn mạnh Việt Nam và Thái Lan là hai nước láng giềng gần gũi cùng nhiều nét văn hóa tương đồng, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam bày tỏ mong muốn được đón thêm nhiều du khách Việt Nam tới Thái Lan trong năm nay và nhiều năm tới.
Hơn 100 sản phẩm làng nghề trưng bày tại hội chợ quận Bắc Từ Liêm

Hơn 100 sản phẩm làng nghề trưng bày tại hội chợ quận Bắc Từ Liêm

Tối 26/9, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội phối hợp UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức hội chợ “Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm”.
Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại một điểm dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Đề xuất chỉ bắn pháo hoa tại một điểm dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đề xuất Thành phố Hà Nội chỉ tổ chức bắn pháo hoa tại một điểm gồm 2 trận địa bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, thay vì 30 điểm bắn với 31 trận địa như công bố trước đó.
Thành kính lễ giỗ Đức Thánh Trần ở Hải Dương

Thành kính lễ giỗ Đức Thánh Trần ở Hải Dương

Tại di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sáng 22/9 (tức 20/8 âm lịch), Ban tổ chức lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 thành kính tổ chức lễ giỗ Đức Thánh Trần.
Linh thiêng lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu ở Hải Dương

Linh thiêng lễ cầu an và hội hoa đăng trên sông Lục Đầu ở Hải Dương

Nối tiếp chuỗi các hoạt động của lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024, tối 20/9 (tức 18/8 âm lịch), trên đê sông Lục Đầu (phía trước đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) diễn ra lễ cầu an và hội hoa đăng.
Ninh Thuận tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Chăm

Ninh Thuận tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Chăm

Ngày hội ở Ninh Thuận sắp tới sẽ diễn ra nhiều hoạt động trong đó có trình diễn, giới thiệu các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm trên cả nước.
Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 ở Hải Dương

Khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 ở Hải Dương

Tại di tích quốc gia đặc biệt Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh) tối 18/9 (tức 16/8 âm lịch), tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của anh hùng dân tộc - Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.
Hải Dương tưởng niệm 582 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trãi

Hải Dương tưởng niệm 582 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Trãi

Sáng 18/9 (16/8 âm lịch), tại đền thờ Nguyễn Trãi (thuộc di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương trang trọng tổ chức lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1442 - 2024).
Việt Nam đón siêu trăng cam vào đêm Trung thu

Việt Nam đón siêu trăng cam vào đêm Trung thu

Vào đêm Trung thu, siêu trăng tròn sẽ mang màu cam kỳ ảo và có kích cỡ khổng lồ. Tuy nhiên, dự báo nhiều địa phương trên cả nước sẽ có mưa nhỏ và mưa rào vào tối nay.
Xem thêm