Phát triển điện khí LNG: Góc nhìn từ Thái Lan

Phụ tải điện ngày càng lớn, than trong nước sụt giảm, Thái Lan gia tăng sử dụng khí đốt cho sản xuất điện và đặt mục tiêu nhập khẩu 1,2 triệu tấn LNG mỗi năm để giảm chi phí nhiên liệu cho phát điện, hỗ trợ giá điện, giảm bớt gánh nặng cho người dân.

Phát triển điện khí LNG: Góc nhìn từ Thái Lan

Điện là hạ tầng quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Đối với quốc gia đang phát triển như Thái Lan, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện được dự báo ngang với tốc độ tăng trưởng GDP. Việc đảm bảo nguồn cung điện dồi dào, ổn định và giá cả hợp lý là một thách thức rất lớn.

Nhiệt điện khí LNG có nhiều tiềm năng thay thế cho nhiệt điện than đang dần cạn kiệt nguồn cung. Lợi thế của điện khí là tính sẵn sàng cao (nguồn điện không bị ảnh hưởng bởi thời tiết so với thủy điện, điện gió, điện mặt trời), công suất lớn, thời gian đáp ứng nhanh, lượng khí thải thấp hơn so với các nguồn điện khác, giúp giảm tác động của ô nhiễm môi trường… LNG là một nguồn năng lượng linh hoạt, có thể được nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống.

Mekong – ASEAN đã trao đổi với ông Somsak Chutanan, Chuyên gia tư vấn phát triển dự án năng lượng, cố vấn cho nhiều dự án điện tại Thái Lan, về kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp này tại Thái Lan, đất nước có tỷ trọng nguồn điện khí LNG chiếm tới hơn 50% trong tổng cơ cấu nguồn điện.

Ông Somsak Chutanan, Chuyên gia tư vấn phát triển dự án năng lượng
Ông Somsak Chutanan, Chuyên gia tư vấn phát triển dự án năng lượng

Mekong – ASEAN: Thưa ông, cơ cấu nguồn điện và tỷ trọng nguồn điện khí trong tổng công suất phát điện của Thái Lan hiện nay ra sao?

Ông Somsak Chutanan: Thái Lan là nước nhập khẩu năng lượng ròng. Chúng tôi có năng lượng từ thủy điện nhỏ, nhiệt điện (than và khí), năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời), điện sinh khối.

Trong cơ cấu nguồn điện của Thái Lan, nhiệt điện (than đá và khí thiên nhiên) là nguồn chính, chiếm tỷ trọng khoảng 56% tổng sản lượng điện. Còn lại, thủy điện chiếm tỷ trọng khoảng 24% và năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời) chiếm khoảng 19% tổng sản lượng điện năm 2023.

Các nguồn điện này được cung cấp bởi Cơ quan Phát điện Thái Lan (EGAT), các nhà sản xuất điện độc lập lớn (IPP), các nhà sản xuất điện tư nhân nhỏ (SPP) và điện nhập khẩu.

40 năm trước, chúng tôi bắt đầu khai thác khí gas từ Vịnh Thái Lan để sử dụng cho việc sản xuất điện. Khi nguồn cung khí gas tăng lên, chúng tôi mở rộng đường ống dẫn khí tới các nhà máy điện chạy bằng khí gas khác ở Bangkok, Ayuthaya, Saraburi và Ratchaburi, gần biên giới Myanmar. Lúc này, Thái Lan bắt đầu phải mua thêm khí từ Myanmar, chúng tôi phải kết nối nguồn cung trong nước và nhập khẩu lại với nhau.

Tuy nhiên, việc phối trộn khí gas từ các nguồn này hơi phức tạp vì đặc tính của từng nguồn khí gas không giống nhau, giá trị nhiệt lượng cũng khác nhau. Các đơn vị cung cấp máy móc thiết bị cho nhà máy điện khí được yêu cầu phải thực hiện một số điều chỉnh trong thiết kế để đốt cháy nhiều loại khí gas hơn.

Một số dự án điện khí LNG lớn như nhà máy điện khí LNG Map Ta Phut 2 công suất 750 MW (hoàn thành vào tháng 12/2022), nhà máy điện khí LNG Khlong Khlung 1 công suất 750 MW (hoàn thành tháng 7/2023) góp phần làm tăng tỷ lệ sử dụng khí đốt lên, bù đắp cho sự sụt giảm của than đá trong cơ cấu sản xuất điện.

Ngoài ra, Thái Lan cũng đang triển khai một số dự án điện khí LNG khác như dự án điện khí LNG Map Ta Phut 3 có công suất 750 MW (dự kiến hoàn thành năm 2024), dự án điện khí LNG Khlong Khlung 2 công suất 750 MW (dự kiến hoàn thành năm 2025).

Khi phụ tải điện tiếp tục gia tăng, nhưng mỏ khí ở vịnh Thái Lan đã gần cạn kiệt, chúng tôi cần thêm khí gas cho sản xuất điện và lựa chọn duy nhất còn lại là nhập khẩu LNG. Đây là yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu LNG của Thái Lan tăng mạnh trong thời gian gần đây (tăng 127% kể từ năm 2019).

Mạng lưới đường ống dẫn khí của Thái Lan (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Mạng lưới đường ống dẫn khí của Thái Lan (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Mekong – ASEAN: Theo ông, khi đầu tư phát triển dự án nhà máy điện khí LNG thì những vấn đề gì cần cân nhắc đầu tiên và quan trọng?

Ông Somsak Chutanan: Khi phát triển một nhà máy điện khí LNG cần đi kèm với cảng biển, nhà ga tiếp nhận, kho lưu trữ và tái hóa khí, đường ống dẫn khí tới nhà máy điện... Đối với các dự án đã thực hiện, thường chúng tôi phải tìm kiếm cảng phù hợp với độ sâu của biển ít nhất 20 mét để có thể tiếp nhận tàu trọng tải từ 100.000 tấn trở lên.

Ngoài ra, còn có yếu tố khác về vị trí cảng cần cân nhắc vì chi phí LNG phụ thuộc rất nhiều vào chi phí vận chuyển. Một dự án nhiệt điện khí công suất 1.500MW cần vốn đầu tư ít nhất 2 tỷ USD.

Các nhà đầu tư cũng phải tính toán rất kỹ để lựa chọn và xây dựng nhà ga tiếp nhận khí ở vị trí phù hợp để giảm chi phí LNG và sau đó cung cấp cho tất cả các nhà máy điện trong cùng khu vực.

Một cảng nước sâu và nhà ga trung tâm lớn sẽ giúp giảm không chỉ chi phí khí đốt mà còn giảm chi phí xây dựng nhiều cảng nhỏ không cần thiết. Điều này đồng nghĩa với tiết kiệm ngân sách đầu tư.

Dọc theo bờ biển Việt Nam, không có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng nhà ga LNG. Mỗi nhà đầu tư nhà máy nhiệt điện khí muốn nhập khẩu LNG lại xây dựng nhà ga cho nhà máy điện của họ sẽ đưa đến lãng phí lớn không cần thiết.

Đối chiếu với mục tiêu đặt ra đến năm 2030 tại Kế hoạch phát triển điện lực của Việt Nam (PDP8), để đáp ứng nguồn cung khí cho 13 dự án nhiệt điện LNG nằm phân bố rải rác trên cả nước với tổng công suất 22.400MW, mỗi năm cần tổng công suất kho chứa đạt khoảng 15 - 18 triệu tấn LNG. Trong khi hiện nay, Việt Nam mới chỉ có duy nhất 1 dự án kho chứa LNG tại Thị Vải với công suất 1 triệu tấn LNG/năm.

Giá khí tăng do chi phí vận chuyển sẽ ảnh hưởng tới giá điện.

Kho cảng Map Ta Phut, nhà ga tái hóa khí đầu tiên của Thái Lan được khánh thành năm 2011 tại tỉnh Rayong, công suất ban đầu 5 triệu tấn/năm. Ảnh: Internet
Kho cảng Map Ta Phut, nhà ga tái hóa khí đầu tiên của Thái Lan được khánh thành năm 2011 tại tỉnh Rayong, công suất ban đầu 5 triệu tấn/năm. Ảnh: Internet

Mekong - ASEAN: Biểu giá điện khí LNG tại Thái Lan được xây dựng như thế nào và những rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải là gì, thưa ông?

Ông Somsak Chutanan: Tại Thái Lan, khí gas sẽ được đưa vào nhà máy tách khí và chỉ còn lại methane để đốt trong nhà máy điện. Các thành phần khí khác thu được sau phân tách được tận dụng làm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho các ngành nhựa, điện tử, dệt may… Do đó việc lựa chọn vị trí nhà ga trung chuyển tốt nhất trở thành yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển kinh doanh khí gas cũng như các ngành kinh tế khác.

Methane, được sử dụng làm nhiên liệu chính cho sản xuất điện ở Thái Lan và giá bán methane được phân chia dành cho 4 nhóm: Nhà sản xuất điện độc lập (Independent Power Producer – IPP), Nhà sản xuất điện quy mô nhỏ (Small Power Producer - SPP), Sản xuất công nghiệp và Phương tiện giao thông.

Trong đó, giá bán cho IPP – các công ty tư nhân đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy điện để bán điện cho lưới điện quốc gia, được giữ ở mức thấp nhất để duy trì chi phí điện thấp hơn.

Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đó, đầu tư vào nhà máy điện khí là khoản đầu tư rất lớn. Do đó, để giúp nhà đầu tư có thể huy động vốn cho dự án, Chính phủ Thái Lan đã ký hợp đồng mua điện với nhà đầu tư với một số điều kiện chính.

Trước hết, giá bán điện sẽ thay đổi theo tỷ giá hối đoái và sự biến động thị trường của giá nhiên liệu đầu vào. Hợp đồng cung cấp điện được ký dài hạn cho phép nhà đầu tư sắp xếp nguồn cung cấp nhiên liệu dài hạn để tránh rủi ro không lường trước được của sự thay đổi giá nhiên liệu.

Thông thường các nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng mua khí dài hạn trong 20-25 năm để đảm bảo chi phí hợp lý nhất cho bài toán đầu tư. Giá mua khí và chi phí logistics tính bằng ngoại tệ (USD) khi thanh toán quy đổi sang nội tệ sẽ có rất nhiều rủi ro. Vì vậy, giá điện tại Thái Lan có liên quan tới USD.

Trên cơ sở đó, giá bán điện sẽ gồm hai thành phần là chi phí công suất cố định và chi phí năng lượng thay đổi, và được thanh toán theo sản lượng điện thực tế cung cấp.

Tại Thái Lan, để giảm thiểu rủi ro không lường trước được, chính phủ cung cấp sự bảo đảm trong trường hợp: chính sách pháp luật thay đổi, chính phủ thực thi công việc chậm trễ, hoặc do biến động tỷ giá hối đoái.

Chính phủ Thái Lan hiểu rằng việc huy động đầu tư tư nhân là cần thiết để chia sẻ gánh nặng đầu tư công và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Từ năm 2019, EGAT đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất điện trong nước, ví dụ như nhập khẩu LNG với giá cạnh tranh thấp nhất trên thị trường quốc tế và thực hiện các hướng dẫn về tự do hóa kinh doanh khí thiên nhiên (giai đoạn 1 và 2) để sử dụng tại các nhà máy điện.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Điều tiết Năng lượng (ERC) ngày 5/4/2023, EGAT đặt mục tiêu nhập khẩu 1,2 triệu tấn LNG mỗi năm để giảm chi phí nhiên liệu cho phát điện, hỗ trợ giá điện, giảm bớt gánh nặng cho người dân bắt đầu từ tháng 10/2023.

Vì thế, tổng lượng mua LNG trong tháng 10 vừa qua đã tăng 25% so với cùng kỳ năm 2022, đưa Thái Lan nhảy vọt từ vị trí thứ 11 lên thứ 8 trong bảng xếp hạng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) toàn thế giới. Theo dữ liệu về dòng chảy từ Kpler, Thái Lan đã nhập khẩu 22,9 triệu mét khối (MCM) LNG tính đến tháng 10, cao hơn kỷ lục 19,8 MCM của cả năm 2022.

Mekong - ASEAN: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Bosch đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam

Bosch đạt nhiều thành tựu trong nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô tại Việt Nam

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Ô tô Bosch Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm thành lập, với những bước phát triển lớn về quy mô và lĩnh vực hoạt động.
Xu hướng mới về cân đối danh mục đầu tư của các công ty khu vực APAC

Xu hướng mới về cân đối danh mục đầu tư của các công ty khu vực APAC

Deloitte vừa công bố một báo cáo khảo sát ý kiến các quản lý cấp cao của các công ty khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) về xu hướng và tiêu chí cân đối danh mục đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng tiếp theo.
Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất xây khu vui chơi 'tỷ đô' tại Quảng Ninh

Nhà đầu tư Hàn Quốc đề xuất xây khu vui chơi 'tỷ đô' tại Quảng Ninh

Hiệp hội Greyhound Hàn Quốc (Hiệp hội KGA) vừa có đề xuất với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về việc đầu tư, xây dựng tổ hợp thể thao và vui chơi giải trí quốc tế khoảng 1-2 tỷ USD với quy mô từ 300-350 ha trên địa bàn tỉnh.
Doanh nghiệp Đức thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Đức vào Việt Nam tiếp tục gia tăng cùng với cam kết tập trung nguồn lực để "xanh hóa" đầu tư, giảm phát thải, chuyển dịch năng lượng và phát triển bền vững.
AIIB dành 5 tỷ USD lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam

AIIB dành 5 tỷ USD lãi suất ưu đãi để hợp tác với Việt Nam

Chiều 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Kim Lập Quần, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Levanta mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà lớn nhất tại Đồng Nai

Levanta mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà lớn nhất tại Đồng Nai

Công ty Năng lượng Levanta (Levanta) đang tiến hành thủ tục mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà công suất 28,7MWp từ nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn tại tỉnh Đồng Nai - Công ty CP Tiến Nga và các đơn vị liên quan.
Thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt tại Lào và Campuchia

Thúc đẩy hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt tại Lào và Campuchia

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng vừa có chuyến thăm thực địa tới các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Lào và Campuchia.
Đề nghị Campuchia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh

Đề nghị Campuchia hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh

Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị phía Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.
Cơ chế đặc thù: Mở rộng dư địa đầu tư, thu hút nguồn lực đưa địa phương 'cất cánh'

Cơ chế đặc thù: Mở rộng dư địa đầu tư, thu hút nguồn lực đưa địa phương 'cất cánh'

Các cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng cho mỗi tỉnh, thành được thiết kế trên thế mạnh của từng địa phương. Trong đó, mỗi địa phương đều có những sản phẩm, dự án được tập trung kêu gọi đầu tư, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Clime Capital rót 10 triệu USD vào Nami để làm điện sạch

Clime Capital rót 10 triệu USD vào Nami để làm điện sạch

Công ty Clime Capital (Singapore), thông qua Quỹ Năng lượng sạch Đông Nam Á II (SEACEF II), rót vào Nami Distributed Energy (Nami) 10 triệu USD để thúc đẩy các giải pháp năng lượng phân tán sáng tạo.
Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Hiện Thái Lan xếp vị trí thứ 9 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và xếp thứ 2 trong ASEAN. Vậy những lĩnh vực nào được quốc gia này rót vốn nhiều nhất tại Việt Nam?
Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Lập liên doanh khai thác bến container số 3, 4 Lạch Huyện

Liên danh bao gồm Cảng Hải Phòng (thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC) và công ty Terminal Investment Limited (TIL), công ty con về cảng container của MSC - hãng vận tải biển Mediterranean Shipping Company S.A.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Vietnam Airlines ký kết hợp tác với Korean Air

Vietnam Airlines ký kết hợp tác với Korean Air

Buổi ký kết diễn ra trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay và chào mừng hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc ngày 3/7 của Vietnam Airlines.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Cơ chế đặc thù cho Nghệ An và kỳ vọng 'đánh thức' những lĩnh vực tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Các cơ chế, chính sách được kỳ vọng sẽ là cơ sở để địa phương vươn lên bứt phá, phát triển xứng tầm với tiềm năng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Chiều 2/7, tại Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 - 3/7/2024.
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Đây là thông tin được ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 2/7 tại Hàn Quốc.
Kết nối hợp tác với doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Kết nối hợp tác với doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị IBK và KBIZ thời gian tới tăng cường quảng bá môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam tới doanh nghiệp Hàn Quốc, kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước hợp tác đầu tư.
Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chưa hồi phục

Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chưa hồi phục

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 6 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 137 triệu USD, giảm 57,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đề xuất 3 khâu trong sản xuất chip bán dẫn phù hợp với Việt Nam

Đề xuất 3 khâu trong sản xuất chip bán dẫn phù hợp với Việt Nam

Đại diện Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc (VINK) nêu một số đề xuất đối với phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, trong đó có việc ưu đãi thuế và vốn cho các doanh nghiệp đào tạo nhân lực bán dẫn.
Việt Nam ưu tiên cho tăng trưởng và thu hút đầu tư có chọn lọc

Việt Nam ưu tiên cho tăng trưởng và thu hút đầu tư có chọn lọc

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại cuộc thảo luận và làm việc với GS. Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF, sáng 26/6.
TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm

TGĐ Guotai Junan: Trước cuối năm 2024, VN-Index có thể đạt mức 1.500 điểm

Về dài hạn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn luôn ở trong tầm ngắm đầu tư của khối ngoại, trong bối cảnh còn dư địa tăng trưởng lớn cũng như bức tranh vĩ mô tích cực.
Các 'ông lớn' công nghệ chia sẻ kế hoạch đầu tư vào Việt Nam

Các 'ông lớn' công nghệ chia sẻ kế hoạch đầu tư vào Việt Nam

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có các cuộc làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Silicon Valley và một số tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ nhằm kết nối, thu hút đầu tư, hợp tác tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc tài chính Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc tài chính Samsung

Chiều 21/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của tập đoàn Samsung đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào Hải Phòng

Thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào Hải Phòng

Chiều 17/6, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Hoàng Minh Cường đã làm việc với đoàn công tác TP Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc do Thị trưởng Lý Quân dẫn đầu.
Sắp diễn ra giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam

Sắp diễn ra giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam

Vào ngày 12/6 tới 7 doanh nghiệp thành viên của Cục Chiến lược Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc (KISTA) và Viện Công nghệ & Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) sẽ có buổi giao thương trực tiếp với các nhà nhập khẩu Việt Nam.
Dự án của LEGO thu hút các doanh nghiệp Đan Mạch đến Việt Nam

Dự án của LEGO thu hút các doanh nghiệp Đan Mạch đến Việt Nam

Theo Đại sứ Đan Mạch, sau khi LEGO xây dựng nhà máy tại Bình Dương, một tập đoàn khác của Đan Mạch là Pandora - hãng trang sức lớn nhất thế giới, cũng đã theo chân LEGO đầu tư nhà máy 150 triệu USD tại đây.
Thủ đô mới của Indonesia thu hút các doanh nghiệp nước ở Đông Á

Thủ đô mới của Indonesia thu hút các doanh nghiệp nước ở Đông Á

Các công ty cơ sở hạ tầng nước từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đang mong chờ tham gia vào siêu dự án xây dựng thủ đô mới Nusantara của Indonesia trị giá hàng tỷ USD.
Đề nghị WB dành 11 tỷ USD cho một số dự án lớn của Việt Nam

Đề nghị WB dành 11 tỷ USD cho một số dự án lớn của Việt Nam

Đây là đề xuất được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tại buổi tiếp bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) và bà Mariam J. Sherman - người vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
Việt Nam mong muốn các đối tác Nhật Bản tiếp tục gia tăng đầu tư

Việt Nam mong muốn các đối tác Nhật Bản tiếp tục gia tăng đầu tư

Ngày 25/5, trong khuôn khổ thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tiếp Thống đốc tỉnh Gunma, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Idemitsu và Tổng giám đốc công ty MOECO.
Thêm công cụ hỗ trợ thẩm định và đánh giá hiệu quả dự án FDI

Thêm công cụ hỗ trợ thẩm định và đánh giá hiệu quả dự án FDI

Viện Nghiên cứu Đầu tư quốc tế (ISC) vừa công bố Bộ tiêu chí về thẩm định dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh và Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh vào ngày 23/5.
Thủ tướng tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys

Thủ tướng tiếp tỷ phú sáng lập Tập đoàn Infosys

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Infosys cho biết Việt Nam và Ấn Độ có nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư về công nghệ cao

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư về công nghệ cao

Thủ tướng Chính phủ mong muốn các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc cùng hợp tác để sớm có những dự án lớn, công nghệ cao, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.
Soilbuild International chính thức gia nhập thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Soilbuild International chính thức gia nhập thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Chiều ngày 9/5, Tập đoàn bất động sản tích hợp Soilbuild (Singapore) chính thức ra mắt thương hiệu Soilbuild International, đánh dấu việc mở rộng đầu tư và phát triển mảng bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.
Xem thêm