qc-phu-my

Phát triển Tây Nguyên theo mô hình '3 cực - 3 tiểu vùng - 5 hành lang'

Quy hoạch vùng Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng, giúp "mở đường", chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Tây Nguyên - Ảnh: MPI
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Tây Nguyên - Ảnh: MPI

Chiều 30/11, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị điều phối vùng Tây Nguyên về Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Để hoạch định chiến lược phát triển dài hạn cho vùng Tây Nguyên, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhằm tiếp tục hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Vùng đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị, cụ thể hóa các quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong Vùng cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bản Quy hoạch vùng này có ý nghĩa quan trọng, giúp "mở đường", chủ động kiến tạo phát triển và tăng cường liên kết vùng, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng.

Trong đó, chú trọng giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh, tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững.

Quy hoạch vùng cũng là căn cứ quan trọng để đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là các dự án lớn, có tính liên vùng, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Phát triển Tây Nguyên theo mô hình '3 cực - 3 tiểu vùng - 5 hành lang'

Xác định rõ vị trí vai trò của quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nghiêm túc, bài bản, công phu, khoa học. Đây cũng là bản quy hoạch vùng được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch.

Thứ nhất, Quy hoạch khẳng định quan điểm phải đổi mới tư duy về phát triển vùng, chủ động nắm bắt, tận dụng các cơ hội, tập trung nguồn lực giải quyết các điểm nghẽn, mâu thuẫn, xung đột, cản trở trong phát triển. Trong đó, việc quan trọng là phải tạo các cơ chế, chính sách để hình thành các động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới.

Thứ hai, Quy hoạch vùng nhấn mạnh yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên khai thác các nguồn lực và động lực tăng trưởng mới một cách bền vững. Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số.

Phát triển kinh tế phải có trọng tâm trọng điểm tập trung vào các ngành có lợi thế như: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo. Từng bước tái cơ cấu và phát triển kinh tế vùng theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Đưa văn hóa Tây Nguyên trở thành động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập của vùng. Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc đồng bào thiểu số.

Bảo đảm an ninh, quốc phòng là nhiệm vụ hàng đầu của Tây Nguyên với cả nước. Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Thứ ba, tổ chức không gian vùng được xác lập trên cơ sở tuân thủ các không gian bảo tồn tự nhiên, sinh thái, môi trường; phát huy lợi thế và điều kiện phát triển đặc thù của từng tiểu vùng.

Phát triển vùng Tây Nguyên theo mô hình "3 cực – 3 tiểu vùng – 5 hành lang". Trong đó 3 cực phát triển gồm: TP Pleiku, TP Buôn Ma Thuột và TP Đà Lạt.

3 tiểu vùng gồm: Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (gồm có 2 tỉnh là Kon Tum và Gia Lai); Tiểu vùng Trung Tây Nguyên (gồm 1 tỉnh là Đắk Lắk); Tiểu vùng Nam Tây Nguyên ( gồm có 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng).

5 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế Đông Tây; Hành lang kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn; Hành lang Mundulkiri – Đắk Lắk – Phú Yên; Hành lang kinh tế dọc cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa; Hành lang kinh tế dọc cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt – Nha Trang; Hành lang kinh tế Bu Prăng – Gia Nghĩa – Bảo Lộc – Bình Thuận.

Thứ tư, Quy hoạch vùng hướng tới thúc đẩy hình thành các trung tâm kinh tế tổng hợp, chuyên ngành của vùng theo lợi thế và vị thế để trở thành các cực tăng trưởng của vùng.

Phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn phù hợp với các điều kiện đặc trưng về tự nhiên, bản sắc văn hóa. Ưu tiên bố trí ổn định các điểm dân cư của đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với tập quán và phương thức sản xuất mới. Đảm bảo, giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ năm, Quy hoạch vùng đưa ra các phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng nhằm hướng tới mục tiêu kết cấu hạ tầng Tây Nguyên được kết nối đồng bộ trong đó hạ tầng số, hạ tầng giao thông là các nền tảng quan trọng thúc đẩy Tây Nguyên kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, tiếp tục duy trì ổn định các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh, khu rừng lịch sử cảnh quan có giá trị đa dạng sinh học cao; bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm trong các khu rừng đặc dụng.

Phát triển rừng sản xuất: Trồng rừng nguyên liệu, nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; lâm nghiệp cộng đồng, dân tộc thiểu số; phát triển lâm nghiệp đô thị; Phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản. Từng bước thay thế nguồn nước ngầm bằng nguồn nước mặt.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ hai này là bước tiếp theo rất quan trọng và hết sức cần thiết để cơ quan lập quy hoạch tiếp tục lắng nghe ý kiến tham gia để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch vùng. Tháo gỡ những "nút thắt", "điểm nghẽn" phát triển của vùng trong thời gian vừa qua và đề ra mục tiêu, phương án phát triển cũng như giải pháp tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng điều phối vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tập trung nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch vùng để thẩm định, dự kiến trình phê duyệt trong tháng 12/2023.

Phát triển Tây Nguyên theo mô hình '3 cực - 3 tiểu vùng - 5 hành lang'

Bản Quy hoạch vùng Tây Nguyên với tư duy, tầm nhìn mới, mở ra cơ hội, không gian phát triển mới đi vào cuộc sống sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư và góp phần giúp cho vùng Tây Nguyên - nóc nhà Đông Dương, "phên dậu phía Tây của Tổ quốc" sẽ có những bước phát triển phát triển nhanh và bền vững.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Trong quá trình phát triển, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng đối với vùng. Nhiều điểm nghẽn đối với phát triển được khơi thông, tiềm năng, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng từng bước được phát huy, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực.

Tuy nhiên, phát triển của vùng trong thời gian vừa qua còn hạn chế: Tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại; GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp.

Bên cạnh đó, giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao; liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức; mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển,...

Hưng Yên: Phát huy giá trị của Phố Hiến để tạo không gian phát triển

Hưng Yên: Phát huy giá trị của Phố Hiến để tạo không gian phát triển

Khẳng định Hưng Yên có rất nhiều tiềm năng để phát triển, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần khai thác tốt những giá trị cốt lõi của Phố Hiến nhằm tạo không gian cho tỉnh phát triển, xứng đáng với câu nói "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến".
Khánh thành tuyến đường nối 2 cao tốc đoạn qua tỉnh Hưng Yên

Khánh thành tuyến đường nối 2 cao tốc đoạn qua tỉnh Hưng Yên

Sáng 7/7, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND Tỉnh Hưng Yên tổ chức khánh thành tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn qua tỉnh Hưng Yên (Giai đoạn 2).
Quảng Trị hướng đến là trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực

Quảng Trị hướng đến là trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực

Đây là nội dung của Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh công bố chiều ngày 6/7.
Khởi công sân bay Quảng Trị hơn 5.800 tỷ đồng

Khởi công sân bay Quảng Trị hơn 5.800 tỷ đồng

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị do liên danh nhà đầu tư T&T – Cienco 4 thực hiện đã chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 6/7.
Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Đã có 19 triệu tài khoản ngân hàng làm xác thực sinh trắc học

Tính đến chiều ngày 5/7, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch từ căn cước công dân được 19 triệu tài khoản.
Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt mức 39-40 tỷ USD

Kỳ vọng thu hút FDI cả năm 2024 đạt mức 39-40 tỷ USD

Theo Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, niềm tin của nhà đầu tư FDI đang rất tích cực, mong muốn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, do đó thu hút FDI cả năm có thể ở mức 39-40 tỷ USD.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Mức lương mới sẽ được trả ngay trong kỳ lương tháng 7

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, tất cả các quy định có liên quan đến việc tăng lương cơ sở, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/7.
Thủ tướng: Tăng trưởng quý 3 từ 6,5-7%, giữ nhịp phát triển trong năm 2025

Thủ tướng: Tăng trưởng quý 3 từ 6,5-7%, giữ nhịp phát triển trong năm 2025

Kết luận phiên họp Chính phủ sáng 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu tăng trưởng GDP quý 3/2024 từ 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch năm 2024 và giữ đà, giữ nhịp phát triển trong năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 đạt 7%

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 đạt 7%

Cập nhật kịch bản tăng trưởng những tháng cuối năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao 7%.
Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

Hệ thống KRX vẫn đang rà soát, kiểm thử

KRX là hệ thống công nghệ thông tin tổng thể cho việc tổ chức vận hành thị trường chứng khoán từ khâu đăng ký, lưu ký đến giao dịch và thanh toán, bù trừ nên cần triển khai thận trọng, chặt chẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào

Ngày 5/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Saleumxay Kommasith, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Lào đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

Kinh tế 6 tháng đầu năm: 'Chạy đà' cho mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%

TS. Lê Duy Bình từ Economica Vietnam cho rằng, có cơ sở để tin tưởng mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ đạt khoảng 6,5%. Đặc biệt, nền kinh tế sẽ phát triển bền vững nếu như đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục đóng vai trò là trụ cột trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Bắt cựu Phó chủ tịch Bình Thuận liên quan Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Bắt cựu Phó chủ tịch Bình Thuận liên quan Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Ông Nguyễn Ngọc - cựu Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
600 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài

600 đại biểu sẽ tham dự Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài

Từ ngày 21-24/8, Bộ Ngoại giao sẽ chủ trì phối hợp với các ban bộ, ngành địa phương liên quan tổ chức Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Sáng 4/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ và nữ doanh nhân Lào, Campuchia nhân dịp đoàn tham dự Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân 3 nước với chủ đề "Nữ doanh nhân và kinh tế xanh" tại Hà Nội.
Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành vẫn chưa hoàn thành hồ sơ mời thầu

Dự án thành phần 4 sân bay Long Thành vẫn chưa hoàn thành hồ sơ mời thầu

Dù đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu công bố hồ sơ mời thầu các gói thầu của dự án thành phần này trong tháng 6 nhưng đến nay dự án này vẫn chưa được mời thầu.
Đề nghị Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi về tự do tôn giáo

Đề nghị Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi về tự do tôn giáo

Việt Nam đề nghị phía Mỹ cần có những đánh giá khách quan, dựa trên các nguồn thông tin chính xác và toàn diện về tình hình thực tế tại Việt Nam, sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo.
Những địa phương tăng trưởng GRDP 2 chữ số nửa đầu năm 2024

Những địa phương tăng trưởng GRDP 2 chữ số nửa đầu năm 2024

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm 2024, có 7 địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%, gồm: Bắc Giang, Khánh Hoà, Thanh Hoá, Hà Nam, Hải Phòng, Trà Vinh và Hải Dương.
Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10%/năm

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10%/năm

Theo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai, đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước.
Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng mở ra nhiều cơ hội hợp tác

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng mở ra nhiều cơ hội hợp tác

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản

Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm tổ hợp bán dẫn của Samsung

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Quảng Nam có Chủ tịch UBND tỉnh mới

Quảng Nam có Chủ tịch UBND tỉnh mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Lãnh đạo UBCKNN cập nhật tiến độ tháo gỡ nút thắt nâng hạng

Lãnh đạo UBCKNN cập nhật tiến độ tháo gỡ nút thắt nâng hạng

UBCKNN đã hoàn thành bản cuối dự thảo Thông tư sửa đổi quy định về giao dịch chứng khoán, trong đó có việc tháo gỡ nút thắt “pre-funding” - yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài giao dịch ký quỹ, giúp đáp ứng yêu cầu nâng hạng thị trường.
UOB: Triển vọng kinh tế phía trước vẫn tích cực nhưng thận trọng hơn

UOB: Triển vọng kinh tế phía trước vẫn tích cực nhưng thận trọng hơn

Tại Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 2 vừa công bố, bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cả năm 2024 của Việt Nam ở mức 6%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo

Chiều 2/7, tại Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 - 3/7/2024.
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Việt Nam sẽ là cứ điểm sản xuất module hiển thị lớn nhất toàn cầu của Samsung

Đây là thông tin được ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung chia sẻ tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng 2/7 tại Hàn Quốc.
Kết nối hợp tác với doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Kết nối hợp tác với doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị IBK và KBIZ thời gian tới tăng cường quảng bá môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam tới doanh nghiệp Hàn Quốc, kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước hợp tác đầu tư.
Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chưa hồi phục

Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chưa hồi phục

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 6 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 137 triệu USD, giảm 57,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đẩy nhanh các dự án động lực, trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, cần đề ra các giải pháp phù hợp để vùng đất Chín Rồng đón nhận thời cơ mới, vận hội mới, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới. Từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị cho toàn vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long: GRDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,12%

Đồng bằng sông Cửu Long: GRDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,12%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 6,12%. Một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sắp hầu tòa

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết sắp hầu tòa

Ngày 22/7, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Thủ tướng: Nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc

Thủ tướng: Nâng tầm hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc

Phát biểu tại Diễn đàn hợp tác lao động Việt - Hàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác lao động lành mạnh, bình đẳng, an toàn và tạo thuận lợi nhất để lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được cống hiến.
Xem thêm