Phó Thống đốc NHNN: Trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép 'thử sai'

Trả lời báo chí ngày 29/5, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, bài toán khó của Ngân hàng Nhà nước là phải tìm được điểm hài hoà để vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà

Xu hướng thắt chặt tiền tệ là tất yếu

Về công tác điều hành chính sách tiền tệ trong 5 tháng đầu năm 2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao. Lạm phát tăng cao nên xu hướng thắt chặt tiền tệ là tất yếu, không tránh khỏi.

Cụ thể, Fed tăng lãi suất với tần suất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, 10 lần liên tiếp, tăng 5% trong vòng 14 tháng; thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.

Ở trong nước, kinh tế cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng. Theo số liệu 4 tháng đầu năm 2023 số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 77.000 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các điều kiện kinh doanh tiếp tục bị thu hẹp khi chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã quay đầu giảm trở lại từ mức 47,7 trong tháng 3 xuống 46,7 trong tháng 4 vừa qua, đánh dấu tháng thứ 5 dưới mốc 50 trong 6 tháng gần đây.

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại lại còn nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hình trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Cụ thể, NHNN điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Theo đó, NHNN duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Song song với đó, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

Việc giảm lãi suất điều hành là phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay

Trong các tháng đầu năm 2023, các ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất và neo ở mức cao, diễn biến lạm phát vẫn khó lường. Trong nước, lạm phát mặc dù tăng nhưng có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn; thanh khoản của các tổ chức tín dụng dư thừa, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế; tỷ giá diễn biến ổn định, NHNN mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động.

Để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, NHNN đã điều chỉnh giảm liên tục 3 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-1,5%/năm trong tháng 3, tháng 4 và 5/2023.

Việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, NHNN cũng là một trong những Ngân hàng Trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm 2023 nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 như khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

NHNN đã làm việc với các ngân hàng thương mại đề nghị tiếp tục giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh trong tháng 2 và tháng 5. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã và đang có các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.

Phó Thống đốc NHNN: Trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép 'thử sai'

Trên cơ sở điều hành và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,1%/năm (giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022).

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà

Định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, ông Phạm Thanh Hà nhận định, nội tại còn nhiều khó khăn, thách thức, công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Đặc biệt là các công cụ điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng đứng trước nhiều thách thức, xử lý sao cho hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau như vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao và dai dẳng bất chấp việc các nước đã thực hiện cuộc chiến chống lạm phát rất quyết liệt.

Vừa đảm bảo giá trị của đồng Việt Nam trong bối cảnh nhiều đồng tiền trên thế giới biến động phức tạp mà vẫn phải giảm mặt bằng lãi suất; vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, tiếp tục các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn...

"Khó khăn của nền kinh tế là khó khăn tổng thể, trong đó có thể phân ra khó khăn của doanh nghiệp và khó khăn của các ngân hàng. Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, ngân hàng nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống", Phó Thống đốc nhận xét.

Bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”.

Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng.

Cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Về định hướng của Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc cho biết, những tháng còn lại của năm 2023 được dự báo tiếp tục còn nhiều thách thức với điều hành chính sách tiền tệ tới từ diễn biến phức tạp của cả kinh tế thế giới lẫn trong nước.

Tăng trưởng kinh tế trong nước cũng đứng trước những rủi ro ngày càng tăng khi cầu thế giới suy giảm tác động tiêu cực lên các ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, áp lực lạm phát vẫn còn, các hoạt động đầu tư, tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Cụ thể:

Thứ nhất, điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu;

Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc phù hợp với diễn biến kinh tế, tiền tệ, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ khác để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Cuối cùng, tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14 - 15% cả năm 2023; chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

LPBank tiếp tục lùi ĐHĐCĐ bất thường, dời địa điểm tổ chức về Ninh Bình

LPBank tiếp tục lùi ĐHĐCĐ bất thường, dời địa điểm tổ chức về Ninh Bình

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – HOSE: LPB) vừa công bố thông báo về việc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024.
VIB mua lại 2 lô trái phiếu trước hạn trong tháng 11

VIB mua lại 2 lô trái phiếu trước hạn trong tháng 11

Hai lô trái phiếu đều được phát hành vào tháng 11/2021, kỳ hạn 4 năm, tương ứng đáo hạn vào tháng 11/2025, mệnh giá mỗi trái phiếu là một tỷ đồng.
So sánh mức chi tiêu lương thưởng giữa các ngân hàng: Đơn vị nào dẫn đầu?

So sánh mức chi tiêu lương thưởng giữa các ngân hàng: Đơn vị nào dẫn đầu?

9 tháng năm 2024, có tới 15 ngân hàng ghi nhận thu nhập bình quân của nhân viên đạt mức trên 30 triệu đồng/tháng.
OCB miễn nhiệm một phó tổng giám đốc sau 14 năm đảm nhiệm

OCB miễn nhiệm một phó tổng giám đốc sau 14 năm đảm nhiệm

Ông Trương Thành Nam đảm nhiệm vị trí phó tổng giám đốc OCB kể từ năm 2010 và được tái bổ nhiệm giữ chức vụ kể từ ngày 15/8/2024, tuy nhiên ông đã nộp đơn xin nghỉ theo nguyện vọng riêng.
ACB huy động lô trái phiếu giá trị 1.500 tỷ đồng

ACB huy động lô trái phiếu giá trị 1.500 tỷ đồng

Lô trái phiếu nằm trong kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 3 năm 2024 của ngân hàng ACB cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia

SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) 3 lần liên tiếp được bình chọn là Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam.
TPBank chính thức nâng vốn lên 26.420 tỷ đồng

TPBank chính thức nâng vốn lên 26.420 tỷ đồng

Sau khi phát hành hơn 440 triệu cổ phiếu TPB để trả cổ tức, NHNN chính thức điểu chỉnh vốn điều lệ của TPBank thêm 4.404 tỷ đồng.
Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân khách hàng

Tưng bừng đón tuổi 31, SHB dành hàng trăm nghìn quà tặng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai hàng loạt chương trình tri ân khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thân thiết với hàng nghìn phần quà đặc biệt tổng giá trị lên tới 6 tỷ đồng.
OCB muốn huy động thêm 13.200 tỷ đồng trái phiếu trong quý cuối năm

OCB muốn huy động thêm 13.200 tỷ đồng trái phiếu trong quý cuối năm

HĐQT ngân hàng OCB vừa thông qua phương án phát hành tổng cộng 13 đợt trái phiếu lần thứ hai năm 2024 với tổng giá trị phát hành tối đa 13.200 tỷ đồng.
SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
HDBank lùi lịch trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu sang quý 4/2024

HDBank lùi lịch trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu sang quý 4/2024

Trước đó, HDBank dự kiến triển khai chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu vào khoảng quý 2 hoặc quý 3/2024.
Dệt may TCM kỳ vọng từ dự án TC Tower nhờ bảng giá đất mới tại TP HCM

Dệt may TCM kỳ vọng từ dự án TC Tower nhờ bảng giá đất mới tại TP HCM

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ bất thường, Dệt may TCM kỳ vọng bảng giá đất mới tại TP HCM sẽ đẩy giá bất động sản lên cao hơn, góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ dự án TC Tower so với dự kiến ban đầu.
Phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu

Phó tổng giám đốc VIB đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu

Ông Hồ Vân Long - Phó Tổng giám đốc VIB muốn mua thêm 3 triệu cổ phiếu ngân hàng này nhằm gia tăng đầu tư tài sản. Tính theo giá cổ phiếu phiên 4/11 là 18.500 đồng, ông Long sẽ phải chi khoảng 56 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
Tiền gửi vào ngân hàng nào nhiều nhất hiện nay?

Tiền gửi vào ngân hàng nào nhiều nhất hiện nay?

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 29 ngân hàng, BIDV đang tạm giữ vị trí quán quân về tiền gửi sau 9 tháng đầu năm 2024 với số dư hơn 1,87 triệu tỷ đồng.
Techcombank chi 1.800 tỷ đồng mua lại trái phiếu

Techcombank chi 1.800 tỷ đồng mua lại trái phiếu

Tính từ đầu năm 2024 tới nay, Techcombank đã chi tổng cộng 21.750 tỷ đồng để mua vào 11 lô trái phiếu trước hạn.
CEO Techcombank hé lộ chiến lược tăng trưởng của ngân hàng trong thời gian tới

CEO Techcombank hé lộ chiến lược tăng trưởng của ngân hàng trong thời gian tới

Trong cuộc trò chuyện với CNBC mới đây, ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank đã có những chia sẻ sâu sắc về chiến lược phát triển của ngân hàng trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Tăng mạnh chi phí dự phòng, lợi nhuận của PVcomBank sụt giảm 94%

Tăng mạnh chi phí dự phòng, lợi nhuận của PVcomBank sụt giảm 94%

Chi phí tăng cao, trong đó chi phí dự phòng rủi ro tín rụng tăng mạnh lên 380 tỷ đồng là một trong những yếu tố bào mòn lợi nhuận của PVcomBank trong quý 3/2024 so với cùng kỳ.
HDBank chi 120 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn

HDBank chi 120 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn

Lô trái phiếu có kỳ hạn 8 năm, phát hành vào năm 2021, tương ứng phải tới năm 2029 mới hết hạn.
Top 10 lợi nhuận ngành ngân hàng: Techcombank vượt MB, BIDV và VietinBank

Top 10 lợi nhuận ngành ngân hàng: Techcombank vượt MB, BIDV và VietinBank

Vietcombank giữ vững ngôi vị quán quân lợi nhuận ngành 9 tháng đầu năm 2024. Trong khi đó, Techcombank có sự cải thiện thứ hạng mạnh mẽ khi vượt qua BIDV, VietinBank và MB để vươn lên Top 2.
Giảm chi phí dự phòng, BIDV báo lãi trước thuế tăng 10%

Giảm chi phí dự phòng, BIDV báo lãi trước thuế tăng 10%

Báo cáo tài chính quý 3/2024 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, Mã: BID) ghi nhận, lợi nhuận trước thuế đạt 6.498 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY).
Thẻ trả góp Muadee tung ưu đãi 'khủng' cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thẻ trả góp Muadee tung ưu đãi 'khủng' cho người dùng Grab, Be, Ví VNPAY

Thả ga mua sắm mùa cuối năm với loạt siêu ưu đãi từ thẻ trả góp Muadee by HDBank, từ 3 đến 4 tháng, không cần trả trước và miễn lãi suất.
Giảm mạnh chi phí dự phòng, Vietcombank giữ vững ngôi vương lợi nhuận ngành

Giảm mạnh chi phí dự phòng, Vietcombank giữ vững ngôi vương lợi nhuận ngành

Sau 9 tháng năm 2024, Vietcombank ghi nhận lãi trước thuế 31.533 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước do giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
ABBank ghi nhận quý kinh doanh lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết

ABBank ghi nhận quý kinh doanh lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết

Do tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro và nhiều khoản kinh doanh sụt giảm, ABBank ghi nhận lỗ quý 3/2024 tới 343 tỷ đồng.
VietinBank lãi trước thuế tăng 12% trong 9 tháng, khoản vay từ NHNN tăng mạnh

VietinBank lãi trước thuế tăng 12% trong 9 tháng, khoản vay từ NHNN tăng mạnh

Sau 9 tháng năm 2024, VietinBank vay Ngân hàng Nhà nước 29.210 tỷ đồng, trong khi con số cuối năm 2023 chỉ là 766 tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng của NCB đạt 16%, hoàn thành kế hoạch năm 2024

Tăng trưởng tín dụng của NCB đạt 16%, hoàn thành kế hoạch năm 2024

Tính đến cuối quý 3/2024, cho vay khách hàng của Ngân hàng NCB tăng hơn 9.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng 16,3% so với thời điểm đầu năm.
Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Kết thúc quý 3/2024, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.
SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỷ đồng

SHB lãi trước thuế 9 tháng đạt 9.048 tỷ đồng

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB, HoSE: SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm.
Trích lập dự phòng cao gấp 6 lần, Saigonbank báo lãi quý 3 giảm 24%

Trích lập dự phòng cao gấp 6 lần, Saigonbank báo lãi quý 3 giảm 24%

Saigonbank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với lợi nhuận sụt giảm 24% so với cùng kỳ, chủ yếu do trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh.
Ông Nguyễn Mỹ Hào xin thôi giữ chức thành viên HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Mỹ Hào xin thôi giữ chức thành viên HĐQT Vietcombank

Theo công bố từ Vietcombank, ngân hàng đã chính thức nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 của ông Nguyễn Mỹ Hào.
Sacombank lãi 9 tháng hơn 8.094 tỷ đồng, nợ nhóm 5 tăng mạnh

Sacombank lãi 9 tháng hơn 8.094 tỷ đồng, nợ nhóm 5 tăng mạnh

Dù ghi nhận đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhưng Sacombank cũng đối diện với thách thức khi nợ nhóm 5 - nợ có nguy cơ mất vốn tăng cao.
MSB báo lãi giảm do chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro gia tăng

MSB báo lãi giảm do chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro gia tăng

MSB vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính đến từ chi phí hoạt động gia tăng và đặc biệt là việc tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro, khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp.
Cổ đông chiến lược thoái thêm 10% vốn điều lệ VIB

Cổ đông chiến lược thoái thêm 10% vốn điều lệ VIB

Trong phiên 29/10, nhà đầu tư nước ngoài đã bán thỏa thuận 300 triệu cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HOSE: VIB) ở mức giá trung bình là 18.467 đồng/CP, thu về hơn 5.540 tỷ đồng.
MB gia nhập 'câu lạc bộ' ngân hàng có tổng tài sản vượt một triệu tỷ đồng

MB gia nhập 'câu lạc bộ' ngân hàng có tổng tài sản vượt một triệu tỷ đồng

Với tổng tài sản trên một triệu tỷ đồng, MB hiện bỏ xa nhiều ngân hàng tư nhân lớn khác như Techcombank (927.053 tỷ đồng) và VPBank (858.885 tỷ đồng) về quy mô tài sản sau 9 tháng năm 2024.
Lợi nhuận HDBank tăng 46,6% sau 9 tháng, chuẩn bị chia cổ tức 20%

Lợi nhuận HDBank tăng 46,6% sau 9 tháng, chuẩn bị chia cổ tức 20%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE 26,7%, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của NHNN) thấp, chỉ 1,46%.
Mục tiêu tham vọng, VPBank mới hoàn thành 66% lợi nhuận năm sau 9 tháng

Mục tiêu tham vọng, VPBank mới hoàn thành 66% lợi nhuận năm sau 9 tháng

VPBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận qua các quý, nhưng với mục tiêu lãi tăng 144% so với năm ngoái, ngân hàng mới chỉ hoàn thành 66% kế hoạch sau 9 tháng.
Thống đốc nêu lý do các dự án bất động sản khó tiếp cận vốn

Thống đốc nêu lý do các dự án bất động sản khó tiếp cận vốn

Chiều 28/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình trước Quốc hội về một số ý kiến doanh nghiệp bất động sản phản ánh khó tiếp cận vốn và lãi suất vay cao.
Xem thêm