PMI ngành sản xuất ASEAN tháng 6/2024 tiếp tục đà tăng

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 6/2024 cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất tại ASEAN tiếp tục cải thiện, với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều tăng.

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất ASEAN tháng 6/2024 tiếp tục cao trên ngưỡng trung bình 50 điểm trong tháng thứ 5 liên tiếp, với kết quả là 51,7 điểm. Kết quả này cho thấy các nhà sản xuất ASEAN tiếp tục chứng kiến sự cải thiện mạnh mẽ của số lượng đơn hàng mới vào cuối quý 2/2024.

Sản lượng ngành sản xuất tháng 6/2024 tiếp tục chuỗi tăng bắt đầu từ tháng 10/2021, với tốc độ tăng trưởng là mạnh. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn yếu hơn so với mức cao 13 tháng của tháng trước.

PMI ngành sản xuất ASEAN tháng 6/2024 tiếp tục đà tăng
PMI ngành sản xuất ASEAN qua các năm.

Số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất ASEAN đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp. Dữ liệu chỉ số cho thấy, mức tăng tổng thể chủ yếu có được là nhờ nhu cầu trong nước, trong bối cảnh xuất khẩu tiếp tục xu hướng giảm kể từ tháng 6/2022. Tốc độ giảm đã nhanh hơn sau kỳ khảo sát tháng 5/2024 và trở thành mức nhanh nhất trong 19 tháng.

Cùng với sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng mới, lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp do tiếp tục có áp lực đối với năng lực sản xuất. Các công ty đã đối phó với tình hình này bằng cách tăng số lượng nhân viên lần đầu trong 3 tháng, mặc dù mức tăng là nhẹ.

Gánh nặng chi phí tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ kỳ khảo sát tháng 2/2024. Tình trạng tăng cũng xảy ra với giá bán hàng, với tốc độ tăng giá đã nhanh hơn trong tháng thứ 3 liên tiếp. Hoạt động mua hàng tăng tháng thứ 8 liên tiếp với tốc độ tăng trong tháng 6/2024 là vừa phải. Hàng tồn kho trước sản xuất cũng tăng, mặc dù tốc độ tăng đã giảm bớt so với kỳ khảo sát trước. Tương tự như trong tháng 5/2024, thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài.

Hàng lưu kho thành phẩm đã giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 6/2021 khi một số nhà sản xuất hàng hóa ASEAN đã dùng hàng trong kho để đáp ứng các đơn đặt hàng. Theo báo cáo, các nhà sản xuất ASEAN vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng và niềm tin kinh doanh tháng 6/2024 gần như ngang bằng với mức của tháng 5/2024.

VIỆT NAM

Trong số 7 nước ASEAN được S&P Global khảo sát, ngành sản xuất Việt Nam được đánh giá có sự cải thiện đáng kể, với Chỉ số PMI tháng 6 đạt 54,7 điểm, tăng mạnh so với mức 50,3 điểm của tháng trước.

Mức cải thiện các điều kiện hoạt động sản xuất vào tháng 6 cũng là một trong hai mức mạnh nhất kể từ tháng 11/2018, tương đương với các mức được ghi nhận trong tháng 4/2021 và tháng 5/2022.

Bình luận về ngành sản xuất của Việt Nam, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: “Ngành sản xuất của Việt Nam đã sôi động trở lại vào thời điểm giữa năm, vượt qua mức tăng trưởng tương đối khiêm tốn trong những tháng gần đây nhờ số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh”.

SINGAPORE

Chỉ số PMI ngành sản xuất Singapore đạt 55,2 điểm trong tháng 6, tăng từ 54,2 điểm trong tháng 5. Báo cáo cho thấy điều kiện kinh doanh trong khu vực tư nhân Singapore đã được cải thiện hàng tháng lần thứ 16 liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3. Hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất cũng mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong 20 tháng.

Ông Jingyi Pan, Phó Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, bình luận: “Tốc độ mở rộng hoạt động kinh doanh và mức độ tin cậy tăng lên cho thấy khả năng tăng trưởng của các nhà sản xuất Singapore sẽ được duy trì trong nửa cuối năm nay. Các công ty cũng tiếp tục mua đầu vào với tốc độ đáng kể và duy trì việc mở rộng quy mô lực lượng lao động”.

THÁI LAN

Ngành sản xuất Thái Lan tháng 6 đã ghi nhận sự cải thiện mạnh nhất về điều kiện kinh doanh trong một năm qua, với chỉ số PMI đạt 51,7 điểm, tăng từ mức 50 điểm trong tháng 5. Sản lượng tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2023 và số lượng đơn đặt hàng mới có dấu hiệu ổn định hơn.

Ông Trevor Balchin, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho rằng: “Ngành sản xuất của Thái Lan tháng 6 đã trải qua tháng tốt nhất trong một năm, với tốc độ tăng trưởng sản lượng tăng tốc và việc làm tăng với tốc độ nhanh nhất từng được ghi nhận”.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng: ‘Số lượng đơn đặt hàng mới giảm một lần nữa là điểm yếu chính. Mặc dù vậy, xu hướng cải thiện được thể hiện trong dữ liệu mới nhất cho thấy nhu cầu gần như ổn định".

PHILIPPINES

Các nhà sản xuất Philippines chứng kiến tình hình cải thiện chậm hơn trong tháng 6, với chỉ số PMI đạt 51,3 điểm, giảm từ mức 51,9 điểm trong tháng trước và là mức thấp nhất trong 3 tháng. Mặc dù vậy, con số này vẫn đánh dấu sự cải thiện hàng tháng thứ 10 liên tiếp về sức khỏe của ngành sản xuất.

Bà Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhận xét: “Sự cải thiện mạnh mẽ về xu hướng nhu cầu vào đầu quý 2 đã cho phép các công ty sản xuất Philippines tăng khối lượng sản xuất ở mức ổn định và bền vững vào tháng 6. Tuy nhiên, tình hình nhu cầu hạ nhiệt gần đây có thể đồng nghĩa với mức tăng sản lượng yếu hơn khi bước vào nửa cuối năm”.

PMI ngành sản xuất ASEAN tháng 6/2024 tiếp tục đà tăng
PMI ngành sản xuất của 7 nước ASEAN qua các năm.

INDONESIA

Chỉ số PMI ngành sản xuất của Indonesia đạt 50,7 điểm vào tháng 6, giảm so với mức 52,1 điểm của tháng 5, nhưng vẫn trong xu hướng tăng. Ông Trevor Balchin, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đánh giá: “Đã có sự mất đà đáng kể trong lĩnh vực sản xuất của Indonesia vào tháng 6, với mức tăng trưởng đơn đặt hàng mới gần như đình trệ do xuất khẩu giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp".

Ông cho rằng chỉ số PMI vẫn duy trì ở mức cao hơn một chút so với xu hướng dài hạn, nhưng triển vọng vẫn đáng lo ngại khi Chỉ số Sản lượng Tương lai không thay đổi so với tháng 5 và nằm trong số những mức thấp nhất được ghi nhận.

MYANMAR

Chỉ số PMI ngành sản xuất Myanmar đạt 50,7 điểm vào tháng 6, giảm so với mức cao nhất trong 9 tháng là 52,1 điểm vào tháng 5.

“Mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp vào tháng 6 sau 7 tháng suy giảm, nhưng ngành sản xuất này vẫn đang phải vật lộn để đáp ứng các yêu cầu sản xuất,” bà Maryam Baluch, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết.

Bà cũng nói thêm rằng, báo cáo đã phản ánh về sự sụt giảm sản lượng của Myanmar. Điều này cho thấy “một môi trường cung ứng đầy thách thức, là kết quả của tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra”.

MALAYSIA

Tại Malaysia, các nhà sản xuất đã trải qua tình hình xấu đi nhẹ vào tháng 6, với chỉ số PMI đạt 49,9 điểm, giảm so với mức 50,2 điểm của tháng trước.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nhận xét: “Tháng 6 chủ yếu là tháng ổn định đối với các nhà sản xuất Malaysia, sau sự tăng trưởng được ghi nhận vào tháng 5. Điều đáng mừng là các công ty một lần nữa có thể mang lại khối lượng công việc mới lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số báo cáo về nhu cầu vẫn còn yếu”.

Bình luận về dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN tháng 6/2024, bà Maryam Baluch, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:

"Ngành sản xuất ASEAN có các điều kiện hoạt động tiếp tục cải thiện khi bước vào thời điểm giữa năm. Nhu cầu khách hàng tiếp tục mạnh hơn, từ đó hỗ trợ đà tăng trưởng vững chắc của sản lượng sản xuất và hoạt động mua hàng.

Hơn nữa, việc làm được ghi nhận tăng lần đầu tiên trong 3 tháng. Về giá cả, gánh nặng chi phí và giá cả đầu ra đã tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 6/2024, và tốc độ tăng giá tiến gần hơn tới mức trung bình dài hạn của các chỉ số giá tương ứng".

Tuy nhiên, bà cho rằng các chỉ số giá cả của PMI sẽ cần được theo dõi chặt chẽ trong nửa cuối năm. Trong đó, áp lực lạm phát gia tăng có thể khiến lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương sẽ neo ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

GDP quý 1/2025 tăng trưởng 6,93%, cao nhất trong 5 năm

GDP quý 1/2025 tăng trưởng 6,93%, cao nhất trong 5 năm

GDP của Việt Nam trong quý 1/2025 ước tính tăng trưởng mạnh mẽ 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất so với quý 1 của các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Saigonbank đặt mục tiêu lãi gấp 3 lần năm ngoái

Saigonbank đặt mục tiêu lãi gấp 3 lần năm ngoái

Dù kết quả kinh doanh 2024 không như kỳ vọng, Saigonbank vẫn tự tin đặt mục tiêu lãi trước thuế 300 tỷ đồng trong năm 2025 - cao gấp 3 lần năm trước.
IDICO lên kế hoạch kinh doanh đi lùi trong năm 2025

IDICO lên kế hoạch kinh doanh đi lùi trong năm 2025

Dù lên kế hoạch lợi nhuận thấp hơn so với năm 2024, IDICO dự kiến sẽ đẩy mạnh tổng giá trị đầu tư năm nay lên mức 6.968 tỷ đồng.
Standard Chartered: Kinh tế quý 1/2025 tăng trưởng giữa thách thức thương mại

Standard Chartered: Kinh tế quý 1/2025 tăng trưởng giữa thách thức thương mại

Standard Chartered giữ nguyên dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 7,7% trong quý 1/2025, nhờ vào sự ổn định trong xuất khẩu và dòng vốn FDI.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2025 tăng gần 14%, đạt hơn 200 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý 1/2025 tăng gần 14%, đạt hơn 200 tỷ USD

Kết thúc quý đầu tiên của năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 202,5 tỷ USD.
PTI lên kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận giảm gần 20%

PTI lên kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận giảm gần 20%

Không đặt kỳ vọng cao về lợi nhuận, nhưng PTI lại lên kế hoạch tăng vốn điều lệ tăng thêm gần 1.794 tỷ đồng qua hai phương án phát hành cổ phiếu lớn trong năm 2025 - 2026.
Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 con số quý 1/2025

Những địa phương dự kiến tăng trưởng GRDP 2 con số quý 1/2025

Theo số liệu ước tính từ các địa phương, quý 1/2025, có 9 tỉnh, thành phố dự kiến có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng trên 10%.
Malaysia chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu mặt hàng nào?

Malaysia chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu mặt hàng nào?

Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu của Malaysia đạt 50,7 tỷ USD, trong đó điện, điện tử là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất với 18,6 tỷ USD.
4 công ty 'họ Vin' chốt lịch họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025

4 công ty 'họ Vin' chốt lịch họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025

Các công ty thuộc hệ sinh thái Vingroup bao gồm Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vingroup vừa đưa ra thông báo chốt lịch họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 từ ngày 22-24/4 tới.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không chia cổ tức

TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không chia cổ tức

Năm 2024, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 7.599 tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch, năm nay TPBank sẽ không chia cổ tức để tái đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh.
SHB chi cổ tức 18%, nâng vốn điều lệ lên gần 46.000 tỷ đồng

SHB chi cổ tức 18%, nâng vốn điều lệ lên gần 46.000 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, cổ đông SHB sẽ được nhận cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, cao hơn năm trước, trong đó 5% bằng tiền mặt và 13% bằng cổ phiếu.
Cổ đông DPM sẽ nhận 15% cổ tức tiền mặt và 73,7% cổ phiếu mới trong năm nay

Cổ đông DPM sẽ nhận 15% cổ tức tiền mặt và 73,7% cổ phiếu mới trong năm nay

Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo, Phú Mỹ, HoSE: DPM) dự kiến sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông vào ngày 17/4.
PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh trong tháng 3

PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh trong tháng 3

Theo Báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của S&P Global, ngành sản xuất của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025, với sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Vietbank đặt mục tiêu niêm yết HoSE chậm nhất trong năm 2026

Vietbank đặt mục tiêu niêm yết HoSE chậm nhất trong năm 2026

Dù đã sẵn sàng về mặt pháp lý và tài chính, Vietbank vẫn đang thận trọng trong kế hoạch niêm yết trên HoSE để đợi thị trường thuận lợi hơn, dự kiến chọn thời điểm phù hợp trong năm 2025 hoặc 2026.
Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

CTCP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số hợp nhất quý I/2025 đạt hơn 70 triệu USD, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
MSB dự kiến thoái vốn khỏi TNEX Finance

MSB dự kiến thoái vốn khỏi TNEX Finance

Tại ĐHĐCĐ thường niên tới đây, MSB dự kiến tìm đối tác chiến lược để chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần tại TNEX Finance.
Những nhóm ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2025

Những nhóm ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2025

Agriseco Research dự báo 5 nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý đầu năm 2025 gồm bất động sản, thuỷ sản, chăn nuôi, bán lẻ và ngân hàng.
Sau kiểm toán, Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao kỷ lục

Sau kiểm toán, Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao kỷ lục

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) vừa công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Giải ngân vốn đầu tư công quý 1/2025 ước đạt gần 79.000 tỷ đồng

Giải ngân vốn đầu tư công quý 1/2025 ước đạt gần 79.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, luỹ kế từ đầu năm đến ngày 31/3, giải ngân vốn đầu tư công ước gần 79.000 tỷ đồng, đạt 8,98% kế hoạch, thấp hơn mức cùng kỳ năm 2024 là 12,27% kế hoạch.
Bac A Bank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn, đẩy mạnh tăng vốn

Bac A Bank đặt kế hoạch lợi nhuận khiêm tốn, đẩy mạnh tăng vốn

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tại Bac A Bank, các cổ đông sẽ thảo luận về kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận, kế hoạch tăng vốn điều lệ cùng nhiều nội dung quan trọng khác.
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI quý 1/2025

Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI quý 1/2025

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị trao chứng đăng ký đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp trong và ngoài nước của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 31/3.
Chiến lược mới của Hóa chất Đức Giang

Chiến lược mới của Hóa chất Đức Giang

Chủ tịch Hóa chất Đức Giang Đào Hữu Huyền cho biết sản phẩm phốt pho vàng của công ty đang được thị trường Mỹ ưa chuộng và sẽ là chủ lực của tập đoàn trong năm nay.
Cà phê là một trong hai mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Bỉ

Cà phê là một trong hai mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Bỉ

Hai tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bỉ đạt 585 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Tổng giám đốc MIC: 'Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ không còn chạy đua về phí'

Tổng giám đốc MIC: 'Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ không còn chạy đua về phí'

Theo Tổng giám đốc Đinh Như Tuynh, ngành bảo hiểm phi nhân thọ đang chuyển từ cạnh tranh về phí sang nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Agribank nắm giữ khối tài sản thế chấp gần 3,2 triệu tỷ đồng

Agribank nắm giữ khối tài sản thế chấp gần 3,2 triệu tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2024, Agribank cho biết, ngân hàng này đang nắm giữ khối tài sản thế chấp có giá trị gần 3,2 triệu tỷ đồng, trong đó khoảng 2,9 triệu tỷ đồng là bất động sản.
Thương mại hai chiều Indonesia - ASEAN tăng gần 15% sau 2 tháng đầu năm

Thương mại hai chiều Indonesia - ASEAN tăng gần 15% sau 2 tháng đầu năm

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia, kim ngạch xuất nhập khẩu (không tính dầu mỏ, khí đốt) của nước này với khu vực ASEAN trong hai tháng đầu năm 2025 đạt 13,63 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
MIC đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 75%, kiện toàn nhân sự HĐQT

MIC đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 75%, kiện toàn nhân sự HĐQT

Tại Đại hội đồng cổ đông năm nay, MIC đề xuất kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ 75% so với năm trước, đồng thời tiến hành bầu bổ sung nhân sự vào HĐQT và ban kiểm soát.
Brazil là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam

Brazil là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu từ Brazil 14 mặt hàng chính, trong đó bông là mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất.
Xuất khẩu của Indonesia sang ASEAN tăng mạnh

Xuất khẩu của Indonesia sang ASEAN tăng mạnh

Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Indonesia, không tính dầu mỏ và khí đốt, sang các nước ASEAN đạt 8,61 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng tới 35,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất nhập khẩu Malaysia với ASEAN đạt hơn 27 tỷ USD hai tháng đầu năm

Xuất nhập khẩu Malaysia với ASEAN đạt hơn 27 tỷ USD hai tháng đầu năm

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Malaysia với các nền kinh tế ASEAN đạt 27,09 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2025, tăng 1,21% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Khu vực dịch vụ của Campuchia chiếm tỷ trọng thấp trong khối ASEAN

Khu vực dịch vụ của Campuchia chiếm tỷ trọng thấp trong khối ASEAN

Theo báo cáo mới nhất của Ban thư ký ASEAN, khu vực dịch vụ hiện đóng góp 38,6% vào GDP của Campuchia, mức này tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khối ASEAN.
Vietcombank hoàn tất chia cổ tức kỷ lục, vốn điều lệ vươn lên dẫn đầu hệ thống

Vietcombank hoàn tất chia cổ tức kỷ lục, vốn điều lệ vươn lên dẫn đầu hệ thống

Vietcombank vừa hoàn tất phát hành hơn 2,76 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên hơn 83.500 tỷ đồng – cao nhất trong hệ thống ngân hàng, vượt qua Techcombank và VPBank.
TTCK Việt Nam nâng hạng: Ai sẽ hưởng lợi?

TTCK Việt Nam nâng hạng: Ai sẽ hưởng lợi?

"TTCK Việt Nam được nâng hạng bởi FTSE Russell sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng, nhưng không thể không công nhận rằng tiềm năng của thị trường vốn Việt Nam mới là điều đáng nói hơn cả".
Vinpearl công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025

Vinpearl công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025

CTCP Vinpearl đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2025 ở mức 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.700 tỷ đồng.
Hòa Phát đặt kỳ vọng doanh thu 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 25% năm 2025

Hòa Phát đặt kỳ vọng doanh thu 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 25% năm 2025

Với mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng trong năm 2025, Hòa Phát tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành thép.
Xem thêm