Rất đông du khách chờ tham quan Vịnh Hạ Long tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh |
Trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 12.600 lượt, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022. Khách lưu trú ước đạt 96.600 lượt, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu du lịch ước đạt 486 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Một số địa điểm du lịch của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đón lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm, như Vịnh Hạ Long đón khoảng 27.500 lượt khách, trong đó, khách quốc tế thăm vịnh đạt 6.300 lượt.
Khu di tích danh thắng Yên Tử đón khoảng 3.100 lượt khách; Chùa Ba Vàng đón khoảng 4.500 lượt khách; Bảo tàng Quảng Ninh đón khoảng 12.000 lượt khách; tổ hợp khu vui chơi giải trí Sun World Hạ Long đón khoảng 30.000 khách. Khách Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 6.359 lượt.
Du khách tham quan Bảo tàng Quảng Ninh. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh |
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động phát triển du lịch, từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông tới việc phát triển các khu, cụm du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch văn hóa.
Trong dịp Lễ Quốc khánh này, Quảng Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhằm thu hút du khách. Tại TP Hạ Long có chương trình nghệ thuật "Điểm hẹn mùa thu", các lễ hội âm nhạc, giải chạy "Chạm tay vào di sản"… Còn tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) du khách sẽ có thể trải nghiệm văn hóa, chăm sóc sức khỏe gắn với đặc trưng mùa thu Yên Tử.
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, đợt nghỉ lễ 2/9 này là cơ hội “vàng” cho ngành du lịch của tỉnh. Toàn tỉnh có khoảng 12 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch để mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ và độc đáo.
Bên cạnh các sự kiện được đầu tư, tổ chức kỹ lưỡng, Sở Du lịch phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị liên quan, khu, điểm du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm tuyên truyền quảng bá, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ du khách của tỉnh.
Quảng Ninh là nơi hội tụ nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa, tỉnh đã có nhiều chính sách, hoạt động để phát triển du lịch văn hóa, trong đó, tỉnh đã triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị một số Làng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” gắn với quan tâm phục dựng các lễ hội truyền thống, lễ hội đồng bào các dân tộc, bảo tồn một số bộ môn nghệ thuật dân tộc để trở thành sản phẩm văn hóa phục vụ khách du lịch.
Cùng với đó, nhiều lễ hội mới được xây dựng thành sản phẩm văn hóa thường niên như lễ hội Carnaval, lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, Lễ hội Hoa sở, Lễ hội Trà hoa vàng... vừa bảo tồn được di sản văn hóa, vừa tạo thành sản phẩm văn hóa, du lịch riêng có, độc đáo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 600 di tích lịch sử và danh thắng và 362 di sản văn hóa phi vật thể thuộc 7 loại hình. Trong 5 năm (2018 - 2022), tỉnh đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu lập hồ sơ khoa học và đã được xếp hạng 25 di tích.
Đặc biệt, UBND tỉnh đang phối hợp với tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc” công nhận là Di sản thế giới để trình lên UNESCO trước ngày 30/9/2023.