Startup công nghệ giáo dục Virtual Internships được rót vốn 14,3 triệu USD

Startup thực tập ảo
13:34 - 16/09/2022
Ông Ed Holroyd Pearce và Daniel Nivern, 2 nhà sáng lập Virtual Internships. Ảnh: Theo Virtual Internships.
Ông Ed Holroyd Pearce và Daniel Nivern, 2 nhà sáng lập Virtual Internships. Ảnh: Theo Virtual Internships.
0:00 / 0:00
0:00
Virtual Internships, startup có trụ sở tại Việt Nam và Anh, chuyên cung cấp các chương trình thực tập cho sinh viên vừa huy động thành công 14,3 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Hambro Perks dẫn đầu.

Theo Tech in Asia, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Virtual Internships, Daniel Nivern chia sẻ rằng, chương trình thực tập ảo giúp sinh viên trên toàn thế giới có thể thiết lập công việc từ xa, giải quyết các rào cản về thiếu kinh nghiệm làm việc và thiếu cơ hội nghề nghiệp.

Virtual Internships sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cung cấp các chương trình thực tập ảo dành cho sinh viên trên 100 quốc gia. Sinh viên sẽ được đào tạo kinh nghiệm làm việc trước và trong quá trình thực tập, được quyền truy cập vào đăng ký hàng tuần, thảo luận nhóm và hội thảo trên web.

Đặc biệt, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập một tháng tại các công ty khởi nghiệp và công ty blue-chip ở bất kể vị trí, lý lịch, chuyên ngành và lĩnh vực nghề nghiệp. Các công ty chủ quản bao gồm AWS, Carrefour, Dentons, GAM Investments, Ngân hàng Phát triển Châu Á và Bio Pharm Dongsung.

Virtual Internships ước tính rằng cứ mỗi 7,5 phút sẽ có một công ty mới tham gia vào mạng lưới.

Với các chương trình đào tạo và thực tập kéo dài từ 1 đến 4 tháng, 70% thực tập sinh được làm việc trực tiếp với người sáng lập hoặc các giám đốc điều hành tại công ty chủ quản. Trong đó, khoảng 25% sinh viên được mời tiếp tục làm việc với công ty sau khi hoàn thành thực tập thông qua nền tảng này.

Được thành lập vào năm 2018 bởi Daniel Nivern và Ed Holroyd Pearce, Virtual Internships hợp tác với các trường đại học, các trường K-12 (các trường từ mẫu giáo đến lớp 12), các tổ chức, chính phủ và công ty để cung cấp cho sinh viên và nhân viên khóa học nâng cao kỹ năng, huấn luyện cố vấn và đảm bảo các cơ hội làm việc từ xa.

Công ty công nghệ - giáo dục (Edtech) này hiện đang điều hành các chương trình với 18 lĩnh vực nghề nghiệp nhằm giúp những người trẻ bắt đầu sự nghiệp và trau dồi các kỹ năng thuộc về công nghệ kỹ thuật số.

Một số quỹ đầu tư khác cũng tham gia vào vòng gọi vốn này còn có Sequoia India và Southeast Asia’s Surge, Arsenal Growth, Kaplan, Ascend Vietnam Ventures và STIC Investments.

Theo Tổ chức nghiên cứu thị trường Ken Research nhận định, thị trường Edtech của Việt Nam có thể đạt giá trị 3 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 2030.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.