Thị trường lao dốc, nhiều ông trùm tiền số không còn là tỷ phú

TIỀN SỐ TỶ PHÚ
12:13 - 25/05/2022
Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin
Nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin
0:00 / 0:00
0:00
Các nhà đầu tư tiền số đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi thị trường tiền số lao dốc trong 2 tuần trở lại đây. "Thảm họa" LUNA khiến nhiều ông trùm tiền mã hóa bốc hơi kha khá lượng tài sản của mình và đánh mất danh hiệu tỷ phú sau cú sập vừa qua.

Theo dữ liệu từ Coindesk, các nhà đầu tư đã mất tổng cộng hơn 55 tỷ USD trong thảm họa này. Đây là một lời cảnh tỉnh đối với những người đang có ý định đầu tư vào tiền mã hóa. Tiền mã hóa vẫn là ngành tương đối mới mẻ, nhiều dự án đã hóa thành tro bụi chỉ sau khoảng thời gian ngắn.

Cụ thể, Vitalik Buterin, nhà sáng lập Ethereum là một trong những người chịu thiệt hại lớn nhất khi thị trường tiền mã hóa lao dốc. Trên Twitter ngày 20/5, ông Buterin đã xác nhận rằng mình không còn là một tỷ phú USD.

Ông Buterin là nhà đồng sáng lập nền tảng chuỗi khối Ethereum vào năm 2014 và là chủ sở hữu của ví tiền kỹ thuật số có giá trị khoảng 1,5 tỷ USD tính đến tháng 11/2021. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Ether - đồng tiền mã hóa của Ethereum đã giảm 55%.

Nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa Binance, Changpeng Zhao cũng đã mất tới hơn 80 tỷ USD - tương đương 84% tài sản của ông trong năm nay. Hồi tháng 1, ông Zhao đã xuất hiện trên bảng chỉ số tài sản với giá trị ròng 96 tỷ USD, tuy nhiên, tính đến hiện tại, con số này đã giảm xuống còn khoảng 15 tỷ USD.

Tuần trước, nhà sáng lập và CEO tỷ phú của Binance, đã chia sẻ một bài báo của tờ Fortune trên Twitter kèm bình luận hài hước: "Poor again" (Tạm dịch: Lại nghèo).

Tương tự, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập kiêm CEO của FTX, một sàn giao dịch tiền mã hóa khác cũng đã phải chứng kiến hơn một nửa số tiền của mình bốc hơi. Tài sản của Fried đã lao dốc từ 24 tỷ USD xuống còn 11,3 tỷ USD sau cú sập của thị trường.

Theo dữ liệu mới nhất, tài sản của Sam Bankman-Fried hiện còn 11,3 tỷ USD, xếp thứ 166 thế giới.
Theo dữ liệu mới nhất, tài sản của Sam Bankman-Fried hiện còn 11,3 tỷ USD, xếp thứ 166 thế giới.

Ngoài ra, những cái tên nổi bật khác mất đi danh hiệu tỷ phú sau khi thị trường tiền mã hóa lao dốc bao gồm Brian Armstrong, nhà sáng lập sàn giao dịch Coinbase hay Gary Wang, đồng sáng lập sàn giao dịch FTX; Chris Larsen, đồng sáng lập kiêm CEO công ty blockchain Ripple; anh em sinh đôi nhà Winklevoss hay Song Chi-hyung, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền số lớn nhất Hàn Quốc Upbit.

Trước khi sụp đổ, TerraUSD (UST) là dự án dẫn đầu cho mô hình stablecoin thuật toán, thu hút hàng chục tỷ USD tiền đầu tư. Sự thất bại của mô hình này là lời cảnh báo cho những dự án đang cố gắng xây dựng stablecoin bình ổn giá trên tiền mã hóa.

Ngoài ra, quỹ cứu trợ của Terra giữ lượng lớn tiền số của các dự án khác như một hình thức đảm bảo. Đứng trước viễn cảnh sụp đổ, LUNA phải thanh lý lượng tài sản này khi đang lỗ, tiếp tục kéo cả thị trường tiền số đi xuống.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.