Tiềm năng thị trường cho doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt

Mỹ, Nhật Bản, Philippines đều là những thị trường còn dư địa hợp tác, xuất khẩu cho doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao năng lực để đáp ứng các yêu cầu thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ.

Tiềm năng thị trường cho doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt

Ngành cơ khí được xác định là ngành công nghiệp mang tính "xương sống" và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Giai đoạn vừa qua, ngành cơ khí chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc khi ngày càng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp, qua đó trực tiếp và gián tiếp tạo ra việc làm cho hàng triệu lao động.

Việc tăng cường xuất khẩu, hợp tác với các nước có nền công nghệ tiên tiến sẽ là cơ hội để doanh nghiệp cơ khí nội địa Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tiến ra thị trường thế giới.

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 8/2023, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng đại diện văn phòng Việt Nam tại New York (Mỹ) nhận định, hiện nay bên cạnh là nhà sản xuất ngành cơ khí chế tạo, Mỹ còn được biết đến là quốc gia nhập khẩu với nhu cầu đa dạng từ các nước trên thế giới.

Các sản phẩm thị trường này nhập khẩu chủ yếu là máy móc công nghiệp hiện đại (máy tính, phụ kiện bán dẫn, máy móc nông nghiệp…), ô tô, động cơ ô tô và phụ tùng.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, phụ tùng, vận tải và phụ tùng sang Mỹ với tổng kim ngạch 22,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, vận tải và phụ tùng của Việt Nam.

7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các mặt hàng cơ khí trên sang Mỹ giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 10,8 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế Mỹ giảm sức mua.

Ảnh minh họa: Ngành cơ khí được xác định là ngành công nghiệp mang tính "xương sống" của Việt Nam.
Ảnh minh họa: Ngành cơ khí được xác định là ngành công nghiệp mang tính "xương sống" của Việt Nam.

Tương tự, tại Philippines, ông Phùng Văn Thành – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho rằng, quốc đảo Đông Nam Á này là thị trường tiềm năng cho sản phẩm cơ khí khi có 112 triệu người tiêu dùng và quy mô kinh tế tập trung vào ngành dịch vụ (chiếm 60%). Trong khi đó, ngành công nghiệp chỉ chiếm 30% GDP.

Mặt khác, Philippines cũng đang tập trung vào một vài ngành công nghiệp chủ chốt như khai khoáng, mỏ, đóng tàu, xây dựng, giao thông vận tải. Đây đều là những ngành có nhu cầu lớn về các sản phẩm cơ khí.

Tại Nhật Bản, ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, đại dịch Covid-19 xảy ra, Nhật Bản thấy rõ rủi ro từ việc phụ thuộc vào một vài chuỗi cung ứng quốc tế. Đồng thời, xung đột Nga – Ukraine cũng đã tác động đến nguồn linh kiện từ các quốc gia trên thế giới.

Trước tình hình trên, Nhật Bản đã đưa ra gói hỗ trợ hơn 2,2 tỷ USD để cải cách chuỗi cung ứng của mình. Trong đó, 2 tỷ USD được hỗ trợ xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị sản xuất trong nước. Con số này năm 2022 đã lên đến gần 4 tỷ USD.

Khoảng 200 triệu USD còn lại, Nhật Bản thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hỗ trợ các đối tác nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

“Theo thông tin mới nhất từ Jetro (Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản), Nhật Bản đã thành công giải ngân 6 đợt trong gói hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất cung ứng sang các nước ASEAN. Trong đó, tại đợt mới nhất, Việt Nam có 2 trong tổng 6 dự án tại ASEAN được lựa chọn để tiếp nhận hỗ trợ”, ông Minh cho biết.

Mặt khác, dưới áp lực của vấn đề già hóa dân số hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất cơ khí lâu năm (với mong muốn chuyển giao) cũng đang tính tới việc coi Việt Nam là nơi hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, hợp tác linh kiện, cơ khí.

Ảnh minh họa: Ngoài các yêu cầu khắt khe từ các nước, năng lực của các doanh nghiệp vẫn còn yếu, điều này khiến doanh nghiệp nội địa Việt khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ảnh minh họa: Ngoài các yêu cầu khắt khe từ các nước, năng lực của các doanh nghiệp vẫn còn yếu, điều này khiến doanh nghiệp nội địa Việt khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận thị trường

Mặc dù các thị trường lớn vẫn còn nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt hợp tác trong lĩnh vực cơ khí, tuy nhiên để có thể tiến vào và phát triển tại các thị trường thì phải phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm năng lực của doanh nghiệp, yêu cầu từ thị trường, tình hình kinh tế của các nước...

Ông Minh cho biết, thời gian qua, tỷ giá đồng yên liên tục sụt giảm, chi phí vận tải tăng đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước ASEAN (vốn cũng sản xuất linh kiện và xuất khẩu sang Nhật Bản).

Tại Mỹ, thị trường này yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất theo hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ phải đạt quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm cơ khí, nâng cao tỷ lệ hài hòa các tiêu chuẩn quốc tế.

Doanh nghiệp cơ khí Việt khi xuất khẩu vào Mỹ cũng cần đảm bảo chuỗi cung ứng. Theo ông Hùng: “Đã có công ty muốn đặt thiết bị điện tử gia dụng từ Việt Nam, nhưng họ còn quan tâm đến khả năng chủ động chip của doanh nghiệp Việt là bao nhiêu %, phải nhập khẩu chip từ nguồn nào…”.

Tin liên quan

Đó là yêu cầu khách quan từ thị trường xuất khẩu. Còn nhìn từ phía Việt Nam, thực tế "sức khỏe" của các doanh nghiệp cơ khí nội địa vẫn còn nhiều “lỗ hổng” chưa được khắc phục, ở hiện tại hay về lâu dài, đây sẽ là khúc gỗ ngáng chân các doanh nghiệp trên con đường tiến ra thị trường quốc tế.

Chia sẻ tại hội nghị giao ban, ông Nguyễn Chỉ Sáng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho biết, hiện nay năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí nội địa còn yếu.

"Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu đến từ việc nhân công giá rẻ. Trong khi đó so với thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, ngoài có nhân công giá rẻ, họ còn có tính chuyên môn hóa cao”, ông Sáng nhận định.

Doanh nghiệp cũng phải nhập một số vật tư không sẵn có từ thị trường Trung Quốc, điều này khiến doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường buộc phải giảm giá thành nhân công.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng chưa có các mặt hàng truyền thống, không có đại diện phân phối bán hàng ở nước ngoài, khả năng tận dụng thương mại điện tử còn kém...

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 26%

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 26%

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia mang về gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng

Campuchia mang về gần 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng

Theo Tổng cục hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), xuất khẩu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 19,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Kết nối doanh nghiệp là một trong những trọng tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt  - Trung

Kết nối doanh nghiệp là một trong những trọng tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt - Trung

Chiều 13/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Những mặt hàng tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc

Những mặt hàng tỷ USD xuất khẩu sang Trung Quốc

9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam có 10 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch trên một tỷ USD, trong đó có một mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD.
Thương mại gạo của Việt Nam tăng gần 30% trong 9 tháng

Thương mại gạo của Việt Nam tăng gần 30% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam với thế giới đạt 5,36 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 50 nhóm sản phẩm nông nghiệp nổi bật tại Triển lãm Việt - Trung

Hơn 50 nhóm sản phẩm nông nghiệp nổi bật tại Triển lãm Việt - Trung

16 doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá, trưng bày hơn 50 nhóm sản phẩm tiêu biểu của mình tại Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Địa phương nào dẫn đầu thương mại vùng ĐBSCL trong quý 3/2024?

Địa phương nào dẫn đầu thương mại vùng ĐBSCL trong quý 3/2024?

Quý 3/2024, tổng thương mại hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 11,1 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu cá tra thu về gần 1,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024

Với việc các thị trường phục hồi, kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận tăng 8% so với cùng kỳ, đạt 1,46 tỷ USD.
Hiệp hội gỗ nói gì về đề xuất hoãn thực thi EUDR của châu Âu

Hiệp hội gỗ nói gì về đề xuất hoãn thực thi EUDR của châu Âu

Trước đề xuất lùi thời hạn áp dụng EUDR thêm một năm của Ủy ban châu Âu, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đánh giá đây là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp Việt Nam cũng như các bên liên quan có thêm thời gian chuẩn bị, đặc biệt đối với các vấn đề mới nêu ra trong quy định.
Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Bốn mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD trong quý 3/2024

Quý 3/2024, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO), tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt 6,79 tỷ USD.
500 gian hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có mặt tại Hanoi Gitfshow 2024

500 gian hàng thủ công mỹ nghệ sẽ có mặt tại Hanoi Gitfshow 2024

Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 (Hanoi Giftshow 2024) dự kiến sẽ thu hút khoảng 12.000 khách tham quan với quy mô 450 – 500 gian hàng.
Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

Việt Nam nhập khẩu thịt từ những thị trường nào?

8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn một tỷ USD nhập khẩu thịt từ thế giới, trong đó 6 thị trường nhập khẩu lớn nhất lần lượt là Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc và Brazil.
Xuất khẩu máy móc, thiết bị điện của Campuchia giảm tới 34%

Xuất khẩu máy móc, thiết bị điện của Campuchia giảm tới 34%

8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng điện của Campuchia giảm tới 34,8% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vượt mốc 100 tỷ USD chỉ trong 9 tháng

Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vượt mốc 100 tỷ USD chỉ trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 105 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, là mức cao nhất trong 10 năm qua và lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD chỉ trong 3 quý đầu năm.
Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Việt Nam xuất siêu 8,8 tỷ USD trong quý 3/2024

Theo báo cáo của GSO công bố ngày 6/10, quý 3/2024 kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam đồng loạt tăng cao với lần lượt +15,8% và +17,2% YoY, đưa cán cân thương mại trong quý nghiêng về phía xuất siêu 8,8 tỷ USD.
Địa phương nào tại ĐBSCL có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhất?

Địa phương nào tại ĐBSCL có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhất?

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 97 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo thuộc 10 tỉnh, thành phố trong vùng.
Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

Giá xuất khẩu cà phê tăng tới 56% trong 9 tháng

9 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận tăng tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, nổi bật là cà phê khi tăng tới 56%.
Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Thái Lan khởi xướng chống bán phá giá thép không gỉ từ Việt Nam

Ngày 3/10, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu hơn 2,5 tỷ USD hàng hóa từ Thái Lan

Thương mại Việt Nam - Thái Lan trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt mức 13 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Việt Nam ghi nhận nhập siêu 2,56 tỷ USD từ thị trường này.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý 3/2024

Quý 3/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng gần 13%, lên mức 2,76 tỷ USD.
Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngành thép chiếm 30% số vụ phòng vệ thương mại nhằm vào hàng xuất khẩu Việt Nam

Trong tổng 259 vụ phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngành thép chiếm khoảng hơn 30% với 79 vụ.
Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Navico là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 sang Colombia

Chiếm 23% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, CTCP Nam Việt (Navico) trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 của Việt Nam sang Colombia.
Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

Dược phẩm là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Pháp

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Pháp đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Ba quốc gia chiếm gần 3/4 kim ngạch nhập khẩu của Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), 8 tháng đầu năm 2024, Campuchia chi 18,9 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ thế giới.
Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Khai mạc Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 29/9, Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc đã được khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn và Nam Việt tăng trưởng trái chiều

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, trong khi Nam Việt lại quay đầu giảm.
Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Thương mại nông sản nửa đầu tháng 9/2024 tăng gần 20%

Theo tính toán từ số liệu công bố của Tổng cục Hải quan, thương mại nông sản của Việt Nam và thế giới đạt 1,48 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Việt Nam là nguồn cung thủy sản quốc tế lớn thứ 3 của Trung Quốc

Nhóm 5 thị trường nước ngoài cung cấp thủy sản lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2024 lần lượt là Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ.
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga, Israel tăng trưởng 3 con số

Tháng 8/2024, cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu sang Israel, Nga ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch với mức tăng tới 3 con số.
Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Thương mại Campuchia với các nước RCEP tăng hơn 17% trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Campuchia với các thành viên Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 22,92 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm 62% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Hơn 380 doanh nghiệp tham gia triển lãm về máy móc, thiết bị dệt may và da giày

Ngày 25/9, Triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt và may Việt Nam – VTG 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.
Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc tăng gần 12% YoY

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu 1,85 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 851 triệu USD, giảm 6,4% về lượng nhưng lại tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sắp diễn ra hội chợ kinh tế, du lịch biên giới Việt - Trung 2024

Sự kiện dự kiến diễn ra từ 26/11 – 1/12/2024 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

Việt Nam xuất siêu 2,4 tỷ USD hàng hóa sang Philippines

8 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam - Philippines đạt 5,7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 2,41 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này.
Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tôm có tháng xuất khẩu cao nhất từ đầu năm

Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 404 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm