TPBank được chấp thuận tăng vốn thêm 6.199 tỷ đồng

NGÂN HÀNG TPBANK
18:03 - 25/05/2023
TPBank được chấp thuận tăng vốn thêm 6.199 tỷ đồng
0:00 / 0:00
0:00
Nguồn vốn tại TPBank đến từ lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022.

Theo thông tin tại Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) ngày 25/5, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank; mã: TPB) đã nhận được công văn của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận cho TPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa gần 6.199 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, HĐQT TPBank đã đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 22.016 tỷ đồng thông qua chia cổ tức tỷ lệ 39,19% bằng cổ phiếu. TPBank sẽ phát hành gần 619,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 39,19%. Thời gian phát hành dự kiến là trong năm 2023.

Nguồn vốn đến từ lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022.

Cũng tại đại hội, cổ đông ngân hàng đặt câu hỏi về lý do tỷ lệ tăng vốn điều lệ được HĐQT trình hiện tại là hơn 39%, tại sao không phải là 50% trong khi sức tăng của ngân hàng còn rất thoải mái, lợi nhuận giữ lại vẫn đủ?

Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank cho hay, việc đưa ra con số tỷ lệ tăng vốn này, HĐQT phải căn cứ vào khả năng của vốn chủ sở hữu của ngân hàng, phần vốn muốn tăng thêm lấy từ nguồn lợi nhuận để lại.

"Chúng tôi đã cân nhắc và cảm thấy mức 39% lên hơn 22.000 tỷ đồng là phù hợp. Chúng tôi không muốn tăng hết tất cả mà để lại một phần dự trữ. Đây là mức tăng khá cao bình thường các ngân hàng sẽ tăng vốn điều lệ khoảng dưới 20%", chủ tịch TPBank cho biết.

Với phần lợi nhuận để lại, có nhiều phương án phân phối như tăng vốn chủ, đầu tư. Ngân hàng này sẽ sử dụng lợi nhuận làm ra được để chia cho các cổ đông làm sao để phần còn lại đảm bảo ngân hàng hoạt động ổn định.

Cũng trong ngày 25/4, TPBank đã công bố Nghị quyết của HĐQT thông qua việc triển khai, góp vốn mua lại cổ phần của công ty con hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ.

TPBank đã có báo cáo cổ đông về việc tham gia tái cơ cấu Công ty Tài chính cổ phần Handico (HAFIC), nhưng theo phương án hỗ trợ, doanh nghiệp này tự phục hồi. Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN, khi các thủ tục hoàn tất, TPBank sẽ có thêm một công ty tài chính vào hệ sinh thái. Việc mua lại công ty quản lý quỹ, góp vốn vào công ty chứng khoán cũng hướng tới mục tiêu mở rộng hệ sinh thái tài chính cho TPBank.

Về tình hình kinh doanh tại ngân hàng này, quý 1/2023, TPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần sụt giảm 3,34% so với cùng kỳ, đạt gần 2.737 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 36%, đạt 695 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng "đột biến" tới 370% lên 151 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 3 đang ở mức 1,45%, tăng so với mức 0,84% hồi đầu năm.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên phiên giao dịch ngày 25/5, giá cổ phiếu TPB giảm 0,4% còn 23.400 đồng/ cổ phiếu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.