Vào tháng 5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phê chuẩn một phái đoàn để tham gia đàm phán gia nhập CPTPP. Ảnh: Reuters |
Reuters đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao New Zealand xác nhận rằng nước này đã nhận được yêu cầu gia nhập chính thức CPTPP từ Ukraine vào ngày 5/5. New Zealand đóng vai trò là nơi thực hiện các chức năng lưu trữ pháp lý cho quan hệ đối tác của CPTPP.
Người phát ngôn cho biết, các bước tiếp theo trong quy trình xét duyệt Ukraine gia nhập hiệp định sẽ do tất cả các thành viên CPTPP quyết định. Dự kiến các lãnh đạo CPTPP sẽ có cuộc họp tại thành phố Auckland, New Zealand vào ngày 16/7.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Shigeyuki Goto. Ảnh: Reuters |
Bình luận về việc Ukraine muốn gia nhập CPTPP, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Shigeyuki Goto ngày 7/7 cho biết, với tư cách là một thành viên hiệp định, Tokyo sẽ phải "đánh giá cẩn thận liệu Ukraine có đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thỏa thuận" về tiếp cận thị trường và các quy tắc có liên quan hay không.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết năm 2018, bao gồm 11 thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand và Peru. Vào ngày 31/3, Vương Quốc Anh thông báo nước này đã đạt được thỏa thuận tham gia CPTPP sau gần 2 năm đàm phán, trở thành quốc gia thành viên thứ 12 của
Vào tháng 9/2021, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Ngay sau đó, Đài Loan (Trung Quốc), Ecuador và Costa Rica cũng chính thức nộp đơn gia nhập. Năm 2022, một số nước khu vực châu Á khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Indonesia cũng bày tỏ mong muốn tham gia hiệp định này
Để tham gia hiệp định thương mại này, các nền kinh tế cần có sự chấp thuận của tất cả 12 thành viên.