Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để Thụy Sỹ mở rộng thị trường ASEAN

Hợp Tác thụy sỹ
20:56 - 24/04/2023
Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp song phương Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer, ngày 22/4.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan tiếp song phương Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ Christian Hofer, ngày 22/4.
0:00 / 0:00
0:00
Đây là khẳng định của Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan khi chia sẻ về tinh thần hợp tác với Thụy Sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là ở các lĩnh vực Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Bên lề Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, ngày 24/4, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan tiếp song phương Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ Christian Hofer.

Tại buổi đón tiếp, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Thụy Sỹ. Sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương phát triển tích cực trên các lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, kinh tế, hợp tác phát triển, khoa học - công nghệ. Thụy Sỹ hiện là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại châu Âu.

Với những biến đổi về khí hậu đang diễn ra, những nguy cơ đe dọa đến an ninh lương thực toàn cầu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trách nhiệm chung tay không phân biệt nước lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đông hay ít dân, mà phải có cùng chung trách nhiệm đối với thế giới.

“Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên cần tới những không gian mở mang tính toàn cầu, những liên minh, những sự kiện mang tính toàn cầu như thế này để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển của Việt Nam chúng tôi", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng đánh giá cao quan hệ kinh tế giữa hai nước đang phát triển tích cực, với kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt khoảng 806 triệu USD (trong đó xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản năm 2022 đạt 55 triệu USD).

Thụy Sỹ hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng đầu tư khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực, chế biến nông sản và còn nhiều dư địa tăng cường hợp tác.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan (phải) và Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ Christian Hofer.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan (phải) và Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ Christian Hofer.

"Tôi đề nghị phía Thụy Sỹ tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ các doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Thụy Sỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm. Việt Nam sẵn sàng trở thành cầu nối để Thụy Sỹ tiếp cận và mở rộng thị trường tại khu vực ASEAN”.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan

Phân tích rõ hơn về hướng hợp tác này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam có lợi thế về sản xuất và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam hiện đứng thứ 15 trên thế giới, năm 2022 đạt 53,22 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, thặng dư thương mại trên 8,5 tỷ USD. Việt Nam trở thành nguồn cung cho thị trường cà phê thế giới.

Đồng thời, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, có mức tăng trưởng kinh tế ổn định 6 - 7%/năm. Việt Nam cũng là cửa ngõ cho thị trường Đông Nam Á với 650 triệu dân, với nền kinh tế phát triển rất năng động.

Theo đại diện ngành nông nghiệp Việt Nam, việc đăng cai tổ chức “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững” lần này thể hiện rõ trách nhiệm và thương hiệu nông nghiệp Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế là nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Tiếp nhận các đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ Christian Hofer cho biết, những nội dung mà Bộ NN&PTNT Việt Nam đề cập đến là rất quan trọng. Đặc biệt là các yêu cầu về nền nông nghiệp bền vững không chỉ sản xuất đủ về số lượng mà còn sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng.

"Những đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng là sự phù hợp với định hướng phát triển của Thụy Sỹ. Thụy Sỹ có nhiều dự án để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Một khi Việt Nam đảm bảo được an ninh đầu tư, các nhà đầu tư sẽ tự tin, tin tưởng vào đầu tư tại Việt Nam, thúc đẩy cho sự phát triển của nền nông nghiệp của hai bên”, Bộ trưởng Christian Hofer khẳng định.

Lấy ví dụ về ngành hàng cà phê, Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sỹ cho biết, nước này nổi tiếng với cà phê, trong khi Việt Nam là vùng sản xuất cà phê trọng điểm trên thế giới. Thụy Sỹ mong muốn cà phê Việt Nam sẽ là đầu vào cho ngành sản xuất cà phê của nước này, nhất là cà phê nhân.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Vinhomes Royal Island khuynh đảo thị trường

Với việc ra mắt chính thức siêu phẩm Thành phố đảo Hoàng gia trên “chợ trực tuyến” Vinhomes Market, Vinhomes mở ra một hướng đi mới cho thị trường bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh giao dịch trực tuyến đang là xu hướng chủ đạo với mọi lĩnh vực.