Vietnam Report: Hòa Phát trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022

Thương hiệu Việt nAM
08:29 - 06/01/2023
Vietnam Report: Hòa Phát trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) và Top 10 Công ty uy tín các ngành dược, logistics, du lịch, vận tải hành khách, thức ăn chăn nuôi năm 2022.

Theo danh sách công bố vào chiều 5/1 của Vietnam Report, Top 10 trong Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022 gồm Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, CTCP Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Vingroup - CTCP, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, CTCP Đầu tư Thế giới Di động và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Ảnh: Vietnam Report

Ảnh: Vietnam Report

Ngoài ra, Vietnam Report cũng công bố Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong Top 500, với những cái tên có thể kể đến như CTCP Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Vingroup - CTCP, CTCP Đầu tư Thế giới Di động, CTCP Tập đoàn Masan, CTCP Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI…

Danh sách Top 10 doanh nghiệp tư nhân không có sự thay đổi nhiều khi 9/10 cái tên trong bảng xếp hạng vẫn là các đại diện của năm 2021. Tuy nhiên, đã có sự biến động về vị trí xếp hạng các doanh nghiệp, đặc biệt là ở Top 5.

Ảnh: Vietnam Report

Ảnh: Vietnam Report

Năm 2022, CTCP Tập đoàn Hòa Phát đã tăng liền 3 bậc và trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, thay cho vị trí thứ 4 vào năm trước. Hòa Phát cũng đã chiếm ngôi đầu bảng của Vingroups, đẩy doanh nghiệp này xuống vị trí thứ 2. Tương tự, CTCP Thế giới Di động cũng lùi 1 hạng xuống vị trí thứ 3. Trong khi CTCP Tập đoàn Massan tăng lên 1 hạng, đứng ngay sau Thế giới Di động. Còn CTCP Tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý DOJI ghi nhận lùi 2 hạng xuống hạng 5.

Nếu xét theo ngành, đứng đầu các công ty sản xuất dược uy tín năm 2022 là CTCP Dược Hậu Giang. Còn CTCP Vacxin Việt Nam được đánh giá là uy tín hàng đầu trong nhóm Công ty phân phối, kinh doanh dược phẩm; trang thiết bị, vật tư y tế.

Về ngành chăn nuôi, C.P. Việt Nam dẫn đầu trong Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2022. Theo sau lần lượt là Công ty TNHH De Heus, Công ty TNHH CJ Vina Agri và những cái tên quen thuộc khác

Với ngành du lịch, những doanh nghiệp quen thuộc cũng lọt Top 10 uy tín như CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel), Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, CTCP Dịch vụ Du lịch Bến Thành...

Đối với ngành logistics, nhóm ngành giao nhận vận tải quốc tế, kho bãi, dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4 ghi nhận những doanh nghiệp dẫn đầu gồm CTCP Giao nhận và Vận chuyển In Do Trần, CTCP Gemadept, CTCP Giao nhận Toàn cầu DHL (Việt Nam)…

Nhóm ngành vận tải hàng hóa gọi tên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí, CTCP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương…

Ngoài ra, sự kiện cũng vinh danh Top 50 Doanh nghiệp đạt doanh thu xuất sắc nhất Việt Nam, đồng thời duy trì được hiệu quả kinh doanh ổn định và bền vững trong suốt giai đoạn 2021 - 2022. Trong đó, Top 5 bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hoà Phát, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Vingroup.

Tại sự kiện, đại diện ban tổ chức, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report, ghi nhận trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp VNR500 và Top 10 công ty uy tín các ngành trọng điểm đã giữ vững được vị thế và vai trò là đầu tàu của nền kinh tế đất nước, với những chiến lược hiệu quả và tiến bước trong số hóa và đổi mới tư duy quản trị; thể hiện bản lĩnh và sức chống chịu mạnh mẽ để từng bước vượt qua đại dịch, khôi phục vững chắc hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cũng tại đây, Vietnam Report đã giới thiệu cuốn báo cáo song ngữ Sách trắng Kinh tế Việt Nam 2023 với chủ đề “Tái thiết để tăng trưởng.”

Bên cạnh những tổng kết về thành quả đã đạt được trong năm 2022, báo cáo còn tập hợp quan điểm của các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp về chính sách kinh tế cũng như bài học kinh nghiệm để vượt qua khó khăn trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, đồng thời đề cập đến một số dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2023.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: Quách Sơn.

9 nhóm hàng đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 1,04%

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn rơi vào tháng 2/2024 đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, cùng với đó, giá gạo, giá xăng dầu, giá gas tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 1,04% so với tháng trước.